Net income là gì? Cách tính Net income trong các doanh nghiệp?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Net income là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về tình hình các hoạt động kinh doanh. Bạn có biết Net income là chỉ số đại diện cho điều gì? Những ai quan tâm đến chỉ số này? Cùng tìm hiểu về Net income là gì trong bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Công ty tuyển dụng

1. Net income là gì?

Net income (NI) hay còn được biết đến là lợi nhuận ròng của dòng nghiệp. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh, là chỉ số lợi nhuận sau khi đã khấu trừ tất cả chi phí và thuế phải nộp; phản ánh chính xác lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong mỗi quý, mỗi năm.

Chỉ số này được đặt tại dòng cuối cùng của mỗi báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh; và cũng là dòng được doanh nghiệp, các chủ đầu tư hay cổ đông công ty quan tâm nhất. Nó được gọi là bottom line (dòng mấu chốt).  

Net income là gì?
Net income là gì?

Trong kinh tế, chỉ số thu nhập ròng NI của dòng nghiệp có thể lớn hơn 0 hoặc nhỏ hơn 0. Nếu chỉ số thu nhập dòng lớn hơn không, có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi; các dự án, kế hoạch đầu tư đang có sự sản sinh ra tiền; còn nếu chỉ số NI nhỏ hơn không, nó cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư thấy được, doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, tuy nhiên nó không chỉ ra chính xác vấn đề tại sao thua lỗ?

Ngoài ra, chỉ số NI còn ảnh hưởng đến lợi tức của cổ đông, chỉ số NI giảm khiến cho vốn chủ sở hữu công ty giảm, lợi tức cổ đông giảm; chỉ số NI tăng có nghĩa là lợi nhuận ròng doanh nghiệp tăng, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng, kéo theo vốn cổ đông doanh nghiệp tăng.

Rất nhiều công ty ma đã sử dụng chiêu trò trong kế toán để sửa đổi chỉ số thu nhập dòng NI, mang đến cái nhìn sai lệch của nhà đầu tư về tiềm năng phát triển của công ty; sau đó cướp tiền của họ rồi chạy trốn.

Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán

2. Cách tính chỉ số Net income (NI) của doanh nghiệp

Là một chỉ số nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều đối tượng khác nhau; lợi nhuận ròng được tính toán dựa trên các chỉ số về doanh thu, chi phí, và thuế phải đóng cho doanh nghiệp;

Cách tính chỉ số Net income (NI) của doanh nghiệp
Cách tính chỉ số Net income (NI) của doanh nghiệp

Công thức tính thu nhập dòng theo tiêu chuẩn của ngành kế toán Việt Nam:

Lợi nhuận ròng NI = DT – GVHB – CPHĐ – CP khác – Thuế TNDN.

Trong đó:

DT: tổng doanh thu doanh nghiệp đạt được trong quý; là số tiền thu được sau khi bán hàng và cung cấp dịch vụ

GVHB: giá vốn hàng bán; là chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình tạo nên sản phẩm; bao gồm chi phí sản xuất, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhà máy, công xưởng, nhân công,…

CPHĐ: chi phí hoạt động; là chi phí doanh nghiệp chi trả cho tất cả các hoạt động phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,…

CP khác: chi phí khác; tất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra như chi phí về thanh lý và nhượng bán tài sản cố định; chi phí hao mòn tài sản cố định; chi phí đền bù do vi phạm hợp đồng;… tất cả các chi phí nằm ngoài chi phí hoạt động.

Thuế TNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp; là khoản chi phí doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước hàng quý, hàng năm; thông thường, thuế thu nhập doanh nghiệp dao động trong khoảng từ 20 -25%.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán là gì và khi nào nên sử dụng dịch vụ này?

Cách tính chỉ số Net income của doanh nghiệp
Cách tính chỉ số Net income của doanh nghiệp

Để bạn có thể thấy dễ hiểu hơn về công thức này, tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ như sau:

Ví dụ 1: Doanh nghiệp Doo chuyên sản xuất và kinh doanh quần áo công sở cao cấp trên thị trường; năm 2020; doanh nghiệp Doo đạt doanh thu vượt bậc là 500.000 USD; giá vốn hàng bán là 100.000 USD; chi phí bán hàng 20.000 USD; chi phí quản lý doanh nghiệp là 30.000 USD; thuế thu nhập doanh nghiệp là 50.000 USD.

Vậy lợi nhuận ròng (NI)= 500.000 – 100.000 – 20.000 – 30.000 – 50.000 = 300.000 USD.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ nội thất có doanh thu thuần đạt 3 tỷ đồng/năm; chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh là 900 triệu đồng; tài sản bị hao mòn lũy kế 100 triệu đồng; thuế thu nhập phải đóng cho doanh nghiệp là 300 triệu đồng. 

Trong ví dụ này, doanh thu thuần = tổng doanh thu – giá vốn hàng bán = 3 (tỷ đồng).

Lợi nhuận dòng = 3.000.000.000 – 100.000.000 – 900.000.000 – 300.000.000 = 1.700.000.000 (đồng).

Cv online mẫu

3. Vai trò và ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng Net income (NI)

Chỉ số thu nhập ròng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Doanh nghiệp thông qua chỉ số thu nhập ròng NI sẽ đánh giá được chính xác tình hình hiệu quả kinh doanh; tình hình tài chính; khả năng tái đầu tư và chi trả cổ tức. Thông thường, doanh nghiệp hay nhúng tay vào chỉ số này, để khiến nó trở nên đẹp hơn trong mắt các nhà đầu tư.

Vai trò và ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng Net income (NI)
Vai trò và ý nghĩa của chỉ số lợi nhuận ròng Net income (NI)

Nhà đầu tư là nhân tố tiếp theo quan tâm đến chỉ số lợi nhuận ròng NI, thông qua chỉ số này, nhà đầu tư sẽ đánh giá tình hình kinh doanh có doanh nghiệp, số vốn hiện có và khả năng sinh lời trong tương lai; nếu họ cảm thấy có tiềm năng thì sẽ tiến hành đầu tư; nếu không họ sẽ bỏ qua. Vì đã được doanh nghiệp nhúng tay để làm đẹp chỉ số NI; nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá cụ thể và chính xác nhất tình hình hoạt động công ty dựa trên các báo cáo liên quan.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV kế toán mới ra trường có ví dụ

4. So sánh sự khác nhau giữa chỉ số Revenue và Net income

Rất nhiều bạn hiểu lầm và nghĩ 2 chỉ số này là một; tuy nhiên không phải như vậy. Revenue là chỉ số đại diện cho tổng doanh thu, nó bao gồm tất cả chi phí doanh nghiệp bỏ ra và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trong quá trình kinh doanh; nó bao gồm cả lợi nhuận ròng (NI).

Doanh thu (revenue) phản ánh tổng số tiền doanh nghiệp thu được sau mỗi hoạt động kinh doanh; doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì chỉ số doanh thu càng tăng; tuy nhiên; nó sẽ không phản ánh được chính xác, hiện doanh nghiệp đang kinh doanh có lời hay không; nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí và lợi nhuận.

So sánh sự khác nhau giữa chỉ số Revenue và Net income
So sánh sự khác nhau giữa chỉ số Revenue và Net income

Doanh nghiệp được đánh giá là đang kinh doanh hiệu quả khi hiệu số lợi nhuận trừ chi phí lớn hơn 0; nếu hiệu số này nhỏ hơn không; doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả; cần phải điều chỉnh và tìm xem vấn đề ở đâu; thay đổi chiến lược và phương pháp kinh doanh.

Lợi nhuận ròng (NI – Net income) phản ánh số tiền cuối cùng doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi hết các khoản chi phí. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về khả năng sinh lời hay thua lỗ của các hoạt động.

Ví dụ: Một công ty kinh doanh mỹ phẩm đạt doanh thu 100 triệu đồng/tháng; chi phí bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh là 30 triệu đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng là 10 triệu đồng. Vậy Revenue (doanh thu) đạt 100 triệu đồng; lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) là 60 triệu đồng.

Thu nhập ròng là một chỉ số quan trọng, nó dễ dàng bị thay đổi và che mờ bằng các thuật toán trong kế toán; các nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng và đánh giá chính xác chỉ số này; từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Ngoài ra, cần xem thêm các báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ;… có cái nhìn khách quan và chính xác hơn.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán là gì và khi nào nên sử dụng dịch vụ này?

So sánh sự khác nhau giữa Revenue và Net income
So sánh sự khác nhau giữa Revenue và Net income

Trên đây là bài chia sẻ về Net income là gì? Cách tính Net income trong các doanh nghiệp? mà mình muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn thêm một góc nhìn mới. Chúc bạn luôn luôn thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1862 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT