Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
Theo dõi work247 tạiKhi doanh nghiệp muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhân viên, bên cạnh biên bản thanh lý nghỉ việc, mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng là một trong những thủ tục bắt buộc cần chuẩn bị. Bạn cần chuẩn bị mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm viết biểu mẫu này, ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng chuẩn xác nhất, cùng tham khảo ngay nhé!
1. Giới thiệu khái quát về mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
1.1. Khái niệm mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu các thông tin quan trọng về cách viết mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng, đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động bạn nhé.
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp phải đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng với nhân viên, bên cạnh nguyên nhân người lao động không đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo thỏa thuận ban đầu còn có thể là rất nhiều nguyên nhân khác ở phía doanh nghiệp như: Gặp khó khăn về tài chính hay bắt buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cải cách nhân sự…
Vậy chấm dứt hợp đồng là hình thức kết thúc các thỏa thuận mà hai bên sử dụng lao động và người lao động đã thống nhất với nhau trong hợp đồng lao động. Biểu mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng có vai trò giúp như một bản thông báo của doanh nghiệp gửi đến nhân viên về quyết định cho thôi việc cũng như các chính sách cụ thể về mốc thời gian cùng các khoản phí thanh toán hợp đồng.
1.2. Các thủ tục cần thiết khi quyết định chấm dứt hợp đồng
Trong quá trình công tác, nếu một cá nhân không hoàn thành công việc hoặc vi phạm những quy chuẩn đã được đặt ra theo thỏa thuận ban đầu trên hợp đồng lao động, doanh nghiệp sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với cá nhân đó. Tuy nhiên, để có thể thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp không chỉ phải đảm bảo đưa ra lí do chính đáng mà còn phải tuân thủ theo khoản thời gian báo trước theo quy định của bộ Luật Lao Động.
Dưới đây là các thông tin về điều 47 Bộ Luật Lao Động cụ thể quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- Báo trước ít nhất là 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời han
- Báo trước ít nhất là 30 ngày đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn
- Báo trước ít nhất là 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc nhân sự thực hiện một công việc nhất định và hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng
- Báo trước ít nhất là 15 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động đã xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải đưa ra thông báo cho người lao động thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể bằng văn bản có dấu
- Trong thời hạn 7 ngày tính từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên sử dụng lao động cũng như bên lao động cần có trách nhiệm thanh toán cho đối phương đầy đủ các chi phí liên quan đến quyền lợi đã được thỏa thuận trước đó. Trường hợp hai bên chưa đưa ra được thống nhất cuối cùng, thời hạn có thể kéo dài trong phạm vi tối đa 30 ngày.
- Trong quá trình hoàn thành thủ tục quyết định chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ các giấy tờ quan trọng như sổ bảo hiểm xã hội hay các giấy tờ công chứng đã thu của người lao động trong quá trình ký kết hợp đồng lao động.
- Trường hợp đơn vị sử dụng lao động bị giải thể hay phá sản thì các chi phí phải trả cho người lao động đã ký kết theo thỏa ước lao động như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… có thể được ưu tiên thanh toán
2. Các nội dung quan trọng trong mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Hiện nay bạn có thể tìm kiếm biểu mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có sẵn tại rất nhiều nguồn trên internet, tuy nhiên thực tế là không phải nguồn thông tin nào cũng sẽ đảm bảo tính chuẩn xác. Làm thế nào để có thể viết mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng chuẩn-chỉnh nhất, cụ thể biểu mẫu này bao gồm những nội dung thế nào, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay những thông tin dưới đây bạn nhé!
Dưới đây là một số nội dung cụ thể bắt buộc phải có trong mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa danh, ngày tháng năm làm biểu mẫu
- Quyết định v/v chấm dứt hợp đồng
- Giám đốc/ tổng giám đốc công ty … (tên công ty)
- Kính gửi ông/ bà (tên người lao động doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng)
- Căn cứ:
+ Căn cứ theo Bộ Luật Lao Động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 20….;
+ Căn cứ theo hợp đồng lao động số … của công ty đối với ông/bà
Theo Quyết định xử lý vi phạm/bản án số của ………, Ông Nguyễn Văn A sẽ được xử lý như sau
+ Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.
- Quyết định:
+ Điều 1: Nay ban giám đốc công ty … ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà… kể từ thời điểm…, là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng…
Lý do đưa ra quyết định cho nghỉ việc: Hết hạn hợp đồng lao động/ trong quá trình công tác ông/bà không hoàn thành các thỏa thuận đã kí kết ban đầu/ bị xử lý hoặc vi phạm quy tắc
+ Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của ông/bà… được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động
+ Điều 3: Các ông/bà trường phỏng Tổ chức và Nhân sự, trưởng các phòng ban liên quan và ông/bà (tên người lao động bị ra quyết định chấm dứt hợp đồng) căn cứ quyết định thi hành
- Lời đề nghị đối với người lao động
Trước khi hoàn thiện thủ tục chấm dứt hợp đồng, người lao động cần có nghĩa vụ bàn giao đầy đủ toàn bộ số tài sản, hồ sơ cũng như các công việc đã và đang thực hiện cho phòng… tiếp nhận công việc.
Công ty đề nghị người lao động cần chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật cũng như tuân thủ theo hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
Trân trọng!
- Nơi nhận:
+ Cá nhân ông/bà (tên người lao động bị ra quyết định chấm dứt hợp đồng)
+ Công đoàn công ty
+ Phòng tài chính và nhân sự
– Phòng hành chính và nhân sự
– P21 (Đăng tin);
– Lưu VP, HS ông/bà( tên người sử dụng lao động ra quyết định chấm dứt hợp đồng)
3. Một số lưu ý quan trọng khi viết mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng
Làm thế nào để chắc chắn rằng mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng của bạn hoàn toàn không vi phạm các quy định nào về pháp luật, nắm vững các lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể trình bày biểu mẫu này một cách chuẩn xác.
3.1. Các trường hợp doanh nghiệp được phép ra quyết định thôi việc
Trước khi bắt tay vào việc chuẩn bị biểu mẫu, người sử dụng lao động cần nắm vững các quy tắc được phép đơn phương cho người lao động nghỉ việc.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng chủ sở hữu doanh nghiệp cần nắm vững:
- Trong quá trình lao động nếu người lao động thường xuyên không hoàn thành khối lượng công việc đã được thỏa thuận theo hợp đồng lao động trước đó thì người sử dụng lao động hoàn toàn có thể sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với trường hợp này, người sử dụng lao động phải đảm bảo tuân theo những quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Ngoài ra, quyết định chấm dứt hợp đồng cần được tham khảo qua ýk iến của các tổ chức đại điện tập thể lao động để có cơ sở đánh giá chính xác.
- Trường hợp người lao động kí kết hợp đồng lao động theo mùa vụ đã quá thời hạn hợp đồng lao động
- Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn và bắt buộc phải trải qua điều trị từ 6 tháng tháng liên tục mà không thể thực hiện lao động, người sở hữu lao động có thể đơn phương đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với lí do ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Các trường hợp doanh nghiệp không được phép đưa ra quyết định thôi việc
Bên cạnh các trường hợp chủ sở hữu lao động được phép ra quyết định đơn phương nghỉ việc đối với người lao động, dưới đây là một số trường hợp mà doanh nghiệp không được phép ra quyết định thôi việc. Đây là các lưu ý hết sức quan trọng mà bất kì chủ doanh nghiệp nào cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ để tránh việc đưa ra hợp đồng vi phạm các điều luật của bộ Lao Động.
Dưới đây là một số trường hợp doanh nghiệp không được phép đưa ra quyết định thôi việc đối với người lao động:
- Người lao động đang bị ốm đau hoặc tai nạn đang thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
- Người lao động đang nghỉ hàng năm: Căn cứ theo điều 113 bộ luật Lao Độg, người lao động thực hiện làm việc đủ 12 tháng có quyền được hưởng nguyên lương được cam kết trong hợp đồng lao động. Các mốc thời gian cụ thể với chế độ nghỉ hàng năm là:
+ Người lao động trong điều kiện bình thường được phép nghỉ tối đa 12 ngày làm việc
+ Đối với người lao động chưa thành niên, người lao động thuộc đối tượng chưa thành niên hoặc thực hiện những công việc có tính chất nguy hiểm được phép nghỉ tối đa 14 ngày làm việc
+ Đối với người lao động làm việc trong các lĩnh vực đặc biệt độc hại và nguy hiểm được phép nghỉ tối đa 16 ngày làm việc
+ Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày được phép nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng đã tham gia lao động. Ví dụ bạn đã nhân viên đã làm việc được 6 tháng, số ngày nghỉ phép tương đương của bạn tối đa sẽ là 6 ngày.
- Người lao động đang thực hiện nghỉ việc riêng đã được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Một số lí do người lao động có thể sử dụng để nghỉ được phép đó là: Kết hôn, nghỉ đẻ, người thân mất, người thân kết hôn…
- Người lao động là nữ đang mang thai và đang thực hiện nghỉ thai sản
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về cách viết biểu mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn đọc đã nắm bắt được cách viết cụ thể biểu mẫu này. Đừng quên truy cập work247.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ những bí kíp hữu ích khác được chia sẻ với bạn đọc mỗi ngày.
2624 0