Tìm hiểu về web chuẩn w3c và ý nghĩa của tiêu chuẩn w3c

Theo dõi work247 tại
Cát Tường tác giả work247.vn Tác giả: Cát Tường

World wide web chắc hẳn là một trong những phát minh vĩ đại nhất mà con người từng sáng tạo ra. Sau nhiều thập kỷ được xây dựng và phát triển, world wide web đã khiến như trái đất này không còn khoảng cách, và mở cửa tri thức cho biết bao thế hệ người dùng trên toàn thế giới. Để tiếp tục dòng chảy không ngừng của tri thức thì không thể phủ nhận được vai trò của các trang web, mà xây dựng được một trang web chắc chắn không đơn giản, phải tuân theo quy chuẩn nhất định. Và w3c là một trong những tiêu chuẩn đó, hãy cùng timviec365 tìm hiểu về nó nhé!

 
Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Muốn tìm việc làm

1. Sự ra đời của world wide web diễn ra như thế nào?

1.1. Những ngày đầu thực hiện ý tưởng

Từ những năm đầu của thập niên 1980, đã có những suy nghĩ đầu tiên về việc kết nối những thông tin trên thế giới lại với nhau, tạo thành một nguồn tài nguyên vô tận khổng lồ để tất cả có thể chia sẻ và xây dựng lên cùng nhau. Ý tưởng điên rồ ấy được Tim Berners-Lee nung nấu sau khi tốt nghiệp trường đại học danh tiếng Oxford, ông được công tác tại một phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn ở Thụy Sĩ, và ông đã gửi bản proposal (đề xuất ý tưởng) cho các lãnh đạo ở đây. Ý tưởng đó xoay quanh về một mô hình quản lý thông tin khá phức tạp và đồ sộ được liên kết với nhau và tập hợp tại một trang chủ.

W3C là tiêu chuẩn gì?
W3C là tiêu chuẩn gì?

Một điều cần phải lưu ý với độc giả đó là cần phân biệt giữa Internet và world wide web (www). Thời đó, Internet đã được ra đời, nhưng nó chỉ cơ bản là sự kết nối kém linh hoạt giữa các máy tính với nhau, để truy cập được tài nguyên thông tin bạn phải đăng nhập vào từng máy một và bạn chỉ được xem các loại thông tin khác nhau. Điều này đã gây nên sự khó khăn trong việc chia sẻ và lưu giữ thông tin, nhất là ở trong những viện khoa học lớn cần có sự lưu trữ bảo quản thông tin một cách bảo mật. Đây là điều mà Tim luôn trăn trở khi nhận vào làm tại viện vật lý hạt CERN, và ông đã gửi bản proposal nêu trên cho các cấp lãnh đạo. Đương nhiên các cấp lãnh đạo không dễ gì mà chấp nhận bản đề xuất của Tim, nhưng họ cho ông thời gian để hiện thực hóa nó.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thiết kế website

1.2. Thành công bước đầu

Thế là sau vài năm nỗ lực, tới năm 1990, Tim Berners-Lee đã viết ra ba loại công nghệ căn bản mà hiện nay mọi website đều sử dụng để vận hành, đó là:

HTTP: Giao thức giúp tài nguyên thông tin trên website đó được truy xuất và truy cập trên khắp nơi ở world wide web.

URL: hay còn gọi là đường “link”, địa chỉ dẫn tới tài nguyên thông tin của trang website đó.
HTML: Ngôn ngữ được sử dụng để đánh dấu và định dạng văn bản trên website.

Xây dựng web tiêu chuẩn W3C có khó không?
Xây dựng web tiêu chuẩn W3C có khó không?


Cho tới tháng 12 năm 1990, website đầu tiên của world wide web đăng tải chính project này cũng đã xuất hiện, và 1 năm sau những người ngoài Viện CERN cũng được mời tham gia xây dựng củng cố dự án. Sau khi bàn bạc với nhân sự ở CERN, Tim đã quyết định rằng dự án này sẽ miễn phí bản quyền vô thời hạn, ai cũng có quyền sử dụng và xây dựng nó. Từ đây, một trang mới của kỷ nguyên thông tin của con người thực sự được bắt đầu.

xem thêm: Việc làm nhân viên thiết kế website

2. Những thông tin cơ bản bạn cần biết về w3c

2.1. Sự xuất hiện của tiêu chuẩn w3c

Sau khi rời CERN, Tim và những cộng sự cứng của mình đã đặt ra những vấn đề sau: khi dự án đã được mở rộng quyền truy cập miễn phí vô thời hạn cho tất cả người dân toàn cầu, sự xây dựng không nhất quán của các ngôn ngữ HTML và các giao diện liên quan khiến các trang web trở nên khó truy cập, hay xảy ra lỗi và gây phiền toái cho người sử dụng.

Xây dựng web chuẩn như thế nào?
Xây dựng web chuẩn như thế nào?

Chính vì thế nên Tim Berners-Lee một lần nữa làm xoay chuyển thế giới, xây dựng nên cho riêng dự án www những tiêu chuẩn mà sau này được gọi là w3c - viết tắt của world wide web consortium. Trụ sở được thành lập nên ở phòng thí nghiệm khoa học công nghệ ở bang Massachusetts, hiện nay vẫn tiếp tục được hoạt động như là một diễn đàn mở rộng với chủ đề thảo luận chính là những vấn đề trong công tác xây dựng, thiết kế website và củng cố những quy chuẩn cộng đồng cho www ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai. Ngày nay w3c đã xuất hiện nhiều trụ sở ở khắp nơi trên toàn thế giới, với trụ sở châu Á là Đại học Beihang tọa lạc tại Trung Quốc.

mẫu cv xin việc

2.2. Những ngôn ngữ tiêu chuẩn w3c căn bản mà ai cũng nên biết

Với mục tiêu cuối cùng của w3c là đảm bảo cho sự truy cập mượt mà và thoải mái nhất cho người dùng web trên khắp thế giới, w3c tồn tại như một diễn đàn để đảm bảo điều đó diễn ra được trơn tru nhất có thể. Sau gần 30 năm phát triển, w3c đã xây dựng những ngôn ngữ tiêu chuẩn web như HTML, SSML, SVG, VoiceXML, WSDL, XHTML, XSLT, XPath, XQuery, XMLEvents, XMLSchema, CGI, DOM, RDF, P3P, SISR,.... luôn là những ngôn ngữ mà các nhà thiết kế web cần phải chú ý khi xây dựng.

W3C có mặt từ khi nào?
W3C có mặt từ khi nào?

2.3. Những bước cần nhớ khi xây dựng web đủ tiêu chuẩn w3c:

Mỗi ngôn ngữ tiêu chuẩn có vẻ khó hiểu kia được trải qua 4 giai đoạn, khá gắt gao đối với các nhà thiết kế web, nhưng chung quy lại chỉ là xây dựng để đảm bảo trải nghiệm của người dùng mạng toàn cầu (world wide web) mà thôi. 

Vì sao lại là W3C?
Vì sao lại là W3C?

Giai đoạn thứ nhất: Xây dựng bản phác thảo (Working draft). Giai đoạn này các nhà thiết kế web cần phải đưa ra bản “nháp” xem trang web của mình sẽ có giao diện như thế nào, nội dung thông tin thể loại gì, có những thao tác như thế nào, có đúng chuẩn ngôn ngữ giao diện như ở trên không.

Giai đoạn thứ hai: Chỉnh sửa lần cuối cùng (Last Call): Coi như bản nháp đã được hoàn thành, tham khảo mẫu web chuẩn ngôn ngữ và tiêu chuẩn khác, xây dựng đầy đủ các yếu tố còn thiếu để chuẩn bị thực hiện proposal đề xuất ý tưởng.

Giai đoạn thứ ba: Trình chuẩn bản đề xuất (Proposed Recommendation): Đây là khi bạn đã hoàn thành xong trang web, xây dựng một bản proposal đề xuất ý tưởng chuẩn để trình lên Hội đồng Khuyến nghị w3c (w3c Advisory Committee) để có những kết quả cuối cùng.

Giai đoạn thứ tư: Trình chuẩn năng lực ứng cử (Candidate Recommendation): Là giai đoạn cuối cùng, khi các thành viên của Hội đồng Khuyến nghị phê duyệt quyết định đạt chuẩn website của bạn.

Xem thêm: Việc làm nhân viên IT phần mềm

2.4. Mục đích của một trang web tiêu chuẩn w3c

Xây dựng trang web tiêu chuẩn w3c đối với nhiều doanh nghiệp thì đây là yếu tố cơ bản trong SEO Marketing, vì một khi web đã đạt đủ tiêu chuẩn w3c thì khả năng tài nguyên thông tin của trang web đó được lên top tìm kiếm là rất cao. Thuật toán của Google hay bất kỳ trang tìm kiếm nào cũng đều tìm kiếm dựa trên sự tín nhiệm (credibility), và tính chân thực, chuyên gia cao (authority), và đạt tiêu chuẩn quốc tế dựng web w3c là một trong số đó. 

W3C đối với SEO Marketing
W3C đối với SEO Marketing

Lượt traffic của trang web bạn thiết kế nên sẽ cao hơn rất nhiều nếu trang web đạt chuẩn w3c. Bên cạnh đó, trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0 hiện nay, một nền tảng không thể không nhắc tới chính là di động. Xây dựng web chuẩn w3c sẽ khiến cho thao tác trên các thiết bị di động trở nên mượt mà hơn, tương thích với những trải nghiệm trên website, nâng cao sự tiện lợi và traffic cho người dùng và người làm web. Tốc độ tải trang web cũng được cải thiện hơn rất nhiều nữa. Với nhiều tính năng ưu việt như vậy, không thể phủ nhận được vai trò của việc xây dựng website chuẩn w3c đóng vai trò rất quan trọng trong SEO Marketing.

Xem thêm: Tìm hiểu về lỗ hổng bảo mật và những cách giảm thiểu lỗ hổng

Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần biết về mạng toàn cầu và w3c, tiêu chuẩn lập web mà mạng toàn cầu đưa ra. Timviec365 mong bạn đọc thấy bài viết này có ích!

 
mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1566 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT