Phong cách tân cổ điển là gì? Đặc điểm phong cách thu hút này

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Một phong cách đã thống trị lối kiến trúc Mỹ và Châu Âu từ giữa thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 - phong cách tân cổ điển. Ngày nay, phong cách này vẫn được áp dụng vào kiến trúc, trang sức, đồ mỹ nghệ, nội thất như một nét đẹp ấn tượng khó phai. Tìm hiểu cùng mình phong cách tân cổ điển là gì, lịch sử hình thành, đặc điểm và ưu nhược điểm của phong cách này trong kiến trúc nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Phong cách tân cổ điển là gì

Phong cách tân cổ điển trong tiếng Anh là Neoclassical style, một phong cách được hồi sinh từ kiến trúc Cổ điển, bắt đầu vào khoảng năm 1750 và nở rộ vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Không giống như chủ nghĩa Phục hưng có xu hướng sử dụng những thiết kế cổ điển, phong cách tân cổ điển đã cách tân hơn và được đặc trưng bởi sự hùng vĩ về quy mô, sự đơn giản của các khối hình học, những cột ấn tượng,...

Phong cách tân cổ điển là gì
Phong cách tân cổ điển là gì

Phong cách tân cổ điển hình thành lên như một sự phản đối với người tiền nhiệm của nó là phong cách Rococo và Baroque - những kiến trúc được coi là thái quá với những sự rườm rà trong trang trí, các chi tiết và đồ nội thất phức tạp. Neoclassical style nhấn mạnh vào kiến trúc, bức tường, duy trì bản sắc riêng biệt cho từng bộ phận tạo thành.

Định nghĩa cho phong cách tân cổ điển bao gồm thẩm mỹ về mặt tổ chức và có phần vương giả. Neoclassical style có cấu trúc và hình thức nhấn mạnh vào tính đối xứng. Có rất nhiều ví dụ nổi tiếng cho phong cách tân cổ điển được tìm thấy trong các kiến trúc như: Điện Panthéon, nhà hát opera Palais Garnier, Bibliothèque Sainte-Geneviève tại Paris; Nhà trắng tại Mỹ. Đặc biệt các công trình Palladian chỉ tập trung vào tỷ lệ toán học, không quan tâm đến bất kỳ sự trang trí nào.

Kiến trúc tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển

Với tư tưởng chống lại lối sống xa hoa và hào nhoáng của thời đại Rococo, chủ nghĩa tân cổ điển đã cố gắng phản ánh đạo đức và triết học qua những tác phẩm được tạo lên. Chủ nghĩa này tập trung vào sự “thuần khiết” trong nghệ thuật, làm nổi bật lên sự đẹp đẽ nhưng đơn giản. Chủ nghĩa tân cổ điển đi đôi với phong trào khai sáng - phong trào tập trung vào lý trí, tiến bộ, đạo đức và là một phần thúc đẩy các phong trào cách mạng trên thế giới. Phong cách tân cổ điển đã thể hiện qua nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế nội thất và cả thời trang.

2. Lịch sử của phong cách tân cổ điển

Kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở châu Âu vào những năm 1750, phong cách tân cổ điển đã phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 18 và 19, đặc biệt là ở Mỹ, Châu Âu, Anh và Châu Mỹ Latinh. Ở Nga, với tham vọng xây dựng St.Petersburg theo phong cách tân cổ điển, Catherine Đại đế đã khiến nơi đây thành một thủ đô vĩ đại của châu Âu.

Lịch sử của phong cách tân cổ điển
Lịch sử của phong cách tân cổ điển

Đến năm 1800, Anh Quốc đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi kiến trúc tân cổ điển, dẫn đầu bởi những kiến trúc sư nổi tiếng như John Soane và Robert Adam. Tuy không phải là cái nôi của loại phong cách này, nhưng Mỹ là nơi phong cách tân cổ điển trở thành thương hiệu. Người Mỹ dần biết Neoclassical style trở thành một phần văn hóa của họ. 

Khi mới là một quốc gia non trẻ và được xây thành lập lên, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã mô phỏng cách xây dựng của Hy Lạp cổ đại - nơi khai sinh ra nền dân chủ. Điều này có thể đặc biệt nhận thấy trong những tòa nhà quan trọng của Mỹ như tòa nhà chính phủ, Nhà trắng, Tòa nhà Quốc hội Mỹ.

3. Đặc điểm của phong cách tân cổ điển trong kiến trúc

Những công trình Neoclassical style thường có quy mô khá lớn, đồ sộ với những tỷ lệ hình học chuẩn mang lại cảm giác như kiến trúc này do bàn tay chúa tạo. Với cách đưa sơ đồ mặt đối xứng vào cách xây dựng, các công trình tân cổ điển nhìn tưởng như đơn giản về hình thức nhưng thực chất mang lại sự hoàn hảo cổ điển điển hình từ người Hy Lạp và La Mã cổ đại.

. Đặc điểm của phong cách tân cổ điển trong kiến trúc
. Đặc điểm của phong cách tân cổ điển trong kiến trúc

Các công trình và tòa nhà được xây dựng theo phong cách tân cổ điển thường có mái bằng phẳng hoặc hình vòm tùy theo, sử dụng các cột trụ to lớn, ấn tượng (doric hoặc lonic), khiến những công trình này trông khá vương giả.

Bên ngoài những bức tường của kiến trúc tân cổ điển thường trang trí tối giản, không cầu kỳ, khiến kiến trúc toát ra hơi thở mạnh mẽ, vững chãi. Tuy nhiên xung quanh những kiến trúc này thường là các khu vườn được xây theo các mô hình hình học, thêm cuốn hút người nhìn.

4. Phong cách tân cổ điển trong nội thất

Phong cách tân cổ điển sẽ thường có xu hướng loại bỏ những chi tiết cầu kỳ, rườm rà trong kiểu thiết kế nội thất cổ điển cũ nữa mà sẽ đề cao sự đơn giản trong tạo hình và hoa văn. Đa số ngày này, màu sắc của phong cách tân cổ điển sẽ theo hơi hướng của kiến trúc Châu Âu hiện đại, phù hợp hơn với thị hiếu của đa số người sử dụng.

Những vật liệu thường được áp dụng vào thiết kế nội thất Neoclassical Style là đá cẩm thạch, da, gỗ. Các chất liệu được sử dụng thường là chất liệu cao cấp và được chế tác tinh xảo, nhìn đơn giản nhưng rất sang trọng, giúp không gian thêm phần tỏa sáng.

Phong cách tân cổ điển trong nội thất
Phong cách tân cổ điển trong nội thất

Khác với những phong cách đi trước như Rococo hay Baroque, Neoclassical ưa chuộng những đường cong mềm mại, không quá rườm rà mà có phần tinh xảo, đẹp đẽ không phô diễn. Đặc biệt những màu sắc nội thất thường được sử dụng trong phong cách này là những màu rất quý tộc như: Xám, đen, đỏ đô, rêu,... Ngoài ra, màu sắc các đồ trang trí nghiêng về việc chuộng những gam màu sáng như trắng, trắng sữa, kem, bạc,...

Các đường nét trên mặt tường bên trong có thể cầu kỳ hơn, trợ giúp cho những đồ nội thất trang trí trong căn phòng thêm nổi bật. Đồng thời, tính đối xứng cân bằng được áp dụng nhuần nhuyễn trong lối thiết kế này.

5. Ưu nhược điểm của phong cách tân cổ điển

5.1. Ưu điểm

Phong cách tân cổ điển làm rất tốt vai trò của nó trong việc loại bỏ bớt những sự rườm rà mà phong cách cổ điển mang lại. Mặc dù phong cách cổ điển được đánh giá rất cao bởi những sự chạm khắc tỉ mỉ trong từng họa tiết, chim muông uốn lượn cầu kỳ, nhìn rất xa hoa. Nhưng nó lại có phần nặng nề, với phong cách tân cổ điển, kiến trúc và không gian ngôi nhà của bạn sẽ trông sang trọng, thoải mái và tinh tế vô cùng.

Phong cách tân cổ điển giúp căn phòng trở nên sang trọng
Phong cách tân cổ điển giúp căn phòng trở nên sang trọng

Các phong cách tân cổ điển tại nhiều khu vực sẽ có sự khác nhau, thường được chia làm ba sự khác nhau chính là tân cổ điển ở Mỹ, tân cổ điển Anh và tân cổ điển Indochine. Phong cách tân cổ điển ở Việt Nam có phần pha trộn giữ Indochine và Trung Quốc. Có thể nói phong cách này có thể biến tấu đa dạng tùy thuộc vào sở thích và văn hóa. Neoclassical style phù hợp và đa dạng với nhu cầu sử dụng.

Với những đặc điểm của tân cổ điển, những ngôi nhà đưa phong cách này vào thì đều trông sang trọng và tinh tế. Đây là lý do chính khiến nó chinh phục được rất nhiều gia chủ.

5.2. Nhược điểm

Tất nhiên, có ưu điểm thì chắc chắn phải có nhược điểm, phong cách tân cổ điển không thể hoàn hảo hết với tất cả trường hợp được. Thứ nhất, phong cách này khá kén chọn không gian, nó không phù hợp với những căn phòng có diện tích nhỏ. Lý do là những thiết kế và đồ nội thất tân cổ điển thường có kích thước lớn và trông rất tinh tế, nếu đặt nó trong không gian hạn chế thì cảm giác khá ngột ngạt, bí bách.

Phong cách tân cổ điển chỉ nên ứng dụng trong không gian rộng
Phong cách tân cổ điển chỉ nên ứng dụng trong không gian rộng

Một nhược điểm nữa của loại thiết kế này là giá thành những đồ nội thất, chi phí thi công khá cao. Các bức tường mặt trong cần được khắc tỉ mỉ, chi phí thuê thợ làm sẽ khá tốn kém. Đặc biệt, các đồ nội thất sang trọng, vật liệu cao cấp như: Rèm, ghế bành, đèn chùm, lọ hoa,... đều có giá rất đắt. Đây là một điều phải đắn đo nếu như bạn muốn đưa phong cách tân cổ điển vào ngôi nhà của mình.

Với lối kiến trúc đặc biệt, thiết kế trang nhã và tinh tế, không thể nhận được vẻ đẹp của phong cách tân cổ điển. Với những thông tin bên trên thì chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn phong cách tân cổ điển là gì. Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích rộng và không lo về chi phí thì việc dùng phong cách tân cổ điển chắc chắn rất đáng thử đấy chứ.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1570 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT