Cách xây dựng mẫu KPI cho nhân viên marketing đạt hiệu quả cao

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Để đo lượng hiệu quả trong công việc, người ta thường đánh giá thông qua việc hoàn thành KPI đã đề ra hay không. Với ngành nghề marketing mang rất nhiều quyết định quan trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vậy KPI của các nhân viên ngành này sẽ như thế nào hãy cùng work247.vn tìm hiểu về mẫu KPI cho nhân viên marketing.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên marketing như thế nào?

KPI là ký hiệu đã không còn xa lạ gì đối với các bộ phận, phòng ban trong các công ty ngày nay, nhưng có nhiều người không hiểu rõ bản chất của ký hiệu này, cũng có người lạm dụng KPI để chèn ép công việc. Đặc biệt với một ngành rất quan trọng trong doanh nghiệp như marketing cần đo lường, tính toán việc hoàn thành KPI để tối đa hóa hiệu quả trong việc làm marketing.

Mẫu KPI cho nhân viên marketing
Mẫu KPI cho nhân viên marketing

1.1. Định nghĩa về KPI

KPI là tên viết tắt của từ Key Performance Indicator, được hiểu là chỉ số đo lường hiệu suất. Đây là chỉ số để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả vận hành của từng ban, từng bộ phận để thấy được mục tiêu của họ đang thực hiện được đến đâu. Mỗi phòng ban sẽ có những công việc cũng như chức năng riêng nên KPI sẽ có sự khác nhau.

Một số định nghĩa về KPI dưới đây chúng ta có thể tham khảo:

Theo từ điển Oxford: KPI là thước đo để định lượng sự thành công của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân…. trong việc đáp ứng các mục tiêu, hiệu suất đã được đề ra.

Theo từ điển của Macmillan: KPI là một phương thức đo lường cho sự hiệu quả của doanh nghiệp trên con đường hướng đến mục tiêu.

Theo Investopedia: KPI là tập hợp các thước đo để doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả sự vận hàng của toàn doanh nghiệp trong thời gian xác định.

Định nghĩa về KPI
Định nghĩa về KPI

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi là một nhân viên sale marketing là gì?

1.2. Các chỉ số tính KPI cho nhân viên marketing

1.2.1. Chỉ số Leads

Chỉ số Leads là thuật ngữ để chỉ những người đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Lead chính là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Cần thường xuyên đánh giá chỉ số này để xem xét hiệu quả của các chiến dịch marketing, cân nhắc các mục tiêu trong các kế hoạch tiếp theo.

1.2.2. Chỉ số ROI

ROI viết tắt của từ Return On Investment, đây là chỉ số đánh giá lợi nhuận đầu tư với công thức tính:

ROI = (Doanh thu - chi phí) / Chi phí

Chỉ số ROI cho biết được tỉ số giữa lợi nhuận và chi phí bán ra, áp dụng trong marketing để có thể đánh giá được ngân sách cho các hoạt động và xem xét mức sinh lời.

1.2.3. Chỉ số TLV

Đây là chỉ số thể hiện giá trị trọn đời của khách hàng để doanh nghiệp có thể đo lường mức doanh thu mà khách hàng có thể đem lại.

1.2.4. Chỉ số COCA

Đây là chỉ số để đánh giá chi phí marketing cho các chiến lược, về nhân lực, quảng cáo, truyền thông….

1.2.5 Chỉ số SEO

Đây là chỉ số thể hiện lượng truy cập trên website, từ khóa tìm kiếm của khách hàng, tỉ lệ chuyển đổi.

Các chỉ số tính KPI cho nhân viên marketing
Các chỉ số tính KPI cho nhân viên marketing

1.3. Xây dựng mẫu KPI

1.3.1. Tính thực tế và khả thi

Để xây dựng được mẫu KPI cho nhân viên marketing, cần phải quan tâm đến những vấn đề về thực tế như nguồn nhân lực, kinh phí để có thể đảm bảo được những kế hoạch, mục tiêu đều có tính khả thi.

Giả sử như doanh nghiệp có nhân lực và kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn mong muốn tổ chức những chiến dịch marketing quá lớn thì có thể đã đi quá khả năng của doanh nghiệp, bên cạnh đấy thì nhân viên cũng bị ép một cách nặng nề và với nguồn nhân lực ít thì không thể đảm bảo được cho việc hiệu quả của các phần công việc.

Bên cạnh về nguồn lực của doanh nghiệp, khi xây dựng KPI cũng phải xem xét nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

1.3.2. Chiến lược lâu dài

Để đảm bảo cho việc vận hành của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của bộ phận marketing thì không thể thiếu đi các chiến lược dài hạn. 

Doanh nghiệp có thể đưa ra các mục tiêu ngắn hạn nhưng vẫn phải dựa trên mục đích. Vì vậy, có một chiến lược lâu dài cũng như có được kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.3. Xây dựng phương pháp đo lượng hiệu quả

Để việc thực hiện các chiến dịch marketing mang lại hiệu quả cao nhất, cần cụ thể hóa và đo lường để đánh giá một cách chính xác nhất về hiệu quả của công việc. Từ đó mà doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh để kiểm soát các hoạt động.

1.3.4. Kiểm tra lại tần suất

Việc kiểm tra lại các hoạt động là vô cùng quan trọng và cần thiết trong các hoạt động marketing, vì môi trường luôn biến động và nhu cầu khách hàng ngày một thay đổi. Sự kiểm soát chặt chẽ có thể giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong các quyết định để có thể đáp ứng phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Xây dựng mẫu KPI
Xây dựng mẫu KPI

2. Các tiêu chí đánh giá KPI cho nhân viên marketing

2.1. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng là tỷ lệ mà ở đó doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ nhận biết của sản phẩm, thương hiệu và lượng người mua hàng. Tỷ lệ này cho thấy mối quan hệ của hai yếu tố trên và trả lời câu hỏi về khách hàng từ nhận biết sang mua hàng là bao nhiêu với công thức:

Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượt chuyển đổi / Số lượng người xem

Tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng được đo lường bằng các chỉ tiêu chính:

- Lượng truy cập website

- Lượng người mở email

- Các yêu cầu hỗ trợ: nhắn tin, gọi điện

- Số lượng mua hàng

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng

2.2. Chi phí chuyển đổi cho khách hàng

Chi phí này được doanh nghiệp xem xét trên các chỉ tiêu về bán hàng cần thiết bao gồm các chi phí về quảng cáo, gọi điện, tiền lương, hoa hồng và rất nhiều các chi phí liên quan khác. Mục đích của việc tính toán này là để doanh nghiệp đo lường chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng tiềm năng.

Chi phí cho mỗi khách hàng chuyển đổi = Chi phí của hoạt động chiến dịch/ Tổng số khách hàng có được sau chiến dịch đó.

Xem thêm: Tìm hiểu Marketing Leader là gì? Các điều cần chú ý khi làm Marketing

2.3. Tỷ lệ chuyển đổi sang Landing Page

Landing Page là một trang nội dung như một trang web thường thấy nhưng nó chỉ tập trung vào  một nội dung nhất định, nó được thể hiện đồng nhất trên giao diện.

Tỷ lệ chuyển đổi sang Landing Page
Tỷ lệ chuyển đổi sang Landing Page

Nhờ lượt click vào giao diện này mà người quản lý có thể đánh giá được mức độ quan tâm cũng như sự hấp dẫn của Landing Page. Để có được hiệu quả từ trang chính này, cần phải lưu ý các vấn đề:

- Nội dung giao diện: Không chỉ cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản mà ở đây là nơi thúc giục khách hàng để họ cung cấp thông tin mà đội ngũ tư vấn gọi điện, chăm lại, chuyển đổi từ khách hàng có quan tâm thành khách hàng tiềm năng.

- Bố cục giao diện phải rõ ràng, đẹp mắt.

- Landing Page phải làm nổi bật các CTA (call to action) để khách hàng có thể nhìn thấy và bị thu hút khách hàng bấm vào.

- Thêm các dẫn chứng, trải nghiệm thực tế từ khách hàng để tăng mức độ tin tưởng.

2.4. Tăng lượng truy cập trên các nền tảng Social Media

Hiện nay mạng xã hội ngày càng phát triển với nhiều kênh mới và nhiều trải nghiệm khác nhau, vì vậy đây là nơi chứa lượng người sử dụng vô cùng lớn. Tuy nhiên nếu không kiểm soát được thì việc sử dụng các mạng xã hội khá trôi nổi. Có một số yếu tố để xác định và kiểm soát hiệu quả của kênh này. 

- Số lượng khách hàng qua mỗi kênh mà doanh nghiệp, cá nhân sử dụng

- Tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng ở mỗi kênh

- Lượng traffic ở mỗi kênh như thế nào.

Có một số mẹo có thể làm tăng lượng truy cập trên các nền tảng Social Media: Ghim các bài đăng, sử dụng Chatbox để tiếp cận và phản hồi khách hàng nhanh chóng, sử dụng các hình ảnh thu hút, các tiêu đề có thế kéo chân khách hàng nhìn thấy ở lại….

KPI được cho là một chỉ số để đo lượng khá hiệu quả cho việc vận hành của doanh nghiệp. Work247.vn tin rằng bạn cũng nắm được cách xây dựng mẫu KPI cho nhân viên marketing và có thể vận hành nó một cách tốt nhất.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem537 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT