PMC là gì? - Bật mí cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của PMC
Theo dõi work247 tạiQuản lý dự án hay PMC là vị trí rất quan trọng trong bất kể một công ty hay doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công việc của một PMC cũng rất đa dạng và thú vị đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ năng. Vậy bạn đã hiểu gì về vị trí này? Bài viết sau sẽ giải mã câu hỏi PMC là gì?
1. Những thông tin cơ bản về PMC
Chắc hẳn không ít bạn làm ở doanh nghiệp và các công ty đã được nghe qua cũng như biết đến vị trí tư vấn viên quản lý dự án hay quản lý dự án nhưng ít người biết đến tên tiếng Anh của vị trí này. Đây chính là Project Management Consultant hay được viết tắt là PMC.
Trước sự phát triển và đầu tư mạnh các dự án trong và ngoài nước thì công tác về tư vấn quản lý dự án càng được đánh giá cao bởi lẽ công việc này có tác động đến quy trình quản lý và tiến hành các dự án đảm bảo tiến độ được giao.
Thực tế thì công việc này phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khách quan, môi trường vĩ mô như sự phát triển của nền kinh tế, môi trường kinh doanh cạnh tranh, xu hướng công nghệ 4.0, sự bùng nổ của nền tảng công nghệ số và các xu hướng phát triển của nền kinh tế Thế giới.
Một tính chất của chuyên viên tư vấn dự án (Project Management Consultant) khác biệt nổi bật so với nhân viên quản lý dự án thông thường tham gia trực tiếp vào quy trình hoạt động dự án là chuyên viên tư vấn dự án sẽ dành thời gian để nghiên cứu, tư vấn thực tiễn bên ngoài nhằm mục tiêu đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Xem thêm: Việc làm online
2. Công việc của một PMC
Công việc của một PMC phải làm là sử dụng kỹ năng chuyên môn của họ để cung cấp thông tin dự án, giám sát và tư vấn cho lãnh đạo thực hiện một hoặc nhiều dự án từ khi dự án được đề xuất bắt đầu đến khi dự án được hoàn thành và bàn giao lại.
Người tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ đảm bảo quản lý nguồn tài chính và ngân sách của công ty, điều hành quan hệ trước, trong và sau dự án một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ở mỗi lĩnh vực và doanh nghiệp khác nhau thì PMC sẽ đảm nhiệm các công việc khác nhau dựa theo yêu cầu được giao của cấp trên. Tuy nhiên thì PMC phải luôn đảm bảo điều phối tốt các hoạt động của dự án và công việc của các thành viên còn lại trong nhóm.
Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo một số công việc cụ thể của PMC cần phải thực hiện là:
- Trước khi bắt đầu cuộc họp, chuyên viên tư vấn dự án sẽ chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến dự án.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững, tốt đẹp với khách hàng, đối tác dự án, các nhà cung cấp nguyên vật liệu trang thiết bị cho dự án và quản lý cấp trên.
- Nghiên cứu, biên soạn tài liệu, cập nhật các loại tài liệu mới có liên quan đến công việc, thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
- Với vai trò tư vấn dự án thì PMC phải chuẩn bị các tài liệu để thuyết trình trước cuộc họp, trước đối tác, nhà cung ứng và khách hàng của mình.
- Thực hiện nghiên cứu các dự án khác trong khuôn khổ kế hoạch của doanh nghiệp.
- Quan sát phân tích số liệu, tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra các giải pháp xử lý vấn đề phát sinh trong dự án
Xem thêm; Cv online free
3. Kỹ năng và kiến thức PMC cần có
Làm một chuyên viên tư vấn dự án thì đảm bảo các kỹ năng mềm cũng như kỹ năng cứng là rất quan trọng trong công việc. Đồng thời quyết định đến lộ trình thăng tiến trong tương lai. Là một PMC, bạn được yêu cầu phải có các kỹ năng và kiến thức sau:
- Kiến thức kinh doanh: Đây là kiến thức bắt buộc yêu cầu các Project Management Consultant phải có vì chuyên viên tư vấn dự án phải đề xuất ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với công ty và thị trường hướng đến.
- Kiến thức kế toán: Kế toán luôn là một phần không thể thiếu trọng hoạt động kinh doanh, vì lẽ đó, khi bạn trau dồi cho mình một chút kiến thức về kế toán sẽ giúp bạn đưa ra các phán đoán chính xác hơn về nghiên cứu thị trường.
- Kiến thức pháp luật: Trong kinh doanh, càng am hiểu pháp luật càng là người chiếm được nhiều lợi thế khi đưa ra quyết định, tránh vi phạm quy định pháp luật của Nhà nước, đồng thời doanh nghiệp có thể dựa vào yếu tố pháp luật để tạo ra điểm khác biệt cho mình.
- Kỹ tiếp thị: Chắc chắn rằng trong ngành PMC, nếu thiếu kỹ năng tiếp thị thì bạn khó lòng có khả năng sống sót trong lĩnh vực đầy cạnh tranh này. Khi thực hiện tiếp thị tốt, bạn có thể thu hút được các khách hàng tiềm năng về công ty, tỷ lệ dự án tư vấn thành công cao hơn chưa kể còn tăng được độ nhận diện thương hiệu.
- Kiến thức và kỹ năng bán hàng: Việc tạo ra lợi nhuận và doanh thu cho công ty rất quan trọng và PMC cần biết đưa ra đề xuất thích hợp và khéo léo gợi ý, kéo khách hàng về phía mình mục tiêu bán được hàng và tăng doanh thu.
Xem thêm: Việc làm tư vấn giám sát xây dựng
4. Làm gì để trở thành một Project Management Consultant chuyên nghiệp?
Đây là thắc mắc mà nhiều người đặt ra với tham vọng có những bước tiến sâu hơn trong ngành. Chung quy, một Project Management Consultant chuyên nghiệp phải đảm bảo được những yếu tố sau đây:
- Hoàn thiện các kỹ năng và trình độ chuyên môn: Kỹ năng và trình độ chuyên môn là nền tảng cơ bản để trở thành PMC chuyên nghiệp. Ngoài việc trang bị đầy đủ kiến thức thì để đạt được mức độ chuyên nghiệp bạn cần học hỏi thêm kỹ năng quản lý, tư duy và sắp xếp công việc, hoạt động dự án.
Về trình độ chuyên môn thì sở hữu bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên ngành là minh chứng cho khả năng của bạn. Ở mức độ chuyên nghiệp, người ta thường xem xét đến chứng chỉ ở bằng Đại học, Cao học trở lên.
Bên cạnh đó trình độ thực chiến với các dự án thực tế rất quan trọng trong quá trình làm việc. Nếu như nói chuyên môn lý thuyết là nền móng thì kinh nghiệm thực tế là bộ mặt ngôi nhà của bạn.
- Thể hiện tối đa kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Khi bạn đã hoàn thiện được các kỹ năng và kiến thức cho bản thân thì tạo lập mối quan hệ rất quan trọng, đặc biệt là các mối quan hệ làm ăn kinh doanh.
Xem thêm: Việc làm project assistant
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên và xây dựng tương tác bền vững tốt đẹp với đối tác khách hàng sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới công việc, lộ trình thăng tiến vì chính họ sẽ là những người trực tiếp đánh giá năng lực và truyền thông hình ảnh cá nhân của bạn.
- Nhận sai sót và biết rút kinh nghiệm từ thất bại: Điều này là cực kỳ quan trọng trong con đường đi đến một tư vấn dự án chuyên nghiệp, bởi lẽ có rất nhiều người do tự phụ và bảo thủ không nhận sai, nên sai lầm dẫn tiếp đến sai lầm và sẽ không bao giờ phát triển lên được.
Biết sửa sai và rút kinh nghiệm cũng sẽ làm cho mọi người xung quanh có thiện cảm và mong muốn hỗ trợ bạn tốt hơn. Và từ những kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng cần thiết đã nêu trên thì bạn sẽ tạo lập được nền tảng phát triển vững mạnh không chỉ cho mình mà còn cho công ty của bạn.
Chắc hẳn rằng giờ đây work247.vn đã giúp độc giả hiểu được phần nào PMC là gì. Mong rằng những chia sẻ trên có hữu ích cho các bạn độc giả của work247.vn.
2749 0