Người cư trú là gì? Những thông tin cần biết về vấn đề này
Theo dõi work247 tạiAi trong chúng ta hiện nay đều là một người cư trú, nhưng vô hình chung không phải ai cũng nắm rõ được hết những kiến thức về nó. Còn bạn thì sao, bạn đã nắm rõ những điều kiện, những điều luật dành cho người cư trú chưa. Nếu chưa hãy theo dõi cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây để hiểu về người cư trú là gì?
1. Khái niệm về người cư trú là gì?
Những người mà sinh sống một cách ổn định và không có giới hạn thời hạn tại một địa chỉ nhất định nào đó với một điều kiện là họ đã đăng ký thường trú tại địa chỉ này theo đúng quy định của pháp luật về việc cư trú.
Những người cư trú hợp pháp có thể thuộc một trong các đổi tượng sau đó là: một cá nhân, một cơ quan, một đoàn thể tổ chức được công nhận thuộc các trường hợp sau đây:
Là một tổ chức tín dụng: đây sẽ là hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện những công việc liên quan tới ngân hàng, các tổ chức phi tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và các doanh nghiệp tài chính vi mô,… khi tổ chức này được xác nhận cư trú hợp pháp thì khi đó tổ chức này sẽ được coi như là một chi nhánh ngân hàng, tín dụng của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Là một cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, các quỹ từ thiện,… thuộc quyền của người Việt Nam và đang hoạt động trên đất nước Việt Nam.
Các văn phòng đại diện của nước ngoài như là: lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế của người nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức đại diện ngoại giao.
Những người là công dân Việt Nam đang đi du lịch, học tập hay công tác tại nước ngoài
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại Hà Nội
Là người nước ngoài được xác định cư trú thuộc các trường hợp sau đây:
Được phép cư trú tại Việt Nam trong khoảng thời gian ít nhất là 12 tháng trở lên. Nếu những đối tượng sau không có thời hạn sinh sống thì sẽ không thuộc diện cư trú. Những đối tượng sau được phép cư trú tại nước ta khi thuộc một trong các diện đối tượng sau: đi du lịch, đi học tập, đi chữa bệnh, đi làm nhiệm vụ tại các cơ quan tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hay là tại các cơ quan đại sứ quán, ngoại giao,…
Những người thuộc trong tổ chức kinh tế, thuộc trong văn phòng điều hành của các nhà thầu, nhà đầu tư quốc tế có mặt tại Việt Nam theo hình thức đầu tư vốn theo đúng quy định của pháp luật nhà nước ta.
Tóm lại những đối tượng sau dù có thời hạn cư trú nhưng vẫn không được coi là người cư trú ở Việt Nam là:
Những người có quốc tịch nước ngoài đang học tập tại Việt Nam
Những người nước ngoài đang được chữa bệnh tại nước ta
Là những du khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam
Là những người đại diện cho các tổ chức cơ quan quốc tế có trụ sở chi nhánh tại Việt Nam.
Xem thêm: Việc làm luật pháp lý tại HCM
2. Mục đích khi xác định người có cư trú hay không tại Việt Nam
Một người cư trú ở Việt Nam sẽ phải sống và tuân thủ theo các điều luật được ban hành của Việt Nam. Vì thế việc xác định cư trú hay không chính là xác định các quyền lợi nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của người đó được hưởng và làm theo ra sao, từ đó cũng giúp cho cơ quan thẩm quyền quản lý được một cách chặt chẽ, ổn định và rõ ràng hơn. Ngoài ra thì nó còn có mối liên hệ mật thiết tới vấn đề thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất, thuế đường bộ,…), việc xác định cư trú hay không sẽ giúp cho việc tính thuế này trở nên minh bạch và dễ dàng hơn.
3. Xác định người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam như thế nào
3.1. Cách xác định người cư trú
Để trở thành một người cư trú tại Việt Nam, chúng ta cần đáp ứng các điều kiện tiêu chí sau
Một là, cần phải có mặt tại Việt Nam trong ít nhất 183 trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc có thời gian sinh sống và làm việc trong suốt 12 tháng liên tiếp tính từ ngày bắt đầu có mặt tại Việt nam, ngày đến và ngày đi thì đều được tính là 01 ngày ở đây.
Ngày đến và ngày đi được xác định bởi những người có quyền hành trong cục cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và ghi rõ trong hộ chiếu của cá nhân đó khi đến hoặc đi khỏi Việt Nam.
Trong trường hợp ngày đến trùng với ngày đi thì sẽ chỉ được tính chung là một ngày cư trú. Sự cư trú của người đó được xác lập khi họ đến và có mặt trên lãnh thổ của Việt Nam ta.
Hai là, có nơi ở thường xuyên ở nước ta, có thể thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: có nơi ở đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật. Nếu là công dân Việt Nam thì đây là nơi ở không có thời hạn cư trú và sẽ chỉ có 1 địa chỉ thường trú nhất định được đăng ký theo quy định của pháp luật về các điều kiện cư trú. Nếu là công dân nước ngoài thì chỗ ở thường trú đó sẽ được ghi lại trong thẻ căn hoặc nếu không cần phải đăng ký tạm trú sau đó được cấp thẻ Tạm trú theo ủy quyền và chỉ định của bộ Công an.
Trường hợp thứ 2: là có thể thuê nhà nhưng hợp đồng thuê có tổng giá trị ít nhất từ 183 ngày trở lên (183 ngày trong 1 năm tính thuế): cá nhân đó nếu chưa tìm được chỗ ở thường xuyên hoặc chưa có nhà ở luôn, nếu muốn xác lập thành người cư trú thì tổng giá trị thuê nhà ở các hợp đồng ít nhất là 183 ngày trở lên mới được tính.
Nhà thuê để ở trong trường hợp này có thể là khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nơi làm việc, trụ sở các cơ quan tổ chức,… và sẽ không có sự phân biệt giữa việc tự đi thuê hay được người khác thuê cho.
Một trường hợp đặc biệt đó là nếu người nước ngoài đó cư trú dưới 183 ngày trong năm tính thuế nhưng không chứng minh được cá nhân đó là thuộc nước nào thì theo luật pháp Việt Nam thì người đó sẽ thuộc cá nhân cư trú của Việt Nam luôn. Việc mà chứng minh là người cư trú nước nào sẽ dựa vào giấy chứng nhận cư trú của người đó. Với các nước có ký kết hiệp định với Việt Nam về việc quy định không cần sử dụng giấy cư trú thì người đó chỉ cần xuất trình ra hộ chiếu để chứng minh cho thời gian cư trú đó.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật
3.2. Cách xác định người không cư trú
Người xác định là không cư trú khi cá nhân không đáp ứng đủ điều kiện xác lập thành người cư trú.
3.3. Cách xác định thuế của cá nhân người cư trú và không cư trú
Với cá nhân là người cư trú: có 3 cách tính
Một là tính thuế theo năm: với cách tính này sẽ chỉ áp dụng cho người có khoản thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương hay khoản tiền công nhận được.
Hai là tính thuế dựa trên những lần phát sinh thu nhập: Trong trường hợp này sẽ được áp dụng với người có nguồn thu nhập từ đầu tư vốn mà ra, hoặc là thu nhập từ việc chuyển nhượng lại vốn, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ quà tặng.
Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Ba là tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: trường hợp này sẽ chỉ áp dụng cho việc thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Với cá nhân là người không cư trú:
Với trường hợp này thì sẽ chỉ tính thuế với từng lần phát sinh có được thu nhập, và không phân biệt đó là thu nhập từ đâu.
Với trường hợp là cá nhân kinh doanh nhưng không có địa chỉ đăng ký kinh doanh cố định, thì việc tính thuế vẫn sẽ được tính như những người kinh doanh có đăng ký .
Tóm lại, nói chung là việc xác định rằng cá nhân có là người cư trú hay không cư trú thực sự quan trọng trong việc tính thuế này. Tổng kết lại có thể thấy hầu hết cá nhân có cư trú sẽ được tính thuế theo năm theo từng lần phát sinh vào nguồn thu nhập. Còn với cá nhân không cư trú thì thuế sẽ được phát sinh tính theo từng lần có thu nhập và khi đó thì sẽ bị khấu trừ luôn trước khi nhận được khoản thu nhập cuối cùng.
4. Phân biệt giữa cư trú, tạm trú, thường trú và lưu trú
Với các cách sinh sống và ở như hiện nay, có rất nhiều người không xác định, phân biệt được giữa các khái niệm với nhau. Sau đây để hiểu rõ hơn, hãy cùng đi tìm hiểu sự khác nhau giữa chúng nha:
Cư trú: là người có chỗ ở hợp pháp mà họ thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp hay nơi cư trú được hiểu là nhà ở, là phương tiện hay là bất kỳ một thứ gì mà chúng ta có thể sử dụng vào việc cư trú.
Nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống không phải là nơi đã đăng ký thường trú và nơi đó phải được đi đăng ký tạm trú thì được công nhận là hợp pháp.
Nơi đăng ký tạm trú: sẽ chỉ cần đến công an phường, xã hay thị trấn để đăng ký và khai báo là được.
Điều kiện để được đăng ký: là những người đang sinh sống làm việc học tập tại một địa phương khác với nơi mình đã đăng ký thường trú trước đó.
Sau khi đăng ký tạm trú xong sẽ được một sổ tạm trú.
Thường trú: Đây được hiểu là địa điểm mà người dân sinh sống thường xuyên, những người này ở ổn định và không có thời hạn nhất định. Để quá trình sinh sống hợp pháp thì những người này cần phải đi đăng ký làm nơi thường trú để được công nhận là công dân.
Địa điểm đăng ký thường trú là thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại công an quận huyện tại đó. Nếu ở tỉnh thì hồ sơ sẽ được nộp tại công an thị trấn trực thuộc địa phận của mình luôn.
Sau khi đăng ký xong sẽ được cấp một quyển sổ gọi là sổ hộ khẩu.
- Lưu trú: Là việc mà chúng ta sinh sống lại tại một địa phương nào khác với địa phương đã đăng ký thường trú trước đó, và ở lưu trú la ở trong một thời gian nhất định.
Nơi đăng ký lưu trú: tại công an xã phường thị trấn đó luôn.
Sau khi đăng ký xong sẽ được ghi vào sổ lưu trú.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và cần thiết nhất cho câu hỏi “ người cư trú là gì” và từ đó phân biệt được giữa các hình thức sinh sống khác nhau. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hãy để chúng tôi làm người bạn đồng hành trên con đường tìm kiếm tri thức và giải đáp thắc mắc.
5. Hướng dẫn cách tìm việc đơn giản cho người ở xa
Tải về: CV xin việc
Để có được nhiều cơ hội phát triển công việc thì rất nhiều bạn người đã phải chấp nhận đi làm xa nhà, xa quê hương. Họ thường đến những thành phố lớn để có được nhiều cơ hội việc làm. Để không ảnh hưởng đến việc làm thì những người này phải trọ gần công ty, gần chỗ làm chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ vấn đề cư trú, thủ tục cư trú tại nơi bạn ở để làm hồ sơ giấy tờ cho đủ và không làm ảnh hưởng đến công việc.
Để quá trình tìm việc làm trở nên đơn giản hơn với những đối tượng xa nha bạn có thể tìm kiếm việc làm trên trang trang work247.vn. Chỉ cần thực hiện những thao tác vô cùng đơn giản như truy cập vào trang, điền những thông tin theo hướng dẫn sau đó nhấn click chuột vào ô tìm kiếm là bạn đã có ngay rất nhiều cơ hội việc làm. Lựa chọn được một công việc phù hợp hãy nộp hồ sơ đến và ứng tuyển.
Với cách tìm kiếm việc làm trên web sẽ rất thuận tiện cho những bạn ở xa. Bạn có thể tìm việc được bất kỳ ở đâu trên đất nước Việt Nam.
1486 0