Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng dịch vụ chính xác nhất hiện nay
Theo dõi work247 tạiViệc sử dụng các dịch vụ hiện nay đã trở thành nhu cầu thiết yếu không chỉ với cá nhân mà với cả các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Khác với những công việc kinh doanh khác, sản phẩm đến tay là có thể thanh toán, song kinh doanh dịch vụ lại không có sản phẩm là hàng hóa cụ thể. Vì vậy bắt buộc họ phải cần đến hợp đồng để có thể ràng nhất về những thỏa thuận cung cấp dịch vụ và thanh toán giữa hai bên. Vậy thế nào là một mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Khái quát về hợp đồng dịch vụ
1.1. Mẫu hợp đồng dịch vụ là gì?
Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng được sử dụng cho việc kinh doanh dịch vụ và cung cấp dịch vụ hiện nay của các doanh nghiệp, đơn vị. Nó là sự thỏa thuận giữa hai bên: cung cấp dịch vụ và hưởng dịch vụ sao cho cả hai bên đều nhận được quyền lợi trên tinh thần công bằng, thống nhất và đúng pháp luật. Trên thực tế hợp đồng dịch vụ đã có từ rất lâu trước đó, trong lịch sử phát triển từ khi có cái gọi là dịch vụ, người ta đã thấy được các khế ước, giao kèo mặc dù không tồn tại dưới hình thức hợp đồng song nó vẫn là tiền đề của các mẫu hợp đồng dịch vụ hiện nay. Và cho đến nay, hợp đồng dịch vụ đã trở thành một loại văn bản thông dụng, mà thậm chí là bắt buộc phải có đối với các thương nhân đang làm trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay, trong đó có thể kể đến các loại hình dịch vụ như: mạng internet, truyền hình cáp, dịch vụ văn phòng, dịch vụ pháp lý, …
1.2. Chức năng của hợp đồng dịch vụ
Như đã nói ở ngay phần đầu tiên, kinh doanh dịch vụ có phần khó quản lý về cung cấp và thanh toán hơn các lĩnh vực kinh doanh khác. Bởi lẽ sản phẩm dịch vụ là thứ không thể cầm nắm và nhìn thấy, cho nên không thể thực hiện việc cung cấp sản phẩm ngay và thanh toán. Không những thế đặc tính “vô hình” của sản phẩm dịch vụ bắt buộc phải cần đến những mô tả và quy định rõ ràng về nguồn cung để có thể tạo lòng tin sử dụng của khách hàng. Mà điều này bắt buộc phải được viết lại đầy đủ “giấy trắng mực đen” bằng cái gọi là hợp đồng. Dịch vụ thông thường có giá trị về thời gian cả về thời gian cung cấp dịch vụ lẫn thời gian sử dụng dịch vụ. Chính vì vậy giá trị của nó không thể cố định ở một con số mà bắt buộc phải thông qua một khoảng thời gian chính xác để định giá. Ở đây, hợp đồng dịch vụ sẽ tiếp tục thể hiện chức năng của mình trong việc thỏa thuận được việc thanh toán dịch vụ chính xác và thuận tiện rất với cả hai bên.
Xem thêm: Hợp đồng dân sự là gì? Các thông tin phải biết trước khi ký?
1.3. Căn cứ pháp lý của hợp đồng dịch vụ
Mặc dù với mỗi loại mẫu hợp đồng dịch vụ sẽ có những cách viết và điều lệ khác nhau, song nó đều dựa trên căn cứ về pháp lý để xây dựng. Mẫu hợp đồng dịch vụ chuẩn nhất hiện nay được thực hiện theo quy định bởi Bộ Tư pháp, quy định rõ trong Luật Thương mại 2024 và Luật dân sự 2024. Bên cạnh đó, Hợp đồng dịch cũng được dựa trên các quy định riêng của chính các doanh nghiệp, công ty dịch vụ cung cấp đó. Bằng cách này, mẫu hợp đồng sẽ vừa đảm bảo được giá trị pháp lý trước pháp luật vừa đảm bảo được sự tuân thủ những điều lệ đặc trưng của công ty đó.
2. Các đặc trưng của mẫu hợp đồng dịch vụ
2.1. Hình thức hợp đồng
Về hình thức hợp đồng dịch vụ cũng như các loại hợp đồng khác, nó được xây dựng bằng văn bản rõ ràng. Tuy nhiên trước khi soạn thảo mẫu hợp đồng này, nó có thể được thỏa thuận bằng lời nói, email, thông qua các buổi đàm phán, trao đổi và thương lượng. Hợp đồng dịch vụ nhìn chung có thể đánh giá là có thể thức đơn giản hơn nhiều loại hợp đồng khác nhưng lại là loại hợp đồng mà tồn tại nhiều thỏa thuận nhất vì dịch vụ vốn là thứ không thể định rõ chất lượng hay quy chuẩn về sự thỏa mãn. Vì vậy nó cần được thương lượng thống nhất cụ thể giữa 2 bên trước khi được xác lập bằng hành vi trên văn bản pháp luật (hợp đồng dịch vụ).
2.2. Chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ hay nói cách khác là bên xây dựng hợp đồng cũng chính là đối tượng cung cấp dịch vụ. Ở đây, theo điều lệ của Luật thương mại 2024 thì chủ thể hợp đồng dịch vụ sẽ là các doanh nghiệp, công ty, cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước hay tư nhân có kinh doanh về dịch vụ ở các lĩnh vực. Theo đó, đại diện của các chủ thể trên hợp đồng sẽ là người đứng đầu của cơ quan đó, người thừa hưởng và chịu toàn bộ trách nhiệm về doanh nghiệp trên các văn bản pháp lý. Đó có thể là CEO, Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Co-founder, … Lưu ý chủ thể của hợp đồng dịch vụ bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trước đó và được quyền hoạt động thương mại trên đúng khu vực đã đăng ký.
2.3. Đối tượng hợp đồng
Đối tượng trên hợp đồng dịch vụ đó là loại hình dịch vụ mà bên chủ thể cung cấp. Cụ thể đó là các công việc mà bên công ty dịch vụ (bên A) phải làm cho bên B của mình (ở đây bên B là các khách hàng, những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty đó, có thể là cá nhân hoặc một tổ chức khác, …). Những công việc đó phải được thực hiện trên tinh thần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn trong phạm vi thực hiện của công ty (bao gồm về nhân lực, trí lực và loại hình dịch vụ kinh doanh). Đặc biệt đối tượng trên loại hợp đồng này phải là các hoạt động được Nhà nước, pháp luật cho phép và không trái với luân thường đạo lý, đạo đức con người. Một ví dụ khác về trường hợp đặc biệt đó là khi hoạt động dịch vụ đó tạm thời bị ngưng theo chỉ đạo của Chính phủ, thì đối tượng hợp đồng dịch vụ đó cũng sẽ không được xem xét.
3. Các nội dung cần có trên hợp đồng dịch vụ
Một hợp đồng bao giờ cũng luôn cần đến 4 phần: thứ nhất đó là Quốc hiệu, tiêu ngữ; tên hợp đồng; nội dung thỏa thuận; chữ ký hai bên. Hợp đồng dịch vụ cũng vậy, điểm khác biệt duy nhất đó là ở tên của loại hợp đồng, các bạn bắt buộc phải ghi rõ loại hợp đồng dịch vụ đó là gì. Ví dụ: Hợp đồng Dịch vụ Pháp lý, … Tiếp đó là phần nội dung bên dưới, các bạn sẽ cần đảm bảo nêu chi tiết các phần cụ thể sau:
3.1. Thông tin của bên A và bên B
Trước hết là phần thông tin của bên A là công ty cung cấp dịch vụ, các bạn cần nêu rõ các thông tin sau: tên công ty, tên người đại diện, chức vụ, địa chỉ nơi ở, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại liên lạc, số tài khoản doanh nghiệp, số tài khoản cá nhân. Tiếp theo phần thông tin của bên B là khách hàng sử dụng dịch vụ các bạn cũng ghi các thông tin tương tự như của bên A nếu bên B là một tổ chức, doanh nghiệp, còn nếu bên B là cá nhân thì chỉ cần ghi các phần: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, có thể kèm theo số chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân khác. Những phần này cần được ghi rõ để thuận tiện cho việc liên lạc khi xảy ra các thắc mắc và quan trọng nhất là đảm bảo giá trị pháp lý trước pháp luật.
3.2. Nội dung dịch vụ
Thứ hai là phần nội dung dịch vụ hay chính là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Tại đây các bạn sẽ mô tả chi tiết loại hình dịch vụ, cách thức cung cấp dịch vụ của bên mình để cho khách hàng hiểu rõ. Phần này không đơn giản chỉ là nêu tên loại dịch vụ mà còn cần phải cho thấy rõ cụ thể hoạt động dịch vụ đó như thế nào, phạm vi ra sao, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ, cam kết về chất lượng dịch vụ của bên A và thời hạn sử dụng dịch vụ của bên B. Đặc biệt với loại hợp đồng dịch vụ pháp lý, các bạn còn phải nêu rõ sự vụ sự việc của khách hàng tại đây để bên A có thể chắc chắn về vấn đề để cung cấp cách giải quyết thỏa đáng.
3.3. Chi phí và phương thức thanh toán
Thứ ba, một phần khá là quan trọng trên mẫu hợp đồng dịch vụ đó là chi phí, giá trị hợp đồng và phương thức để thanh toán. Như đã nói ở đầu bài, giá trị của dịch vụ gần như không có niêm yết cụ thể và dựa theo thời gian, vì vậy trên hợp đồng dịch vụ cũng sẽ đưa ra đơn vị chi phí theo từng mốc thời gian hay một cột mốc nào đó về sự hoàn thành dịch vụ. Ví dụ chi phí dịch vụ trong một tháng, mỗi ngày, hoặc chi phí đến khi nào thành công, … Chi phí dịch vụ bao gồm tiền công, chi phí thực hiện, thuế và các khoản phí khác. Bên cạnh đó phần này cũng nêu luôn cả cách thức thanh toán, có thể là thanh toán 100%, đặt cọc hay các hình thức thanh toán khác mà 2 bên đã thỏa thuận với nhau.
Xem thêm: Cách viết hóa đơn theo hợp đồng năm 2024 các bạn đã biết chưa?
3.4. Quyền và nghĩa vụ hai bên
Ở phần thứ tư này, hợp đồng dịch vụ sẽ cần phải ghi rõ quyền lợi được hưởng cũng như nghĩa vụ phải làm của cả hai bên đối với nhau trên tinh thần tự nguyện và nhất trí. Thông thường những điều này sẽ được chính công ty dịch vụ đó thảo sẵn, và khách hàng có quyền đồng ý hoặc không để có thể bắt đầu việc cung cấp dịch vụ. Song, trong vài trường hợp khác thì phần này cần được thỏa thuận và thương lượng giữa hai bên mới đi đến các điều khoản về quyền và nghĩa vụ cụ thể. Nhìn chung, quyền quan trọng nhất của bên A sẽ là được nhận thù lao theo đúng thỏa thuận và được phép đề nghị bên B giúp đỡ để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ, tuy nhiên bên A cũng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những dịch vụ đó trong thời hạn cho phép. Ngược lại sẽ là trách nhiệm và quyền của bên B.
Trên đây là những điều cần biết về hợp đồng dịch vụ chuẩn nhất hiện nay. Các bạn có thể hoàn toàn tự xây dựng mẫu hợp đồng dịch vụ của mình theo những hướng dẫn bên trên, hoặc cũng có thể tải sẵn dưới đây.
Mẫu hợp đồng dịch vụ timviec365com.doc
1929 0