Giới thiệu rõ nét về bảng đánh giá công việc mới nhất hiện nay
Theo dõi work247 tạiBảng đánh giá công việc có lẽ là một khái niệm quá đỗi quen thuộc đối với những nhân viên đi làm, đặc biệt là những quản trị nhân sự hành chính sẽ phụ trách công việc này. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thông tin về bảng đánh giá công việc.
1. Bảng đánh giá công việc là gì?
Có lẽ nhiều người đã biết tới bảng đánh giá công việc. Vậy, nó có nghĩa là gì? Bảng đánh giá công việc là khái niệm dùng để chỉ những biểu mẫu, phiếu điền được thiết lập dùng để đánh giá năng lực và thái độ làm việc của hệ thống nhân sự. Đây là loại biểu mẫu được ứng dụng rất phổ biến và cần thiết tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính để nắm rõ được tình trạng công việc của các nhân viên của mình.
Các bạn hãy theo dõi tiếp để biết khi nào sử dụng bảng đánh giá công việc cũng như nơi áp dụng thể loại bảng này nhé!
1.1. Bảng đánh giá công việc được sử dụng khi nào?
Bảng đánh giá công việc được hiểu như là một công cụ với mục đích để đánh giá chuyên sâu và cụ thể về mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân nhân viên là cán bộ, công nhân viên làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp để các nhà quản lý có thể nắm rõ được tình trạng và tiến độ làm việc của hệ thống nhân sự của mình. Từ đây, các nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục các nhược điểm, đồng thời đề xuất các chiến lược phát triển nhân lực và nâng cao hiệu quả năng suất lao động.
Vi vậy, bảng đánh giá công việc được sử dụng dành cho các nhân viên tùy theo yêu cầu và tiến độ công việc của các doanh nghiệp. Một số các thời điểm mà bảng đánh giá công việc thường được áp dụng như sau:
Bảng đánh giá công việc được sử dụng vào cuối mỗi tháng: mặc dù thường được ít dùng vì hạn chế lượng thời gian và số lượng các nhân viên trong môt doanh nghiệp nên hầu như bảng đánh giá công việc ít khi được triển khai vào cuối mỗi tháng. Một phần bên cạnh đó, bât kì chiến lược nào cũng cần thời gian để thử nghiệm, tiêu tốn và đánh giá được hiệu quả, dẫn đến việc thay đổi nhân lực vào mỗi tháng sẽ mang đến rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ.
Bảng đánh giá công việc được sử dụng vào cuối mỗi quý: bảng đánh giá công việc thường chủ yếu được dùng vào cuối mỗi quý, tức kết thúc 3 tháng. Đây là thời điểm để đánh giá năng lực, thái độ và sự ham học hỏi của nhân viên một cách dễ dàng nhất cũng như 3 tháng là thời gian thích hợp để biết được chiến lược đó có hợp lí hay không.
Bảng đánh giá công việc được sử dụng vào cuối mỗi năm: mặc dù có phần hạn chế hơn nhưng việc đánh giá nhân viên qua bảng đánh giá công việc sẽ góp phần mang đến cho các doanh nghiệp những bài toán về chiến lược mới phù hợp hơn, tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn và bắt đầu một năm mới.
1.2. Bảng đánh giá công việc được sử dụng ở đâu?
Tương tự như bảng chấm công dành cho quý vị, bảng đánh giá hiệu suất là công cụ phổ biến được sử dụng ở nhiều doanh nghiệp. Bởi quy mô cũng như hệ thống nhân sự tại các doanh nghiệp rất lớn và nhiều phòng, ban, nhóm, đội. Do đó, để có thể kiểm soát chặt chẽ được năng suất lao động của các cá nhân, tập thể, phòng ban thì doanh nghiệp cần phải có bảng đánh giá công việc để đánh giá được tình trạng nhân viên của mình một cách chính xác nhất. Mặt khác, việc thực hiện các bảng đánh giá công việc là tuân thủ theo đúng pháp luật được quy định.
2. Đối tượng áp dụng cho bảng đánh giá công việc
2.1. Đối tượng chính
Đối tượng chính áp dụng cho các bảng đánh giá công việc là nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp được quy định theo quy định của công ty và tất cả các nhân viên đều có nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ. Các đối tượng này phần lớn đều phải tự giác hoàn thành biểu mẫu đánh giá công việc theo sự phân bổ của các doanh nghiệp và dựa trên sự thật 100%. Bất kỳ sự dối trá, lừa lọc nào và sai lệch về thông tin đều có thể bị lộ và bạn sẽ có nguy cơ bị khai trừ khỏi công ty.
Bảng mẫu đánh giá công việc được thiếp lập dành cho các doanh nghiệp phải tự triển khai trong hệ thống nội bộ, và sau đó các nhà quản lý, lãnh đạo cấp trên sẽ thu thập và đánh giá được tình trạng của nhân viên mình trên 1 số các tiêu chí sau:
- Thông tin cá nhân
- Mức lương
- Mức độ hài lòng
- Chấp hành nội quy
- Quan hệ đồng nghiệp và các quan hệ khác trong doanh nghiệp
- Công việc
- Kỹ năng tiếp nhận và mong muốn học hỏi
Việc làm khách sạn - nhà hàng
2.2. Những bộ phận khác
Bên cạnh các đối tượng chính mà bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ bản đánh giá công việc thì đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cần thiết lập định hướng nền văn hóa doanh nghiệp thì cần phải thu thập ý kiến, sự đánh giá chung từ phía nhân viên để đưa ra được các chiến lược phát triển và duy trì những mặt tích cực tiếp tục, nhằm mang lại bộ mặt và các giá trị lợi ích cho doanh nghiệp. Vì dụ như một số bộ phần cũng cần phải thực hiện biểu mẫu đánh giá công việc như: các nhân viên văn phòng, quản lý cấp trên,…
2.3. Người nhận các bảng đánh giá công việc
Với một vai trò quan trọng như vậy, bảng đánh giá công việc không chỉ cần thiết ở mức độ tự đánh giá mà nó còn là cơ sở để lãnh đạo cấp cao hơn có thể xét duyệt năng lực của bạn. Dĩ nhiên bảng đáng giá công việc sẽ được trình lên cho lãnh đạo cấp cao hơn hoặc bộ phận quản lý nhân sự phụ trách. Khi người các bảng đánh giá công việc này sẽ gồm có 3 khâu quan trọng:
- Thứ nhất đó là xác nhận các thông tin bên trên là đúng
- Thứ hai đó là nhận xét quá trình làm việc đó
- Thứ ba là đề nghị hoặc đề xuất tăng giảm lương, thưởng, …
Vì vậy mà các bảng đánh giá công việc này dù là trong bất kỳ lĩnh vực doanh nghiệp nào đều cần thiết và phải có sự đánh giá chính xác từ một bên khách quan.
3. Tại sao nên dùng bảng đánh giá công việc?
3.1. Đánh giá cá nhân, tập thể
Bảng đánh giá công việc được sinh ra với mục đich gì? Nghe cái tên đã cảm thấy được công dụng chính của các bản đánh giá công việc đó là nhìn nhận, đánh giá sự nỗ lực và hiệu quả trong công việc mà các doanh nghiệp phải làm đối với nhân viên của mình. Thông thường bảng đánh giá này được lập sau khi kết thúc một kế hoạch, một dự án hay cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm làm việc. Cho nên nó còn là một bảng tổng kết về sự cống hiến của bạn. Từ đây, các doanh nghiệp hay cụ thể là những nhà quản lý có thể xem xét được nhân viên đó có nên thường hay phạt, có nên giữ lại hay sa thải, có nên tăng lương hay giữ nguyên,…
Không chỉ vậy nó còn mang tính chất tự kiểm điểm và tự đánh giá. Nhờ vậy nó nâng cao được sự ý thức về trách nhiệm cũng như năng lực của bản thân người đó, tạo điểm nghỉ cho mỗi người có thể nhìn nhận về bản thân, những gì đã đang làm được và chưa làm được. Thông qua đó, chính bản thân người đó còn nhận ra được mình có phù hợp với công việc này hay không.
3.2. Tìm ra những hạn chế
Mặt khác, sử dụng bảng đánh giá công việc còn đảm bảo quyền lợi cho nhân viên nói riêng và lợi ích chung của doanh nghiệp nói chung. Việc sử dụng bảng đánh giá công việc sẽ tìm ra được cụ thể các lỗi lầm, hạn chế, điểm tiêu cực của doanh nghiệp đó, và cụ thể hơn chính là nằm ở các nhân viên sở hữu các yếu tố kéo sự phát triển của doanh nghiệp xuống, qua đó có các biện pháp khắc phục các hạn chế được nêu ra phía trên.
Một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi ắt hẳn sẽ biết thế nào là hợp lí và từ những hạn chế tồn tại ở nhân viên thì họ cần phải đề xuất được các chiến lược, giải pháp để có thể th lại lợi ích tốt nhất, cao nhất cho doanh nghiệp.
3.3. Mang đến quyền lợi cho nhân viên
Bên cạnh các mục đích của bảng đánh giá công việc được nhắc đến phía trên thì bảng đánh giá công việc này còn giúp cho các nhân viên nằm rõ được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có hướng khắc phục những điểm chưa tốt và có biện pháp phát huy các mặt tốt của chính mình. Từ đó, nhân viên sẽ đặt ra mục tiêu phấn đấu hơn, nỗ lực hơn, cố gắng hơn và trau dồi bản thân nhiều hơn.
4. Bảng đánh giá công việc trình bày như thế nào?
Bảng đánh giá công việc cũng tương tự các biểu mẫu khác ở một số điểm tiêu biểu, tuy nhiên ở đây chúng tôi sẽ nêu rõ hơn về bảng đánh giá này.
4.1. Bảng đánh giá công việc bao gồm những gì?
Bảng đánh giá công việc bao gồm các nhân tố chi tiết sau:
- Họ tên nhân viên, vị trí, phòng ban
- Các nội dung đánh giá bao gồm: chấp hành quy định, quan hệ, công việc và kỹ năng
- Các cột tự đánh giá mức độ cho từng mục nhỏ (kết quả đánh giá)
- Ghi chú
- Ô xác nhận của người giám sát/ quản lý
- Phần đánh giá chấm điểm của lãnh đạo cấp trên
4.2. Cách trình bày bảng đánh giá công việc
Họ tên: họ và tên đầy đủ của các cán bộ, công nhân viên – những người có trách nhiệm điền đầy đủ bảng đánh giá công việc
Vị trí và phòng ban: nơi mà nhân viên hiện đang làm cho doanh nghiệp để nhận dạng nhân viên cho dễ dàng
Tên mẫu chứng từ: bảng đánh giá công việc (cụ thể nếu là làm trong nhà hàng sẽ là bảng đánh giá nhân viên nhà hàng)
Các hàng nội dung gồm: chấp hành quy định (tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động; tuân thủ quy chế làm việc của nhà hàng); quan hệ (cấp dưới – cấp trên, đồng nghiệp, chăm sóc khách hàng, giải quyết yêu cầu của khách hàng); công việc (tinh thần hợp tác, sự nhiệt huyết, tính kỷ luật, sự hiểu rõ về công việc được giao, hiểu biết về sản phẩm, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, kiến thức chuyên môn, thao tác thực hiện,…); kỹ năng (giao tiếp, làm việc nhóm);…
Các cột đánh giá mức độ gồm: xuất sắc, khá, trung bình, kém
Ghi chú kèm theo
Các nhân viên sẽ tự chấm điểm cho bản thân trên thang mức độ và sau đó sẽ được các quản lý đánh giá và chấm lại.
4.3. Lưu ý khi lập bảng đánh giá công việc
Không được để xảy ra tình trạng thiên vị, đánh giá không công bằng, không đánh giá nhân viên dựa trên cảm xúc trực quan, phải đánh giá dựa trên thực tế, khách quan. Điều này sẽ khiến cho các nhân viên phải nể phục bạn, yêu quý bạn về khả năng quản lý nhân sự cũng như không gây mất đoàn kết giữa nội bộ hệ thống nhân sự do những điều tiếng và sự thiên vị gây ra
Người quản lý phải có chứng kiến, lập trường rõ ràng và không được để người khác tác động đến quyết định của mình. Tuyệt đối không được thay đổi sau khi cảm thấy sai, vì vậy trước khi đánh giá hãy xem xét thật kĩ càng và chu đáo
Người quản lý không được đánh đồng lỗi lầm kì trước với kì này của nhân viên lại làm một, không được đánh giá phiến diện và từ một chiều. Muốn làm được vậy, các nhà quản lý nhân sự phải theo dõi một cách sát sao đội ngũ nhân viên của mình.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ thế nào là bảng đánh giá công việc. Với nhịp sống và làm việc hối hả như hiện nay, để có thể phát triển được thì rất cần những sự đánh giá từ người khác và từ chính bản thân mình!
1313 0