Mục tiêu nghề nghiệp nhân viên phát triển thị trường
Theo dõi work247 tạiNhân viên phát triển thị trường là một công việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Trong CV xin việc, phần mục tiêu nghề nghiệp luôn là bài toán khó khiến các ứng viên phải đau đầu; chỉ chiếm có một không gian vô cùng nhỏ bé từ 2 – 3 dòng; tuy nhiên nó lại có vai trò quan trọng; thu hút sự chú ý của mỗi ứng. Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên phát triển thị trường trong bài viết dưới đây!
1. Chuẩn bị kỹ trước khi viết
Bạn không nên viết ngay nội dung cho phần này; trước hết hãy trả lời cẩn thận câu hỏi về mục đích và mục tiêu của bạn; sau đó viết nội dung trong mục tiêu và trình bày hình thức của phần mục tiêu dưới dạng bản nháp; sau khi đã tổng hợp nội dung một cách ngắn gọn, hãy điền vào. CV.
Trong phần mục đích của mục tiêu nghề nghiệp nhân viên phát triển thị trường; cần xác định chính xác thông tin bạn ghi trong phần này nhằm mục đích gì? Bạn muốn hướng đến điều gì? Nhìn chung, đối với phần này; ứng viên đều muốn giới thiệu đến công ty tuyển dụng những dự định cho công việc sắp tới, những công việc phải thực hiện và mong muốn phát triển của bản thân hay những giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty trong quá trình làm việc; tất cả các thông tin đều liên quan đến vị trí nhân viên phát triển thị trường.
Sau khi đã xác định được mục đích viết; bạn sẽ xác định được hướng đi và biết cách nên đưa thông tin nào vào để thực hiện được mục đích đó. Để mục tiêu mang tính thực tế và có khả năng thực hiện, bạn cầm bám sát vào bản chất công việc như nghiên cứu và điều tra thị trường; phân tích nhu cầu của khách hàng tại thời điểm hiện tại và dự báo nhu cầu tương lai; từ đó mở rộng phạm vi khách hàng,…
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
Công việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi rất cao về yếu tố kiên trì, chịu khó và khả năng phân tích chỉ số. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn hiểu rõ về tính chất công việc này thông qua mục tiêu công việc mà bạn hướng đến; cụ thể hóa từng mục tiêu; hạn chế viết chung chung.
Sau khi đã nắm bắt được nội dung phải viết; giờ đây, bạn cần quan tâm đến hình thức trình bày. Đối với mục tiêu nghề nghiệp, hãy trình bày cụ thể hóa bằng hai ý chính: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn; việc trình bày cụ thể từng ý cho thấy bạn thực sự hiểu rõ về tính chất công việc này; bạn biết bản thân mình phải làm gì để có thể thành công trong lĩnh vực này. Việc đi cụ thể hóa từng mục tiêu sẽ giúp bạn hoàn thành tốt từng mục tiêu đó.
Không xác định được mục tiêu hay viết mục tiêu một cách chung chung mơ hồ sẽ khiến bạn không biết nên làm gì; hay đôi khi là bạn không thực sự hiểu về công việc này.
Lưu ý trong cv, khi trình bày mục tiêu công việc; đối với mục tiêu ngắn hạn, nên trình bày trong khoảng từ 2-3 ý; mục tiêu dài hạn nên trình bày từ 1-2 ý; không nên trình bày dưới dạng đoạn văn; hãy gạch đầu dòng và viết từ khóa; mục tiêu ngắn hạn phải có sự liên quan và gắn kết với mục tiêu dài hạn; đừng cố gắng đưa ra các dự định “đao to búa lớn” hay mục tiêu quá xa vời; nên theo sát giá trị cốt lõi của công việc.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận
2. Một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân viên phát triển thị trường
Mỗi cá nhân chúng ta đều có những dự định riêng cho tương lai của chính mình; tuy nhiên, có những thời điểm, bạn sẽ không xác định được mục tiêu phấn đấu, không biết bản thân yêu thích và muốn phấn đấu vì điều gì; chỉ muốn đi làm, trải nghiệm để tìm ra định hướng, lối đi riêng cho mình. Dưới đây là một số mẫu mục tiêu bạn có thể tham khảo; tuy nhiên, hãy cố gắng bám sát vào đặc điểm bản thân và tìm ra mục tiêu thực sự của bản thân mình nhé!
Như mình có trình bày ở trên, mục tiêu nghề nghiệp nên được thể hiện dưới 2 yếu tố là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tùy theo phong cách cá nhân, bạn có thể chia thành 2 phần cụ thể hoặc cũng có thể viết liền dưới dạng các gạch đầu dòng khác nhau; tuy nhiên vẫn thể hiện được 2 mục tiêu đó.
Mẫu 1:
- Mong muốn có cơ hội được học hỏi, làm việc thực tế về lĩnh vực phát triển thị trường.
- Sử dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào việc tìm kiếm và mở rộng thị trường khách hàng tiềm năng; giúp thúc đẩy sự phát triển của công ty và mở ra cơ hội phát triển cho bản thân.
- Trong vòng 5 năm; trở thành quản lý phòng phát triển thị trường.
Xem thêm: Việc làm giám đôc phát triển thị trường
Mẫu 2:
- Tạo cho mình cơ hội được làm việc thực tế chuyên ngành học của bản thân; áp dụng kiến thức đã học để có cái nhìn chính xác hơn về ngành nghề và lĩnh vực này.
- Được trải nghiệm tính chất công việc cụ thể, được tham gia vào các dự án và nhận trách nhiệm chính cho các dự án về mở rộng thị trường.
- Tạo nên một phòng riêng chuyên về tìm phát triển thị trường mới, thúc đẩy khả năng sáng tạo và phân tích của đội ngũ nhân viên do mình chịu trách nhiệm.
Mẫu 3:
Mục tiêu ngắn hạn:
- Làm việc trong môi trường thực tế năng động về phát triển thị trường; trau dồi kỹ năng phân tích nhu cầu khách hàng, sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích chỉ số; qua đó đánh giá được tiềm năng của thị trường khách hàng.
- Chịu trách nhiệm chính cho một dự án về phát triển thị trường ngách hay thị trường tập trung mà công ty có ý định hướng đến.
- Sẵn sàng tham gia vào các dự án công ty mở rộng kinh doanh tại nước ngoài.
Mục tiêu dài hạn:
- Vượt chỉ tiêu KPI hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty; giúp thúc đẩy gia tăng doanh số bán hàng và mở rộng ra nhiều cơ hội mới.
- Quản lý chính cho một thị trường cụ thể mà công ty đang quản lý hoặc đang có ý định khai thác.
Mục tiêu nghề nghiệp luôn là vấn đề khó khăn khiến nhiều ứng viên đau đầu. Sự thật nói rằng; hầu hết mọi người đều không xác định được chính xác bản thân giỏi gì, mong muốn điều gì và không biết cách lên kế hoạch cho những mong muốn đó; những người giỏi và giàu – họ biết chính xác bản thân có gì, muốn gì và lên kế hoạch để thực hiện mong muốn đó; đây chính là một trong những lý do khiến họ trở nên giàu có. Xác định chính xác con đường mình muốn đi, vậy thì chỉ cần kiên trì mà chạy tới thôi; những cám dỗ trên con đường đó đều không thể níu giữ được bước chân họ.
Còn bạn, bạn có đang trong tình trạng mông lung không biết mình nên làm như nào không? Nếu có thể, hãy dành ra thời gian để bản thân suy nghĩ cẩn thận về vấn đề này? Tự hỏi xem mình giỏi điều gì và mình muốn làm trong lĩnh vực gì? Nếu bạn không rõ, hãy ra ngoài trải nghiệm và khám phá các công việc khác nhau.
Tuy con đường này đôi lúc sẽ khiến bạn cảm thấy chông chênh, đi đường vòng (đến thành công) nhưng điều đó không có vấn đề gì hết; bạn sẽ nhận được rất nhiều giá trị, bài học và khiến cuộc sống của mình thêm phần ý nghĩa; chỉ cần bạn không dừng lại, cố gắng ngày hôm nay tốt hơn hôm qua dù chỉ 1 chút.
Cuộc sống không phải để chúng ta trải nghiệm và khám phá từng chút sao? Đừng vội vàng và so sánh mình với những người có thời điểm thành công khác mình và cảm thấy tự ti về bản thân mình nhé; hãy cứ tận hưởng theo nhịp sống của chính bạn thôi! Ai rồi cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn này, nhưng hãy cố gắng và vui vẻ vượt qua nhé!
Các mục khác như: trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc cũng rất quan trọng, nó giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của bạn ở đâu, có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Vậy nên hãy cẩn thận nhé.
Trên đây là bài chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp nhân viên phát triển thị trường mà mình muốn gửi đến bạn. Hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ có thêm một số cách để viết mục tiêu nghề nghiệp trong các CV xin việc.
2233 0