Tìm hiểu về lỗ hổng bảo mật và những cách giảm thiểu lỗ hổng
Theo dõi work247 tạiTrong lĩnh vực an toàn toàn thông tin có nhiều thuật ngữ, trong đó nhiều người quan tâm tới thuật ngữ “Lỗ hổng bảo mật”. Để giải đáp được những thắc mắc của người dùng thì work247.vn đã chia sẻ thông tin về lỗ hổng bảo mật qua chính bài viết này.
1. Khái quát về “Lỗ hổng bảo mật”
Lỗ hổng bảo mật là vấn đề được quan tâm nhiều trong lĩnh vực an ninh mạng. Tìm hiểu về các vấn đề có liên quan tới lỗ hổng bảo mật để nâng cao hiểu biết và có được kinh nghiệm xử lý khi gặp phải lỗ hổng bảo mật.
1.1. Định nghĩa của “lỗ hổng bảo mật”
Lỗ hổng bảo mật trong tiếng anh được viết là vulnerability, thuật ngữ này được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đối tượng chính mà thuật ngữ này nói tới chính là điểm yếu của các vấn đề liên quan tới thông tin.
Dưới đây là những định nghĩa về lỗ hổng bảo mật mà các bạn cần phải nắm rõ để hiểu về bản chất ý nghĩa của nó.
- Lỗ hổng bảo mật chính là “điểm yếu” của các hệ thống thông tin, là điểm yếu của quy trình bảo mật, điểm yếu của quá trình kiểm soát nội bộ… những yếu tố này có thể bị xâm nhập bởi một loại tác nhân gây hại nào đó.
(Theo định nghĩa của Viện Tiêu chuẩn & Công nghệ Quốc Gia).
- Lỗ hổng bảo mật chính là những điểm yếu được xác định từ một loại tài sản nào đó có nguy cơ bị xâm nhập và khai thác bởi các mối nguy hại từ internet. Tài sản được nói tới có thể là một vật nào đó có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
(Diễn giải từ định nghĩa từ ISO 27005).
- Lỗ hổng bảo mật chính là các điểm yếu được xác định trong các bản thiết kế, trong quá trình triển khai hoặc là quá trình quản lý của một hệ thống nào đó, Những dạng tài nguyên này có thể bị tấn công ngầm bởi một hoặc nhiều mối nguy hại nào đó nhằm mục đích tạo ra sự sai lệch đối với các chính sách bảo mật trong hệ thống đó.
(Theo định nghĩa của IETF RFC 4949).
Ngoài ra thì còn rất nhiều định nghĩa khác của các tổ chức về “lỗ hổng bảo mật”, nếu bạn thực sự quan tâm thì bạn có thể tìm kiếm các định nghĩa khác của ENISA, The Open Group, ISACA…
Thông qua những định nghĩa được phân tích ở trên thì chúng ta có thể đúc kết lại được cách hiểu đơn giản về lỗ hổng bảo mật như sau: Lỗ hổng bảo mật chính là những điểm yếu tồn tại trong các thiết kế cũng như là các cấu hình cụ thể của hệ thống, là lỗi xuất hiện do các lập trình viên hoặc là do sự sơ xuất trong quá trình vận hành.
Xem thêm: Cyber security là gì? Tầm quan trọng của Cyber security trong IT
1.2. Sự ảnh hưởng cụ thể của lỗ hổng bảo mật
Các tin tặc để tấn công vào các lỗ hổng trong hệ thống thông tin thì cần phải kết nối với các máy tính, chúng có rất nhiều cách để khai thác các lỗ hổng bảo mật khác nhau. Thông thường khi chúng ta đề cập tới lỗ hổng về bảo mật thì thường nghĩ ngay tới các lỗ hổng bảo mật trong vấn đề kỹ thuật, lỗi phần mềm hoặc là phần cứng đồng thời sự sơ sót của người làm việc với hệ thống thông tin gây mất an toàn thông tin cũng chính là một yếu tố kỹ thuật trong lỗ hổng bảo mật.
Đối với mỗi loại lỗ hổng bảo mật thì sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chúng có thể gây ảnh hưởng tới các chất lượng của mỗi dịch vụ được cung cấp, chúng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới tất cả hệ thống, gây ra tình trạng ngưng trệ trong nhiều dịch vụ…
1.3. Các loại lỗ hổng bảo mật
Hiện nay, có 3 loại của lỗ hổng bảo mật. Tìm hiểu các loại lỗ hổng để có phương án xử lý hiệu quả đối với từng loại.
Đầu tiên là lỗ hổng bảo mật kiểu C: Dạng này cho phép tin tặc có thể thực hiện cuộc tấn công DoS (Denial of Services), có nghĩa là làm cho hệ thống đột ngột ngừng hoạt động, gặp trục trặc, gây phiền toái cho người dùng khi sử dụng dịch vụ của hệ thống.
Loại lỗ hổng này không phá hỏng các dữ liệu trong hệ thống và không phá hỏng quyền truy cập vào các hệ thống.
- Thứ hai là lỗ hổng bảo mật loại B: Đối với loại này thì cho phép người dùng có thể dễ dàng truy cập vào trong hệ thống mà không cần phải xác mình về tính hợp lệ hay không, từ đó khiến cho thông tin của người dùng, của hệ thống bị lộ ra.
- Thứ ba là lỗ hổng bảo mật loại A: Loại lỗ hổng này có thể cho phép những người dùng ở ngoài hệ thống vẫn có thể thực hiện việc truy cập vào trong hệ thống một cách không hợp pháp. Loại này gây ra tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với hai loại kia, nó có thể phá hỏng hết toàn bộ hệ thống.
Xem thêm: Hé lộ: OTP là gì? Mã bảo mật cực tốt và phổ biến hiện nay
1.4. Những hệ thống thường có lỗ hổng bảo mật
Xác định những nơi mà lỗ hổng bảo mật thường xuất hiện để có phương án khắc phục lỗ hổng bảo mật. Theo đó những nơi thường xuất hiện lỗ hổng bảo mật cụ thể như sau:
- Xuất hiện tại những website, các ứng dụng trên web hoặc là mobile.
- Xuất hiện trong những thiết bị IoT.
- Xuất hiện trong những phần mềm trên máy tính và điện thoại, đồng thời trong các hệ điều hành phổ biến.
- Xuất hiện trong các API, trong các mã nguồn.
- Xuất hiện trong những giao thức mã hóa hay truyền tải…
- Xuất hiện trong những thiết bị mạng.
2. Khám phá nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật
Nói tới nguyên nhân thì có vô số các nguyên nhân gây ra những lỗ hổng này. Cùng khám phá để biết chúng là gì nhé.
- Sự phức tạp của hệ thống: khiến cho lỗ hổng có xác xuất tăng lên đáng kể, các cấu hình có nguy cơ bị sai sót rất lớn.
- Tính chất phổ biến của các yếu tố như mã, hệ điều hành, phần mềm, phần mềm/phần cứng… khiến cho nguy cơ bị tấn công.
- Tính chất kết nối: Nếu thiết bị của bạn có nhiều kết nối thì có thể gây ra những lỗ hổng cao.
- Khả năng quản lý đối với các mật khẩu trong hệ thống kém: Nếu bạn dùng mật khẩu với kết cấu yếu, dùng lại nhiều lần, dùng cho nhiều tài khoản thì cũng có nguy cơ tạo ra các lỗ hổng.
- Hệ điều hành bị lỗi: Bạn đừng nghĩ rằng hệ điều hành không bao giờ bị lỗi nhé, chúng cũng có thể bị lỗi khi được cài đặt chạy một cách mặc định, virus có thể thâm nhập vào hệ thống bất cứ lúc nào.
- Những phần mềm theo dõi, gián điệp xuất hiện, nhiều người vô tình click vào các phần mềm này và khiến cho virus dễ dàng thâm nhập vào máy tính của bạn.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó chính là từ sự sơ sót của con người. Suy cho cùng thì con người chính là người tạo ra hệ thống, vận hành hệ thống… sẽ có những lúc họ lơ là mà không quản lý được hết các vấn đề trên hệ thống để xảy ra tình trạng xuất hiện lỗ hổng.
Xem thêm: Việc làm kỹ thuật ứng dụng
3. Những giải pháp loại trừ lỗ hổng
Để loại trừ hoàn toàn lỗ hổng trên hệ thống của bạn là điều không thể nào, nhưng chúng ta cũng sẽ có thể hạn chế được tối đa nhất có thể việc những tin tặc có thể thâm nhập vào lỗ hổng của các tổ chức. Có một số phương án để hạn chế lỗ hổng bảo mật:
- Áp dụng kiến thức về bảo mật thông tin trong quá trình lập trình ra các website có tính bảo mật cao.
- Áp dụng những giao thức mã hóa và giao thức trong bảo mật một cách hiệu quả.
- Tìm các lỗ hổng trong hệ thống. Bạn hãy sử dụng công cụ quét lỗ hổng cho hệ thống như là công cụ Scan Website, hoặc bạn có thể tạo ra “Chính sách bảo mật”, “Chính sách báo cáo lỗ hổng” một cách chi tiết để đăng tải lên hệ thống website, nhằm thu hút những “mũ trắng” có thể phát hiện và báo cáo để bạn biết lỗ hổng trên hệ thống của bạn là gì.
- Tìm kiếm lỗ hổng thủ công.
- Bạn hãy khởi động chương trình có tên là “Bug Bounty”
Ngoài những giải pháp để hạn chế lỗ hổng được nêu ở trên thì trong giới công nghệ thông tin, bảo mật và an toàn thông tin cũng áp dụng nhiều biện pháp khác, áp dụng bằng nhiều công cụ hỗ trợ khác.
Trên đây là những vấn đề về bảo mật lỗ hổng được khai thác chi tiết nhằm cung cấp cho người đọc hiểu và biết về vấn đề lỗ hổng bảo mật.
2029 0