Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng với mục tiêu ngắn hạn của Kế toán

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

CV Kế toán luôn luôn được coi là một công cụ không thể thiếu giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc ngành Kế toán. CV xin việc được đầu tư có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Một trong những đề mục giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng đó là mục tiêu ngắn hạn của Kế toán trong CV. Vậy cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV Kế toán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những gì bạn cần biết về mục tiêu ngắn hạn của Kế toán

Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán, cùng với mục tiêu dài hạn, có vị trí tại ngay phần đầu tiên của CV xin việc ngành Kế toán. Đây thường là vị trí dành cho những thông tin ngắn gọn, súc tích, có tính truyền tải thông điệp cao nhằm tạo ấn tượng ban đầu đối với nhà tuyển dụng. Tuy vậy có vẻ như nhiều bạn ứng viên chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp Kế toán nói chung và mục tiêu ngắn hạn nói riêng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mục tiêu ngắn hạn nghề Kế toán ngay sau đây nhé!

Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán có tính truyền tải thông điệp cao
Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán có tính truyền tải thông điệp cao

1.1. Hiểu đúng về mục tiêu ngắn hạn của Kế toán trong CV

1.1.1. Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán là gì?

Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán được sử dụng trong CV xin việc ngành kế toán, bao gồm những nội dung đề cập đến mục tiêu, đích đến trong công việc của cá nhân trong khoảng thời gian ngắn trước mắt, có thể là mục tiêu trong vòng 3 tháng tới, cũng có thể là mục tiêu trong vòng 3 năm tới. Nhìn chung, mục tiêu ngắn hạn phân biệt rất rõ với mục tiêu dài hạn ở khoảng thời gian bạn tự hoạch định cho bản thân mình hoàn thành mục tiêu đó.

1.1.2. Yêu cầu chung khi viết mục tiêu ngắn hạn của Kế toán

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ bản chất mục tiêu ngắn hạn. Đó là những kế hoạch hay dự định dành cho tương lai ngắn trong vòng từ 3 tháng đến khoảng 3 năm sau, vì vậy mục tiêu ngắn hạn phải sát với thực tế và phù hợp với năng lực của bản thân ứng viên.

Mục tiêu ngắn hạn phải sát với thực tế
Mục tiêu ngắn hạn phải sát với thực tế

Mục tiêu ngắn hạn phải là những mục tiêu có thể thực hiện, được xây dựng trên cơ sở hiểu rõ năng lực và kế hoạch của bản thân. Bên cạnh đó, mục tiêu ngắn hạn cũng phải “hô ứng” với mục tiêu dài hạn. Tốt nhất là mục tiêu ngắn hạn nên được xây dựng với vai trò cơ sở để hướng tới mục tiêu dài hạn.

Vậy làm thế nào để viết mục tiêu ngắn hạn của Kế toán khi mà bạn vẫn chưa có định hướng nghề nghiệp cụ thể hay kế hoạch cụ thể nào cho tương lai? Câu trả lời đó là hãy dựa vào yêu cầu tuyển dụng hoặc nội dung công việc được mô tả trong bản tin tuyển dụng.

Điều quan trọng nhất khi viết mục tiêu nghề nghiệp nói chung đó là hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể cống hiến những gì cho công ty, chứ không phải là cho họ thấy bạn đang có những gì. Khi lợi ích mà bạn có thể mang lại phù hợp với lợi ích mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, họ sẽ cân nhắc đến quyết định lựa bạn.

Cho dù thực tế bạn chưa có mục tiêu ngắn hạn cụ thể nhưng cũng đừng để trống bởi vì một nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ để mắt tới một ứng viên thậm chí còn không biết rõ bản thân mình muốn làm gì và mình có thể làm được những gì. Thêm vào đó, điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của bạn.

Đừng bao giờ để trống mục tiêu nghề nghiệp nhé
Đừng bao giờ để trống mục tiêu nghề nghiệp nhé

 Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán giúp CV của bạn hoàn hảo 

1.2. Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán có quan trọng không?

Nhiều bạn thường bỏ qua mục tiêu nghề nghiệp Kế toán nói chung, trong đó bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn của Kế toán. Hoặc có nhiều bạn chỉ đề cập đến mục tiêu lâu dài mà xem nhẹ mục tiêu ngắn hạn. Đó là sai lầm rất “tai hại” đến từ sự thiếu hiểu biết.

Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán có lẽ chỉ vỏn vẹn trong khoảng 3 dòng, tuy nhiên 3 dòng này lại có ý nghĩa quan trọng đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

1.2.1. Đối với ứng viên

Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn của Kế toán giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về lộ trình phát triển của bản thân trong công việc. Qua đó, bạn cũng sẽ biết bản thân mình cần làm những gì, ưu tiên làm những gì trong thời gian tới để đạt được thành công trên con đường sự nghiệp. Việc xây dựng mục tiêu ngắn hạn rõ ràng giúp bạn luôn có sự khởi đầu đúng hướng và tránh bị xao nhãng bởi sự cám dỗ của những yếu tố khác.

Xây dựng mục tiêu ngắn hạn rõ ràng giúp bạn khỏi đầu đúng hướng
Xây dựng mục tiêu ngắn hạn rõ ràng giúp bạn khỏi đầu đúng hướng

Mặt khác, khi xác định được mục tiêu ngắn hạn của Kế toán, bạn cũng chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn và định hướng phát triển của bản thân mình. Điều này tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về một ứng viên có cách làm việc khoa học và hiểu rõ khả năng của chính mình.

1.2.2. Đối với nhà tuyển dụng

Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán giúp nhà tuyển dụng đánh giá ban đầu về định hướng trong tương lai của ứng viên. Đồng thời đó cũng là cơ sở đề xem xét mức độ tương tích với công việc và khoảng thời gian ứng viên có thể gắn bó với công ty. Chắc chắn không có nhà tuyển dụng nào muốn tái tuyển dụng lần nữa cho cùng một vị trí sau mấy tháng thử việc đâu nhé!

2. Hướng dẫn cách viết mục tiêu ngắn hạn của kế toán

Đến đây chắc hẳn bạn đã có sự hiểu biết nhất định về tầm quan trọng mục tiêu ngắn hạn của Kế toán trong CV xin việc. Sau khi hiểu rồi thì cùng work247 tìm hiểu cách viết như thế nào nhé!

2.1. Viết mục tiêu ngắn hạn cụ thể và rõ ràng

Lý do của điều này rất dễ hiểu. Một mục tiêu sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn trước mắt phải là một mục tiêu ngắn gọn và có định hướng cụ thể. Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán nên là những mục tiêu đơn giản, dễ hình dung ra, phù hợp với năng lực của người ứng viên và trên hết là có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn.

Bạn nên viết mục tiêu ngắn hạn cụ thể và rõ ràng
Bạn nên viết mục tiêu ngắn hạn cụ thể và rõ ràng

2.2. Xác định rõ ràng các mục tiêu ưu tiên

Mục tiêu ngắn hạn của Kế toán ảnh thể hiện tầm nhìn phát triển sự nghiệp của ứng viên. Vì vậy mục tiêu ngắn hạn trong CV Kế toán phải phù hợp với chuyên môn và quỹ đạo thăng tiến sự nghiệp của bạn. Bạn không thể học chuyên ngành kế toán nhưng lại nói rằng mình muốn học hỏi tư duy quản trị nhân lực được đâu nhé!

2.3. Mục tiêu ngắn hạn cần hô ứng với mục tiêu dài hạn

Như đã đề cập đến ở trên, mục tiêu ngắn hạn của Kế toán không thể tách rời khỏi mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn nên là những bước đệm để hướng tới mục tiêu dài hạn. Việc xây dựng mục tiêu ngắn hạn của Kế toán đồng nhất với mục tiêu dài hạn sẽ chứng minh bạn là người có tầm nhìn xa và khả năng định hướng tốt.

Xem thêm: Điểm mạnh của nhân viên kế toán trong CV ứng viên không nên bỏ lỡ 

2.4. Đưa thêm mốc thời gian và con số cụ thể

Hãy cụ thể hóa hơn mục tiêu ngắn hạn của Kế toán bằng mốc thời gian và những con số cụ thể. Chẳng hạn, thay vì viết “Tôi muốn làm quen và thành thạo các nghiệp vụ kế toán” thì hãy viết “Trong vòng 1 tháng sau khi vào công ty, tôi muốn làm quen với cách làm việc của phòng Kế toán trong công ty”. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người am hiểu những kiến thức trong ngành.

Nên đưa thêm mốc thời gian và con số cụ thể vào mục tiêu ngắn hạn
Nên đưa thêm mốc thời gian và con số cụ thể vào mục tiêu ngắn hạn

2.5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí kế toán

Mỗi vị trí kế toán khác nhau sẽ có những đặc trưng và yêu cầu công việc riêng biệt, vì vậy hãy điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn phù hợp với từng vị trí. Bạn sẽ không muốn nhà tuyển dụng đánh giá rằng mình đang “rải CV” chứ? Điều này sẽ khiến họ cho rằng bạn không thực sự nghiêm túc với việc ứng tuyển.

Có một thực tế là khá nhiều bạn khi viết CV Kế toán thường bỏ qua phần mục tiêu nghề nghiệp. Hoặc nếu có viết thì thường chỉ đề cập đến mục tiêu dài hạn mà thường bỏ quên đi mục tiêu ngắn hạn của Kế toán. Đây quả là một sai lầm tai hại. Mục tiêu ngắn hạn cho thấy bạn muốn gắn bó với công ty ở thời điểm hiện tại, trong khi mục tiêu dài hạn lại chứng minh bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty. Bởi vậy đừng xem nhẹ mục tiêu ngắn hạn khi viết CV Kế toán nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1273 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT