Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
Theo dõi work247 tạiMục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông là một trong những thông tin thiết yếu và quan trọng trong CV của mỗi người học truyền thông khi đi xin việc. Vì đặc tính ngành truyền thông có khá nhiều mảng hoạt động khác nhau, các bạn cần có những kiến thức, kỹ năng trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp của mình sao cho đa dạng và ấn tượng.
1. Viết gì vào mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông?
Ngành truyền thông là một ngành nghề đang có xu hướng phát triển lên một tầm cao mới khi sự ra đời của internet và các nền tảng mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp xúc với một lượng lớn người dùng thông qua dịch vụ truyền thông trực tuyến. Xu hướng mới này bổ sung thêm rất nhiều những hoạt động, vị trí truyền thông mới bên cạnh những công việc truyền thông truyền thống như trước đây.
Chính vì sự thay đổi về công việc trong ngành nghề này, phần mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông cho từng vị trí cụ thể cũng cần phải có những thay đổi nhất định để phù hợp hơn với sự phát triển trong xã hội hiện đại.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV của mỗi ứng viên cần phải cụ thể và rõ ràng. Bạn phải trình bày những gì bạn hướng đến trong ngành truyền thông ở tương lai, bạn lựa chọn công việc này vì mục đích gì. Phần này, bạn càng nêu chi tiết, nhà tuyển dụng càng có cơ sở xác đáng để đánh giá tiềm năng của bạn hơn.
Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn cụ thể thôi là chưa đủ. Bạn nên có thêm một phần mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, nơi bạn tính đến những dự định xa xôi hơn cho lộ trình thăng tiến, con đường nghề nghiệp của mình. Ở phần này bạn cũng có thể đưa những thông tin về triết lý sống cá nhân trong công việc để trình bày thành những mục tiêu có tầm chiến lược, tầm nhìn xa và rộng hơn.
Nội dung của phần mục tiêu nghề nghiệp cũng sẽ được tăng thêm tính thuyết phục nếu như bạn có thể lồng ghép những thông tin về trình độ học vấn, kiến thưc, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong ngành truyền thông vào để tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng về bản thân mình.
Bạn nên tham khảo và nghiên cứu kỹ càng những tính chất công việc được mô tả và những yêu cầu về mọi mặt được cung cấp bởi người tuyển dụng để hiểu rõ ơn về công việc truyền thông. Việc làm này nhằm mục đích đưa bạn tới những lựa chọn kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm nào xứng đáng để được ghi vào những dòng thông tin ngắn gọn của mục tiêu nghề nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông thành công phải mang những thông tin hữu ích và ấn tượng đến cho các doanh nghiệp để họ nhận ra có những người xuất sắc và tâm huyết rất phù hợp với văn hóa của công ty. Họ cần tiến hành tuyển dụng ngay lập tức sau đó.
Một lưu ý khi viết cv cho những ứng viên đang thực sự muốn trở thành một thành viên chính thức và tích cực trong công ty đó là hãy xem xét, nghiên cứu kỹ về những điểm mạnh, ưu thế cạnh tranh và định hướng của công ty. Đây cũng là một cách để nhà tuyển dụng nhận thấy sự phù hợp của bạn đối với khái niệm, giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển cho bản thân.
Xem thêm: Việc làm truyền thông nội bộ
2. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành truyền thông
Mục tiêu nghề nghiệp được đánh giá như điểm xuất phát của một bản CV của ứng viên. Tùy thuộc vào một mục tiêu nghề nghiệp thu hút hay không, bạn sẽ nhận được quyết định có nhận hay không.
Mục tiêu nghề nghiệp cũng là phần thông tin quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá tính chất thực tế bạn lựa chọn công việc này là gì, có đủ nghiêm túc và thuần túy không hay vì những lý do gì khác.
Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp cũng thể hiện được những dự định của bạn trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Điều này chứng minh bạn đã có những kế hoạch, dự định sẵn của bản thân để từ đó xây dựng những hành động thực chất để hoàn thành mục tiêu đó, đó là động lực để phát triển cho cả bạn và cả doanh nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp trong cv việc làm ngành truyền thông còn vô cùng quan trọng khi đây là một ngành nghề có tính cạnh tranh cao vì nó còn thể hiện được tư duy, cái nhìn của bạn về tương lai ngành truyền thông cũng như triển vọng cá nhân, tập thể khi bạn quyết định gắn mình với công ty bạn đang ứng tuyển.
Nhìn chung, dưới con mắt của người tuyển chọn nhân sự mới, mục tiêu nghề nghiệp sẽ là thông tin đầu tiên mà họ để mắt tới vì những thông tin quan trọng đánh giá tư duy, thái độ, tầm nhìn của một con người, những yếu tố quyết định đến phong cách làm việc và sự hài hòa giữa cá nhân với môi trường làm việc bên trong doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn sáng suốt và một lựa chọn hiệu quả hơn, tránh lãng phí tài ngviệc luyên cho cả hai bên ứng tuyển và tuyển dụng.
Xem thêm: Công ty truyền thông là gì? Bỏ túi thông tin hữu ích về công ty truyền thông
3. Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
Như đã đề cập phía trên, ngành truyền thông là một ngành nghề đã phát triển từ lâu, không phải gần đây mới xuất hiện. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ đã khiến nhiều hình thức truyền thông mới ra đời bên cạnh những hình thức truyền thông cũ như báo chí, truyền hình, đài phát thành,... Dưới đây là một vài những gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông thịnh hành trong các doanh nghiệp.
3.1. Chuyên viên tổ chức sự kiện
Với 5 năm kinh nghiệm làm việc tổ chức sự kiện, hội nghị, tôi mong được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và cao cấp của công ty AAA, phối hợp tổ chức những sự kiện trọng đại mang tầm quốc gia và quốc tế, trong 5 năm tới phấn đấu làm chủ dự án được giao bởi công ty.
3.2. Chuyên viên quan hệ công chúng
Bằng cách xử lý thông minh và ứng biến khéo léo, tôi mong muốn được cùng ABC xây dựng hình ảnh thương hiệu đỉnh cao trước công chúng, trở thành một hình mẫu lý tưởng trong ngành điện tử, mong rằng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ tôi sẽ trở thành trưởng ban quan hệ công chúng trong 7 năm tới.
Xem thêm: Việc làm tổ chức sự kiện
3.3. Chuyên viên PR Media
Với mong muốn được áp dụng những kiến thức truyền thông media đã được học trong 4 năm trên giảng đường, được đồng hành với vị trí chuyên viên PR media cùng AAA trong hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm và thương hiệu là một điều kiện tốt, tôi sẽ gắn bó và công hiến lâu dài cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của công ty, chờ đợi cơ hội thăng tiến cao hơn trong tương lai.
3.4. Chuyên viên truyền thông nội bộ
Là một cử nhân truyền thông năng động và sáng tạo, tôi mong muốn được rèn luyện kỹ năng, học tập kinh nghiệm và cống hiến cho công ty ABC trong việc phát triển truyền thông nội bộ, trong những năm tới, phấn đấu trở thành chuyên viên truyền thông xuất sắc nhất và xây dựng văn hóa công ty ngành càng đậm nét, văn minh và phát triển.
3.5. Chuyên viên digital marketing
Với kỹ năng chuyên ngành SEO, SEM và kiến thức truyền thông xuất sắc suốt 3 năm làm việc của mình, tôi hy vọng được xây dựng những chiến lược marketing độc đáo, hiệu quả cho AAA tạo ra độ nhận biết lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, trong các năm tiếp theo, mong rằng sẽ có cơ hội thực hiện những dự án marketing hàng đầu và nhận được những cơ hội thăng tiến cao hơn.
Trên đây chỉ là một vài những vị trí công việc tiêu biểu và có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Mong rằng những mẫu mục tiêu nghề nghiệp này đã giúp các bạn mường tượng được phần nào cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông và tự thay đổi, biến hóa cho mình những công thức viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hiệu quả hơn nhé.
3549 0