Giải đáp phương thức bán hàng trả chậm trả góp là gì?

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Bán hàng trả chậm trả góp mở ra cơ hội cho những người muốn sở hữu một sản phẩm có giá trị hay trải nghiệm dịch vụ nào đó mà chưa có đủ điều kiện để thanh toán hết trong một lần. Phương thức bán hàng này vừa giúp người mua có thể tiếp cận với sản phẩm, vừa giúp người bán bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Vậy phương thức bán hàng trả chậm trả góp là gì? Ưu điểm và hạn chế của phương thức này? Cùng tìm hiểu về phương thức bán hàng trả chậm trả góp qua bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Phương thức bán hàng trả chậm chậm trả góp là gì?

1.1. Trả chậm trả góp là gì?

Trả chậm trả góp là hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ, trong đó người mua không bắt buộc phải thanh toán toàn bộ số tiền hàng ngay tại thời điểm mua mà có thể lùi lại thời hạn trả tiền sau một thời gian nhất định. Không có quy định cụ thể nào về thời hạn hoàn tất số tiền hàng. Khoảng thời gian này sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.

Hiểu đúng về phương thức bán hàng trả chậm trả góp
Hiểu đúng về phương thức bán hàng trả chậm trả góp

Theo quy định của pháp luật, trong thời gian bên mua chưa hoàn tất thanh toán tiền hàng, bên bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu đối với hàng hóa đó, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận đặc biệt nào đó giữa hai bên.

Phương thức mua hàng trả chậm trả góp thường được áp dụng trong trường hợp mua bán hàng hóa có giá trị trung bình hoặc lớn, chẳng hạn như điện thoại, xe máy, máy tính, TV, tủ lạnh và các món đồ gia dụng khác có giá trị cao, hoặc mua bán nhà cửa, đất đai… Người mua chưa có đủ điều kiện để thanh toán hết tiền mua hàng, vì vậy bên bán có thể chấp nhận hình thức trả chậm trả góp.

Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đều cung cấp phương thức mua hàng trả chậm trả góp thông qua các công ty cho vay tín chấp để gia tăng doanh số bán hàng và tạo điều kiện cho người mua có thể sở hữu sản phẩm. Việc hợp tác với các công ty cho vay tín chấp cũng đảm bảo có thể thu hồi được nợ.

Doanh nghiệp bán lẻ cung cấp phương thức mua hàng trả chậm trả góp
Doanh nghiệp bán lẻ cung cấp phương thức mua hàng trả chậm trả góp

Khi mua hàng theo hình thức này, bên bán và bên mua sẽ cùng ký kết vào một hợp đồng mua trả chậm hoặc trả góp. Hợp đồng thường được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Sau khi ký kết hợp đồng xong, bên mua có quyền sử dụng hàng hóa và cũng có trách nhiệm hoàn thành thanh toán số tiền theo đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng. Như vậy, hợp đồng bán hàng trả góp trả chậm được ký kết dựa trên tinh thần tự nguyện giữa bên mua và bên bán.

1.2. Lãi suất khi mua hàng trả chậm trả góp

Trong một hợp đồng mua hàng trả chậm trả góp luôn có sự tham gia của ba bên, bao gồm bên bán hàng, bên mua hàng và công ty tín dụng thế chấp. Trong hợp đồng thường ghi rõ ngày làm hợp đồng, tên mặt hàng mua bán, giá trị của mặt hàng đó, thời hạn trả chậm hoặc trả góp, phương thức thanh toán, lãi suất và số tiền trả góp mỗi tháng.

Thời gian trả góp do bên bán và bên mua thỏa thuận
Thời gian trả góp do bên bán và bên mua thỏa thuận

Thời gian trả góp thường được tính theo tháng hoặc năm. Khi mua các mặt hàng như điện thoại, máy tính, TV, tủ lạnh, thời gian trả góp thường sẽ là 3 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 12 tháng hoặc dài hơn. Thời gian trả góp càng dài thì lãi suất càng cao.
Lãi suất trong hợp đồng trả chậm trả góp được quy định theo thỏa thuận giữa bên cho vay tín chấp và bên bán. Nhìn chung, lãi suất không được vượt quá 20% giá trị của mặt hàng mua bán, ngoại trừ một vào trường hợp đặc biệt khác theo quy định. Nếu lãi suất vượt quá quy định thì lãi suất đó sẽ không có hiệu lực. Thông thường, mức lãi xuaats trong các hợp đồng mua bán hàng trả chậm trả góp không cao, chỉ khoảng 2%/ năm, vị chi không vượt quá 0,15%/ tháng.

1.3. Các hình thức mua hàng trả góp

Hiện nay, các nhà bán lẻ cung cấp nhiều hình thức mua hàng trả góp khác nhau dựa trên số tiền trả trước hoặc hình thức trả góp.

1.3.1. Trả góp 0 phần trăm

Khi mua hàng trả góp 0%, khách hàng có thể chia nhỏ số tiền mua hàng để trả dần theo từng tháng. Số tiền phải trả mỗi tháng là như nhau và khách mua hàng không phải chịu thêm bất kỳ khoản lãi suất nào.

Bạn có thể phải trả trước một số tiền khi mua hàng trả góp
Bạn có thể phải trả trước một số tiền khi mua hàng trả góp

Hiện nay có hai hình thức trả góp 0%:

- Trả góp 0% và có trả trước một số tiền. Thông thường số tiền trả trước sẽ tương đương 20 – 30% giá trị sản phẩm. Số tiền còn lại sẽ được chia đều cho số tháng quy định trong hợp đồng mua bán theo thỏa thuận giữa các bên.

- Một hình thức khác của trả góp 0% đó là mua hàng mà không cần trả trước bất kỳ khoản tiền nào. Áp dụng với những khách hàng sở hữu thẻ tín dụng. Khách hàng không cần trả trước bất kỳ khoản nào. Số tiền trả góp hàng tháng sẽ được tự động trừ vào hạn mức của thẻ và khách hàng sẽ phải chịu một khoản phí chuyển đối trả góp.

1.3.2. Trả góp 0 đồng

Khi mua trả góp 0 đồng khách hàng phải trả trước một khoản tiền và hàng tháng phải trả thêm tiền lãi theo quy định. Tổ chức tín dụng thế chấp sẽ dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn trả góp để tính toán số tiền trả góp.

Quy trình duyệt mua hàng trả góp rất nhanh chóng
Quy trình duyệt mua hàng trả góp rất nhanh chóng

Ưu điểm của của cả hình thức trả góp 0 đồng và trả góp 0% đó là duyệt thủ tục trả góp rất nhanh. Công ty tín dụng sẽ dựa vào độ tuổi, CMND/ CCCD hoặc Giấy phép lái xe, Sổ hộ khẩu và lịch sử mua hàng trả góp để xét duyệt xem khách hàng có đủ điều kiện mua trả góp hay không.

2. Có cần khai thuế GTGT với hàng hóa trả chậm trả góp không?

Hàng hóa bán theo phương thức trả chậm trả góp cũng sẽ được tính thuế. Theo quy định của Nhà nước, căn cứ để tính thuế GTGT phụ thuộc vào giá trị gốc của hàng hóa bán ra và không bao gồm phần lãi khi trả chậm trả góp.

Ví dụ: Doanh nghiệp A bán trả góp một mặt hàng X với giá trong hợp đồng trả góp là 41,5 triệu đồng. Trong đó, giá bán mặt hàng X là 4o triệu đồng và 1,5 triệu đồng là tiền lãi trả góp. Khi đó, thuế GTGT sẽ chỉ được áp dụng với giá gốc của mặt hàng X, tức là áp dụng với giá trị 40 triệu đồng.

Chiếu theo quy định trên, khi kê khai thuế GTGT, doanh nghiệp không cần phải kê khai phần tiền lãi trong các hợp đồng trả chậm trả góp. Tương tư, khi lập hóa đơn bán hàng trả chậm trả góp, doanh nghiệp được phép tách phần lãi ra và không kê khai thuế GTGT.

Không cần khai thuế GTGT với hàng hóa trả chậm trả góp
Không cần khai thuế GTGT với hàng hóa trả chậm trả góp

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được phương thức bán hàng trả chậm trả góp là gì và những quy định liên quan đến phương thức này. Mua hàng trả chậm trả góp mở ra cơ hội sở hữu hàng hóa cho những người chưa đủ khả năng kinh tế để trả thẳng một lần. Tuy nhiên, khi mua hàng trả chậm trả góp bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, các chương trình ưu đãi, cũng như lãi suất, phụ phí và kỳ hạn thanh toán để tránh bị thiệt nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem885 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT