Mâu thuẫn là gì? Vai trò, phân loại, biện pháp giải quyết mâu thuẫn
Theo dõi work247 tạiTrong cuộc sống, chúng ta gặp phải rất nhiều trường hợp gây mâu thuẫn với đủ mọi vấn đề xảy ra, trong đó mâu thuẫn luôn luôn là những tác nhân tạo ra những quan hệ bất hòa trong từng cá nhân, tập thể và có ảnh hưởng tới chất lương cuộc sống và các mối quan hệ. Tìm hiểu mâu thuẫn là gì cùng những vấn đề xoay quanh nó.
1. Giải đáp ý nghĩa của mâu thuẫn là gì?
Để hiểu rõ ý nghĩa của từ mâu thuẫn thì chúng ta cần phân tích mâu thuẫn trong nhiều trường hợp và căn cứ vào nhiều khía cạnh giải thích khác nhau. Những chia sẻ dưới đây của work247.vn sẽ giúp các bạn hiểu kỹ hơn về ý nghĩa của từ mâu thuẫn.
1.1. Mâu thuẫn là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt giải nghĩa thì bản thân từ “mâu thuẫn” mang nhiều trạng thái khác nhau, trong đó:
- Mâu thuẫn là danh từ với ý nghĩa chỉ tình trạng xung đột.
- Mâu thuẫn là tính từ với ý nghĩa cụ thể là chối chọi với nhau, không hòa thuận.
- Mâu thuẫn là động từ với ý nghĩa là xung đột.
Tùy vào từng hoàn cảnh, ngữ cảnh giao tiếp và tính chất sự việc mà chúng ta có thể hiểu mâu thuẫn cụ thể theo từng ý nghĩa khác nhau.
Trong tiếng Anh, từ mâu thuẫn được viết là Conflict, ý nghĩa của từ mâu thuẫn còn được hiểu là quá trình mà một cá nhân hay tập thể nhận ra được quyền lợi của họ đã bị tác động và bị ảnh hưởng vởi một cá nhân/tập thể khác.
Từ mẫu thuẫn được sử dụng trong các ngữ cảnh nói để chỉ những trạng thái mang tính chất đối lập, có sự bất hòa trong vấn đề, có sự xung đột xảy ra giữa các bên có liên quan tới lợi ích với nhau. Theo đó mâu thuẫn trong trường hợp này được hiểu theo các ý nghĩa dữ dội và mang tính chất gay gắt.
Một cách giải thích khác của mâu thuẫn trong triết học, chúng ta có thể khái quát về định nghĩa của mẫu thuẫn như sau:
- Mâu thuẫn có sự bao hàm cả sự thống nhất cùng với sự đấu tranh trong tất cả những mặt đối lập nhau. Khi có sự đấu tranh như vậy thì sẽ khiến cho các mâu thuẫn cũ bị dần đi và hình thành các mâu thuẫn mói.
Với những giải thích và định nghĩa của mâu thuẫn trên đây thì hy vọng chúng ta đã hiểu rõ hơn về mẫu thuẫn là gì. Đó là khái niệm của mâu thuẫn, vậy thì những thông tin sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh mâu thuẫn.
Tuyển dụng: Việc làm Kế toán - Kiểm toán
1.2. Vai trò quan trọng của mâu thuẫn
Mâu thuẫn có vai trò chính là nguồn gốc đồng thời là động lực của quá trình sự vật sự việc được biến đổi và phát triển.
Trong đó, đối với quá trình viến đổi và phát triển thì mâu thuẫn chính là yếu tố biến đổi nhiều thứ, xảy ra những xung đột từ bên trong và bên ngoài, từ những vấn đề chủ yếu cho tới những vấn đề thứ yếu... Trong mâu thuẫn có tính thống nhất giữa những mặt đối lập, chính tính thống nhất này đã giúp cho sự vật và hiện tượng duy trì được sự ổn định.
Bên cạnh đó, sự đối lập trong mâu thuẫn cũng góp phần giúp cho sự vật, hiện tượng có thể chuyển thành những sự vật và hiện tượng khác, đó chính là sự phát triển.
Xem thêm: Việc làm Nhân viên kinh doanh
2. Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn không chỉ nguyên bản là một loại, một vấn đề mà mâu thuẫn còn được hiện diện ở nhiều loại khác nhau. Với mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng và tạo nên nét riêng của chúng. Phân loại mâu thuẫn giúp cho co người có thể định hình cụ thể về mâu thuẫn trong đời sống, nhận diện được các vấn đề của bản thân đang gặp phải.
Cùng work247.vn tìm hiểu về từng loại của mâu thuẫn nhé:
2.1. Mâu thuẫn xảy ra bên trong mỗi người
Mâu thuẫn khi xảy ra ở bên trong mỗi người thì thường là sự mâu thuẫn giữa những “nhiệm vụ” mà cá nhân đó nhận được đối với “khả năng” thực hiện được nhiệm vụ đó của cá nhân đó.
Đối với loại mâu thuẫn này thường xảy ra khi những yêu cầu nhiệm vụ có phần không hợp lý đối với khả năng của các cá nhân, ví dụ như người đó phải hoàn thành KPI bài viết trong ngày nhưng cũng phải thực hiện các công việc khác như làm việc với nhiều bên khác để giải quyết các vấn đề khác.
Không chỉ vậy, mâu thuẫn xảy ra bên trong cá nhân mỗi người có thể làm mâu thuẫn về khả năng của chính mình, thường con người gặp phải những vấn đề khó giải quyết, trong tâm trí họ có những phương án mà không biết nên chọn phương án nào, mỗi phương án đều có những cách giải quyết phù hợp rất khó lựa chọn, khiến cho họ cảm thấy mâu thuẫn.
2.2. Mâu thuẫn giữa các yêu cầu và nhu cầu của từng cá nhân
Rất nhiều người trong số chúng ta đã từng gặp phải trường hợp mâu thuẫn với những nhu cầu của cá nhân trng nhiều trường hợp. Con người có rất nhiều nhu cầu cơ bản, nhưng khi mà những nhu cầu đó lẽ ra được thỏa mãn thì lại cần phải ưu tiên thực hiện những công việc khác, dẫn tới những sự mâu thuẫn xảy ra trong tâm tưởng của họ.
Việc đấu tranh giữa những nhu cầu của cá nhân cần được đáp ứng và những nhiệm vụ được giao cần phải thực hiện sẽ bị quá tải nếu như cơ thể phải làm việc quá nhiều, dành công sức vào làm việc quá sức hoặc là cá nhân đó có sự không hài lòng về chính công việc của họ đang làm.
Nếu như các nhu cầu của bản thân bị hoãn lại trong trường hợp cá nhân người đó cũng không muốn sẽ gây ra những áp lực công việc, dẫn tới những mâu thuẫn, những câu hỏi được đặt ra về sự lựa chọn công việc này là đúng hay sai...
2.3. Mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau
Với loại mâu thuẫn giữa các cá nhân thì thường xuyên xảy ra trong cùng tập thể, xảy ra do việc phân phối về các nguồn lực phục vụ cho công việc bị hạn chế như các vật tư thiết bị, nguồn vốn... Mẫu thuẫn có thể nảy sinh khi có sự chệnh lệch về lợi ích, chênh lệch về những nhiệm vụ giữa các cá nhân và việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của bản thân.
Không chỉ vậy, các cá nhân có sự mâu thuẫn với nhau khi giữa họ có sự bất đồng về quan điểm trong công việc và khi đánh giá về một vấn đề nào đó, đánh giá về những quyền lợi mà các cá nhân được hưởng.
2.4. Mâu thuẫn giữa những cá nhân và nhóm
Một cá nhân có thể mâu thuẫn với một hoặc nhiều nhóm, điều này xảy ra do có sự khác biệt về quan điểm hoặc là những lợi ích một cách không phù hợp. Chẳng hạn như trong một tập thể đưa ra ý kiến thì hầu hết các cá nhân đều cùng quan điểm, chỉ có một hoặc một vài người có quan điểm khác.
Như vậy, việc xuất hiện quan điểm khác nhau giữa cá nhân và nhóm sẽ gây ra hiện tượng các cá nhân và nhóm có sự mâu thuẫn.
2.5. Mẫu thuẫn nhóm với nhóm
Không chỉ có cá nhân mâu thuẫn với nhóm mà giữa các nhóm có thể mâu thuẫn với nhau, trong một tập thể có nhiều nhóm, có thể giữa các nhóm sẽ cùng bàn luận về một vấn đề và có những nhóm đồng quan điểm, nhưng có những nhóm không cùng quan điểm. Chính vì thế mà các nhóm có thể xảy ra những mâu thuẫn về ý kiến với nhau.
Sự mâu thuẫn giữa nhóm với nhóm xảy ra có thể là do sự phân công công việc và nhiệm vụ không hợp lý, không có sự tôn trong giữa các cá nhân với nhau, hoặc là có sự khác nhau về mục tiêu công việc.
3. Hướng dẫn cách để giải quyết mâu thuẫn
Khi có mâu thuẫn xảy ra thì sẽ có những ảnh hưởng cụ thể tới công việc, các cá nhân và tập thể cần phải tiến hành giải quyết các mâu thuẫn đó sớm tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Những cách giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra sẽ được chia sẻ đầy đủ dưới đây:
3.1. Những phương án để giải quyết các mâu thuẫn
Trong tập thể sẽ xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, cá nhân mỗi người đều cần phải có khả năng để giải quyết mâu thuẫn, đồng thời nếu là những người lãnh đạo thì lại càng cần phải có kỹ năng để giải quyết mâu thuẫn trong tập thể, giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau...
- Giải quyết mâu thuẫn bằng áp chế: Phương pháp này bản chất là sử dụng tính chất của thắng thua để áp đảo, bên nào có nhiều khả năng thắng hơn thì sẽ được giành phần thắng, đồng thời cũng sẽ có được lực lượng ủng hộ khá lớn, điều đó là thuận lợi cho việc áp đảo đối với phía thiểu số.
Phương pháp này thực sự dễ dàng để có thể áp dụng, tuy nhiên lại khó có thể làm hài lòng tất cả hai phía, đặc biệt là để áp dụng về lâu về dài sẽ gặp những khó khăn.
- Giải quyết mâu thuẫn bằng cách thỏa hiệp: bản chất của phương án này chính là mỗi bên đều nhưỡng nhịn một phần, từ bỏ sự khăng khăn nhất mực dành phần đúng về mình, cả hai bên đều phải nhìn nhận lại vấn đề để có thể giữ được sự ổn định và bình yên cho một tập thể.
Phương án này được sử dụng khi mà tập thể nảy sinh mâu thuẫn do có những bất đồng liên quan tới lợi ích. Tuy nhiên, phương án thỏa hiệp cũng chỉ mang tính chất tạm thời, không ai sẽ từ bỏ đi lợi ích của mình liên tục được, chính vì vậy họ sẽ không thỏa hiệp mãi, ở những lần sau thì họ sẽ phải tìm cách để dành được những chiến thắng về phần mình.
Doanh nghiệp sẽ giải quyết xung đột khi mà cả hai bên không thể bàn bạc với nhau, cần phải lãnh đạo của doanh nghiệp đứng ra để giải quyết bằng cách áp dụng phương pháp thỏa hiệp.
- Giải quyết mâu thuẫn bằng sự thống nhất: phương án này là phương án mà các bên mâu thuẫn đều muốn áp dụng. Phương án này được áp dụng dựa vào tiền đề xác định vấn đề gây mâu thuẫn của cả hai bên có giá trị, có sự đóng góp tích cực cho doanh nghiệp để tạo nên sự phát triển chung cho cả tập thể.
3.2. Các biện pháp giải quyết mâu thuẫn
Để giải quyết mâu thuẫn trong tập thể, giữa các cá nhân với nhau... thì không phải là điều đơn giản có thể giải quyết trong gang tấc mà cần thời gian để áp dụng các biện pháp và nhận thấy hiệu quả trong giải quyết mâu thuẫn.
- Biện pháp thuyết phục: Người giải quyết mâu thuẫn sẽ áp dụng việc tác động bằng lời nói, đưa ra các căn cứ để trò chuyên với mỗi bên xảy ra mâu thuẫn, phân tích và diễn giải ra những vấn đề, những tác hại mà họ có thể phải chịu do những mâu thuẫn của họ gây ra đối với tập thể chung.
- Áp dung biện pháp hành chính: Nếu như đã áp dụng viện pháp thuyết phục mà không có tác dụng thay đổi thì doanh nghiệp/người giải quyết xung đột cần chuyển hướng sang áp dụng biện pháp hành chính. Doanh nghiệp sẽ có quyết định chuyển công tác đối với một cá nhân hay một vài cá nhân trong tập thể sang một cơ quan/đơn vị/bộ phận khác.
Như thế, những thông tin được cung cấp đầy đủ trên đây sẽ giúp mọi người biết được mâu thuẫn là gì và những cách để giải quyết mẫu thuẫn sao cho hiệu quả.
17382 0