Các loại kế toán trong doanh nghiệp và cách thức vận hành

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Không thể phủ nhận được rằng kế toán là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Và hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều coi bộ phận kế toán là xương sống của doanh nghiệp mình. Vậy các loại kế toán trong doanh nghiệp là những loại nào và cách thức vận hành của từng loại trong doanh nghiệp ra sao sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm online

1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán là một chuyên ngành đặc thù trong lĩnh vực tính toán và các số liệu thống kê. Nó là việc hệ thống, ghi chép là tổng hợp tất cả các dữ liệu của giao dịch kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ và phân tích, xác minh và nộp báo cáo kết quả lên cấp trên. 

Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là gì?

Chức năng của kế toán đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng nó góp phần giúp cho doanh nghiệp kiểm soát tình hình tài chính và so sánh tình hình tài chính qua các giai đoạn và các năm. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thường có người đứng ra để phân tích, quản lý tài chính, kế toán đồng thời cũng là người trực tiếp nhận các thông tin về tài chính và ngân sách của doanh nghiệp.

Có ba loại hình kế toán trong doanh nghiệp mà bạn cần biết đó là kế toán tài chính, kế toán quản lý và kế toán chi phí

Xem thêm: Việc làm kế toán doanh nghiệp

2. Kế toán Tài chính

Kế toán tài chính là việc ghi chép lại các giao dịch và các lịch sử về tài chính của công ty để báo cáo với cấp trên đồng thời phát triển các báo cáo về việc sử dụng thông tin của chủ sở hữu cũng như của cơ quan quản lý tài chính trong doanh nghiệp. 

Công việc của kế toán tài chính
Công việc của kế toán tài chính

Mục đích của việc làm kế toán tài chính là tính toán một cách cụ thể về báo cáo dữ liệu tài chính, sắp xếp chúng và tạo ra các giao dịch tài chính hàng ngày cho doanh nghiệp. Các giao dịch tài chính được sử dụng trong công ty kế toán sẽ có vai trò và tác dụng trong việc thực hiện định kỳ các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Từ các báo cáo tài chính đó, chủ sở hữu, quản lý hoặc kế toán trưởng sẽ thực hiện các hình thức để phân tích về tình hình tài chính khác nhau. 

Kết quả của quá trình phân tích và thực hiện tài chính sau đó sẽ được gửi cho các bên liên quan trong công ty. Các bên trực tiếp liên quan là những người có lợi ích thiết thực từ những báo cáo đó và cho hoạt động của công ty. Các doanh nghiệp cần công khai tài chính để mọi người cùng biết và hiểu được tình hình tài chính trong nội bộ doanh nghiệp đang ở mức như thế nào.b

Kế toán tài chính
Kế toán tài chính

Báo cáo kế toán tài chính được doanh nghiệp sử dụng để làm cơ sở cho việc so sánh và đưa ra các mức chi tiêu trong doanh nghiệp. Các kế hoạch để phân tích báo cáo tài chính theo quy mô phổ biến hiện nay đó là sự đối soát và cân bằng tài chính cho doanh nghiệp qua các thời kỳ và giai đoạn khác nhau được trình bày dưới dạng phần trăm biểu đồ tài sản. Sau đó, kế toán viên sẽ thực hiện việc báo cáo và thống kê so sánh dữ liệu qua các thời gian. 

Trong quá trình phân tích tài chính kế toán của công ty cần nắm vững các chỉ số tài chính ví dụ như chỉ số tài chính thanh khoản hay còn được gọi là Liquidity, tỷ lệ quản lý tài sản, hệ số khả năng thanh toán, tỉ lệ bao phủ, tỷ lệ sinh lời và tỷ lệ giá cả thị trường. Không chỉ là việc hiểu rõ những tỷ lệ cần thiết của quá trình kế toán tài chính trong nội bộ của doanh nghiệp mà đó còn là những cách hay để hạn chế rủi ro và thất thoát nguồn ngân sách của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Các hình thức ghi sổ kế toán

Cv xin việc đẹp

3. Kế toán chi phí

Trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp thì không thể thiếu đến những hoạt động của người làm trong lĩnh vực kế toán chi phí. Bản chất của kế toán chi phí là việc đưa ra các phân tích về chi phí của công ty và doanh nghiệp. Những gì doanh nghiệp đó đã phải bỏ ra và những gì thu lại được. Kế toán chi phí là quy trình đưa ra các bước tính toán chi phí nghiêm ngặt cho hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và tạo điều kiện ổn định cho việc kiểm soát doanh nghiệp cũng như giảm thiểu những chi phí không cần thiết.

Kế toán chi phí
Kế toán chi phí

Kế toán chi phí hoạt động trong nội bộ của doanh nghiệp và không có sự tham gia của các đối tác hay các nhà quản lý ngoài doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các báo cáo nội bộ của riêng doanh nghiệp. 

Kế toán tài chính hoạt động dựa trên các chức năng nhiệm vụ và quy trình của riêng doanh nghiệp đó. Để đưa ra được hạn mức kế toán chi phí tiêu chuẩn và đầy đủ nhất cần có sự tham gia của các yếu tố liên quan như nguồn nguyên liệu và vật liệu thô, nguồn nhân lực và lao động, chi phí sản xuất công trình, chi phí cho nhân viên văn phòng, chi phí bảo trì và sửa chữa, đầu tư và lắp đặt, vật tư và các tiện ích cho văn phòng khác. 

4. Kế toán quản lý

Kế toán quản lý hay còn được gọi là kế toán quản trị là một quá trình thu thập, tổ chức sắp xếp và phân tích các dữ liệu chi phí của công ty/ doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn cho tình hình chi phí đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Từ những dữ liệu mà kế toán quản lý chắt lọc và báo cáo lên cấp trên sẽ chính là bức tranh toàn cảnh nhất về những hoạt động đang diễn ra về doanh nghiệp.

Những người làm việc trong lĩnh vực kế toán quản lý sẽ phải nắm bắt rõ được các thực trạng đặc biệt là về những tình hình thực trạng còn tồn đọng tại công ty. Điều này phục vụ và liên quan mật thiết đến công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Kế toán quản lý
Kế toán quản lý

Mục tiêu của kế toán quản lý là lập kế hoạch chi tiết về các chi phí sản xuất, chi phí và giá thành của sản phẩm cũng như từng loại hạng mục công trình cho doanh nghiệp. Càng là những doanh nghiệp lớn thì trọng trách của người làm kế toán quản lý càng gắt gao và nặng nề hơn. Mục tiêu và các hạng mục mà kế toán quản lý đề ra phải là những vấn đề rõ ràng, xây dựng ngân sách cho các khoản mục tiêu thiết thực và phục vụ tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, kế toán quản lý cần phải đưa ra các hạn mức và đánh giá về kết quả cũng như hiệu quả của những kế hoạch quản lý mà mình đề ra. Cung cấp và đệ trình lên cấp quản lý và giám đốc về các biện pháp cải thiện chất lượng cho doanh nghiệp xây dựng các chiến lược để nâng cao doanh nghiệp cũng như đảm bảo cho việc thực hiện các chiến lược ngân sách hiệu quả hơn. 

Xem thêm: [Cập nhật] Bản mô tả công việc kế toán quản trị chi tiết nhất 2021

5. Làm thế nào để phân biệt các loại kế toán trong doanh nghiệp

Thông thường người ta sẽ phân loại kế toán dựa trên thành phần và cấu trúc của loại hình kế toán đó, cách thức ghi chép, chức năng và nhiệm vụ của từng loại hình kế toán khác nhau. 

Nếu phân theo chức năng hoạt động thì có thể thấy kế toán quản lý có vai trò trong việc phục vụ ra quyết định cho một công ty hoặc doanh nghiệp. Đối tượng của kế toán quản lý cũng chỉ trong phạm vi của nội bộ doanh nghiệp và không có sự tham gia của bất cứ một doanh nghiệp hay cơ quan nào khác. Từ những quyết định của quản lý và cấp trên sẽ đưa đến những quy định về quản lý cho doanh nghiệp trong tương lai.

Phân biệt các loại kế toán doanh nghiệp
Phân biệt các loại kế toán doanh nghiệp

Kế toán tài chính thì ngược lại nó có sự hướng ra bên ngoài hơn, cụ thể là hướng đến các cổ đông và những cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về thuế của doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Các báo cáo kế toán tài chính có xu hướng là quá khứ vì nó liên quan đến việc thực hiện và kiểm soát cũng như xem xét tình hình công ty có ổn định hay không từ góc nhìn của bên ngoài. 

Nếu phân theo cách thức ghi chép thì sẽ có kế toán đơn và kế toán kép. Kế toán đơn là những yếu tố không có sự liên quan đến nhau, tách biệt nhau và hoàn toàn không có mối liên hệ nào cả. Còn kế toán kép là loại hình kế toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau ví dụ như khi tài khoản này ghi nợ thì lập tức tài khoản kia cũng sẽ bị ghi nợ do có tính ràng buộc với nhau.

Như vậy qua những gì được chia sẻ trên đây về các loại kế toán trong doanh nghiệp hy vọng là bạn đã có cái nhìn đúng đắn hơn và hiểu rõ hơn về từng loại hình của kế toán trong doanh nghiệp. Đồng thời qua đó biết được những loại hình kế toán nào phù hợp với doanh nghiệp của mình. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1641 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT