Mẫu hợp đồng giao khoán công việc chuẩn xác và mới nhất
Theo dõi work247 tạiTrong thời đại kinh tế phát triển nhanh tới chóng mặt cũng như nền kinh tế trí thức được khuyến khích nhiều hơn, nhu cầu thành lập doanh nghiệp đang gia tăng, kéo theo những nhu cầu khác như giao khoán công việc. Do đó, để có thể giao khoán công việc hợp pháp, bạn cần phải thực hiện giao kết hợp đồng giao khoán công việc theo mẫu chuẩn xác nhất 2020 dưới đây.
1. Hợp đồng giao khoán công việc là gì?
Hợp đồng giao khoán công việc là văn bản quan trọng và cần thiết được thiết lập và thực hiện bởi bên giao khoán và bên nhận giao khoán bao gồm toàn bộ các điều kiện và trách nhiệm hai bên đối với công việc được bàn giao lại, những điều khoản này được ghi chép trên hợp đồng đúng với sự thỏa thuận và thống nhất của hai bên.
Mục đích của việc tạo mẫu hợp đồng giao khoán công việc là để xác định rõ về số lượng công việc hoặc nội dung cụ thể, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Đây cũng là cơ sở để bên nhận giao khoán được hưởng chi phí thanh toán do bên giao khoán thanh toán cho.
2. Làm sao để lập được nội dung của hợp đồng giao khoán công việc?
Để thiết lập được một hợp đồng giao khoán công việc, bạn trước hết cần phải xác định cho mình những yếu tố sau:
2.1. Bên giao khoán (bên A)
Bên giao khoán là tổ chức với tư cách là bên tạo ra công việc, việc làm, số lượng công việc khoán và có nhu cầu bàn giao lại cho một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. Bên giao khoán là những doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, hoạt động kinh doanh không dính vào pháp luật, không bị kháng cáo, luôn tuân thủ nghiêm chỉnh theo pháp luật và được thừa hưởng tài sản công việc hợp pháp.
2.2. Bên nhận giao khoán (bên B)
Bên nhận giao khoán là những cá nhân hoặc tập thể, nhóm, tổ chức được giao khoán cho và có nghĩa vụ, trách nhiệm hoàn thành các công việc được giao khoán. Bên nhận giao khoán phải là một công dân, làm việc và chịu sự quản lý của doanh nghiệp đó hoặc là những tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp có cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Những thông thường, bên nhận giao khoán thường là những người có chức quyền và làm ở các vị trí như giám đốc, phó giảm đốc, quản lí,… nằm quyền điều hành và quản lý công việc hoặc là những cá nhân kinh doanh tự chủ.
3. Các điều khoản trong hợp đồng
Bên cạnh các điều khoản giao khoán công việc trong hợp đồng thì hai bên tham gia cần phải khai báo thông tin chi tiết:
- Bên giao khoán: mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, người đại diện kèm chức vụ (đối với doanh nghiệp)
- Bên nhận giao khoán: số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ
Hai bên cùng đồng ý sau khi thỏa thuận và đi tới thống nhất các điều khoản dưới đây:
3.1. Nội dung công việc giao khoán
Bên nhận giao khoán (bên B) thực hiện các công việc được bên giao khoán (bên A) giao phó và bàn giao cho, do đó cần phải có trách nhiệm hoàn thành một cách tốt nhất có thể
Nội dung công việc phải được ghi rõ ràng, nếu có số lượng kèm theo đề nghị bên giao khoán công việc phải nêu rõ ràng và cụ thế hết sức có thể.
3.2. Nơi làm việc giao khoán
Trong thông tin mà bên A tức bên giao khoán đã khai, địa chỉ doanh nghiệp đã được ghi rõ. Tuy nhiên, bên nhận giao khoán cũng nên tìm hiểu rõ liệu bên giao khoán có thật sự đang hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đó không hay đó là công ty ma,… và tìm hiểu qua các hàng xóm xung quanh để tránh bị lừa đảo. Nơi làm việc giao khoán thường là địa chỉ tại bên A cung cấp.
Đối tượng mà bên nhận giao khoán là những ai? Đó có thể là bất kì ai, nhưng thường là các cửa hàng, trung tâm có cung ứng dịch vụ và hoạt động, làm ăn hpwj pháp, không dính vào tệ nạn và pháp luật để tránh gây phiền toái. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ xuất thân từ đâu. Bên giao khoán cũng vậy, khai rõ thông tin bản thân trong hợp đồng giao khoán công việc.
3.3. Thời gian làm việc
Thời gian làm việc giao khoán công việc phụ thuộc vào yêu cầu của bên giao khoán cũng như sự thỏa thuận giữa hai bên.
Thời gian làm việc cần được nêu rõ cụ thể thời điểm, ngày giờ hết hạn để tránh gây nhầm lẫn cũng như xung đột xảy ra sau này.
3.4. Lương khoán và nghĩa vụ thuế
Tiền lương khoán cần phải dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và cũng cần được nêu rõ cả bằng con số và chữ. Bên cạnh đó, nghĩa vụ thuế cũng cần nêu cụ thể trong hợp đồng giao khoán công việc nhưng thường bên A sẽ có nghĩa vụ phải chi trả tiền thuế cho bên B và nêu rõ yêu cầu thời hạn cho bên B biết về chế độ nhận lương.
Phương thức thanh toán cũng tương tự như vậy. Hai bên có thể tự thỏa thuận và đi tới hình thức thanh toán tiền lương khoán đơn giản và hiệu quả nhất như chuyển khoản,…
3.5. Quyền và nghĩa vụ giữa hai bên
Quyền và nghĩa vụ giữa hai bên phụ thuộc vào sự mong muốn của hai bên và sự thỏa thuận hợp lí nhất.
Các quyền và nghĩa vụ này sẽ tuân theo các quy định của pháp luật và hai bên đi tới thống nhất nhằm đảm bảo lợi ích công bằng cho hai bên. Bên giao khoán sẽ có nghĩa vụ thanh toán hết các chi phí cho bên nhận giao khoán và ngược lại, bên nhận giao khoán sẽ có nghĩa vụ thực hiện các công việc được giao khoán theo chính xác hợp đồng đã nêu ra. Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng, bên còn lại sẽ có quyền kiện tòa và đền bù hợp đồng một khi chữ kĩ đã được hình thành trên hợp đồng giao khoán công việc.
3.6. Các điều khoản chung
Hợp đồng cần phải được nêu rõ là thời hạn và hiệu lực bắt đầu từ khi nào, cũng như những bạn copy, bản dịch cần được thiết lập bao nhiêu? Ai nắm giữ bản hợp đồng giao khoán công việc,…?
4. Một số lưu ý đối với mẫu hợp đồng giao khoán công việc
4.1. Phông chữ
Hợp đồng giao khoán công việc có thể soạn thảo dưới dạng viết tay hoặc đánh máy tùy thuộc vào hai bên, chủ yếu là dựa vào bên giao khoán. Đối với đánh máy, phông chữ cần to, rõ ràng, đơn giản nhất (thường sử dụng cỡ chữ chuẩn là 14 và font Times New Roman). Còn đối với viết tay, cỡ chữ cũng phải tương đương, không viết hoa lá, cầu kì và rối mắt tránh cho đối tượng không đọc được.
4.2. Màu chữ
Màu chữ trong hợp đồng giao khoán công việc nên là màu đen (đối với đánh máy), còn viết tay có thể là xanh hoặc đen. Tránh màu chữ đỏ hay các màu nhạt, chói mắt, khó đọc như cam, hồng,…
4.3. Cách trình bày
- Trình bày rõ ràng, cụ thể, chi tiết (đặc biệt là phần thông tin và các quyền, nghĩa vụ) để tôn trọng hai bên.
- Mẫu hợp đồng giao khoán công việc thường được trình bày như sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
+ Ngày tháng năm
+ Tên hợp đồng, số hiệu: Hợp đồng khoán việc/ số…
+ Thông tin hai bên: bên giao khoán và bên nhận giao khoán
+ Các điều khoản hợp đồng khoán việc
+ Chữ kí hai bên: đại diện bên A và đại diện bên B
Bản hợp đồng giao khoán công việc có thể sao chép thành hai bản và có thể được sử dụng các loại ngôn ngữ khác, mỗi bên giữ một bản và được sử dụng làm căn cứ cho sau khi công việc kết thúc.
Hợp đồng giao khoán công việc trước khi hai bên kí kết cần được đọc kĩ để tránh trường hợp cãi vã, bất đồng giữa hai bên, đồng thời bên nhận giao khoán cũng tránh các trường hợp lừa đảo.
Hợp đồng giao khoán công việc cần được ghi chép và đánh máy một cách cụ thể, ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu nhất. Đặc biệt, nó phải là một bản hợp đồng hợp pháp.
5. Tác dụng của hợp đồng giao khoán công việc
5.1. Giá trị về pháp lí
Hợp đồng giao khoán công việc từ trước tới nay luôn phải tuân theo các quy định và điều khoản của pháp luật. Do đó, nó mang giá trị về mặt pháp lí. Để hoàn thiện được một hợp đồng, cả hai bên giao khoán và thuê đều cần tìm hiểu về pháp luật của Việt Nam để có thể nắm bắt rõ được quy định và những quyền lợi mình được hưởng khi giao khoán công việc cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. Một hợp đồng có giá trị về mặt pháp lí là hợp đồng dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thống nhất của hai bên.
5.2. Đảm bảo quyền lợi của hai bên
Một hợp đồng giao khoán công việc thụ lí hợp pháp được gây dựng để đảm bảo quyền lợi giữa hai bên. Bên giao khoán có thể tìm kiếm các cá nhân, tổ chức để thực hiện các công việc được giao phó và phân công. Bên nhận giao phó sẽ có quyền lợi được hưởng tiền thanh toán chi phí nhằm thu về lợi nhuận kinh doanh. Quyền lợi giữa hai bên được phân minh rõ ràng và được đảm bảo rõ ràng, minh bạch để hai bên không xảy ra tranh chấp, cãi vã và kiện tụng. Muốn để trường hợp này không xảy ra, có nghĩa là giữa hai bên có thể chấm dứt hợp đồng giao khoán công việc một cách bình đẳng, vui vẻ thì ngay từ lúc thỏa thuận cần phải trao đổi, thống nhất một cách rõ ràng và cụ thể. Sau đó, khi hợp đồng giao khoán công việc đã được kí kết, tức là hợp đồng đã được hình thành và khi đó, giữa hai bên sẽ cần phải tuân thủ và chịu trách nhiệm với những gì mình đã kí trong hợp đồng giao khoán công việc.
Các bạn có thể tự trình bày mẫu hợp đồng này theo hướng dẫn ở trên, hoặc cũng có thể download sẵn có trên mạng. Tại đây chúng tôi cũng có sẵn một số mẫu hợp đồng giao khoán công việc mới nhất 2024 để phục vụ cho bạn.
mau-hop-dong-giao-khoan-cong-viec-2024-1.doc
mau-hop-dong-giao-khoan-cong-viec-2024-2.doc.doc
mau-hop-dong-giao-khoan-cong-viec-2024-3.doc.docx
Trên đây là các lưu ý và cách tạo một mẫu hợp đồng giao khoán công việc mà bạn có thể tham khảo cũng như mẫu hợp đồng giao khoán công việc chi tiết nhất. Bài viết Mẫu hợp đồng giao khoán công việc chuẩn xác và mới nhất năm 2024 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các độc giả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ. Chúc các bạn thành công!
3907 0