Quản lý lớp học là gì? Tìm hiểu chung về quản lý lớp học
Theo dõi work247 tạiKhi nhắc tới lớp học, chắc hẳn ai cũng hiểu ra ngay lập tức đó là một phòng học bao gồm một tập thể học sinh sinh hoạt và học tập trong đó. Tuy nhiên, nếu như không có một quản lý lớp học thì chắc chắn các bạn học sinh đó sẽ không thể tự mình học tập, sinh hoạt đúng cách, qua đó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của trường học. Vậy quản lý lớp học là gì? Hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công việc quản lý lớp học hiện nay nhé.
1. Tìm hiểu chung về quản lý lớp học hiện nay
Như chúng ta đã biết thì các hệ thống trường học hay là những cơ sở giáo dục khác chính là những thành phần chính góp phần tạo nên hệ thống giáo dục của một bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, đối với các hệ thống trường học hay là các cơ sở giáo dục khác thì lớp học lại chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hệ thống giáo dục của chính ngôi trường đó một cách hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo cho chất lượng giáo dục của một ngôi trường thật chất lượng thì công việc quản lý, đặc biệt là quản lý lớp học lại là một việc cực kỳ quan trọng và cần thiết góp phần giúp cho cả một thể hệ thống có thể hoạt động một cách trơn tru nhất. Vậy quản lý lớp học là gì?
Quản lý lớp học có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng để chỉ công việc của các giáo viên là chủ nhiệm của một tập thể học sinh ở trong cùng một lớp. Công việc của công việc quản lý lớp học này thường là những hoạt động nhằm ngăn chặn, hạn chế tối đã những hành vi trái với quy định, đạo đức của trường học của một học sinh khi còn học tập trong nhà trường. Ngoài ra, nếu như những học sinh hay là các đối tượng được quản lý làm trái quy định của nhà trường thì quản lý lớp học cũng có thể thực hiện công việc xử lý, đối phó cũng nằm trong phạm vi cho phép.
Có thể thấy quản lý lớp học chính là một yếu tố đóng góp vô cùng quan trọng cho quá trình xây dựng, duy trì và phát triển chất lượng của một hệ thống giáo dục.
Xem thêm: Quản lý nhà trường là gì? Thông tin cơ bản về quản lý nhà trường
2. Vai trò của một quản lý lớp học hiện nay đối với hệ thống giáo dục
2.1. Đảm bảo cho quá trình giảng dạy diễn ra thật tốt
Thông thường, quản lý lớp học hay là các giáo viên chủ nhiệm của một lớp học sẽ là những người chịu trách nhiệm cho công tác quản lý một tập thể mà họ được phân công, đảm nhận. Việc thực hiện quản lý một lớp học thật chặt chẽ, nghiêm túc sẽ khiến cho việc giảng dạy của họ diễn ra được dễ dàng, trơn tru hơn rất nhiều, qua đó góp phần xây dựng, duy trì và phát triển cho chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục thông qua việc giảng dạy.
Bên cạnh đó thì việc xây dựng các tiết học, bài giảng theo kế hoạch đã được lập trước cũng sẽ giúp tạo ra sự những hứng thú, qua đó tăng khả năng tiếp thu cho các bạn học sinh, đồng thời góp phần giúp cải thiện cho chất lượng của các bài giảng trở nên tốt hơn. Với một nền giáo dục chất lượng tốt thì đất nước mới có thể trở nên phát triển hơn với những thế hệ tương lai chất lượng cao.
2.2. Xây dựng, hình thành môi trường giáo dục, học tập chất lượng cho tập thể
Với độ tuổi năng động của các em học sinh thì việc mất trật tự, nói chuyện riêng hay là làm việc riêng ở trong giờ học là một điều dễ hiểu, xảy ra một cách thường xuyên. Nếu như không có những phương pháp quản lý hiệu quả được đưa ra thì rất dễ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường giáo dục của hệ thống trường học, kéo theo đó là lớp học dần mất đi sự tập trung nghiêm túc, quy củ nề nếp và tình trạng sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn về sau.
Tuy nhiên thì nếu như một lớp học được quản lý tốt cũng như đảm bảo các em học sinh thực hiện nghiêm túc các nội quy chắc chắn môi trường học tập đó sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Ngoài ra, môi trường học tập không những ảnh hưởng đến các bạn học sinh, sinh viên mà còn có thể ảnh hưởng lên cả những người đang thực hiện công việc giảng dạy, quản lý lớp học. Nếu như một môi trường học tập, làm việc có chất lượng được đảm bảo thì mới giúp cho việc học tập của các bạn học sinh hay là công tác giảng dạy của giáo viên mới phát huy được hết khả năng, qua đó góp phần xây dựng, kiến tạo lên những giá trị cốt lõi cho nên giáo dục lâu dài.
Xem thêm: Trường công lập là gì? Nên theo học trường công lập hay dân lập?
3. Một số phương pháp để quản lý tốt một lớp học
3.1. Xây dựng các kế hoạch, phương pháp giảng dạy chất lượng
Đây có lẽ là một giải pháp đầu tiên mà bất cứ thầy cô hay quản lý lớp học nào cũng đang thực hiện và phát triển qua từng ngày. Việc xây dựng các kế hoạch hay là những phương pháp giảng dạy mới có thể sẽ khiến cho sự hứng thú trong học tập của các đối tượng học sinh, sinh viên được nâng cao hơn, đồng thời cũng mang đến thêm những cách thức truyền đạt, mới mẻ, thú vị, góp phần mang tới sự chất lượng trong các tiết học cho các bạn học sinh.
Tuy nhiên thì để có thể làm được điều này thì cũng không đơn giản, đòi hỏi phải nâng cao những năng lực về chuyên môn sư phạm cho các giáo viên, quản lý lớp học tương lai. Những năng lực chuyên môn cần nâng cao, cải thiện có thể kể đến như là kỹ năng về giảng dạy, truyền đạt, kỹ năng để tổ chức, quản lý lớp học, ... Đây sẽ là những kỹ năng cần cải thiện và nâng cao cho giáo viên, quản lý lớp học để có thể tạo ra những giờ học chất lượng nhất cho các bạn học sinh, sinh viên.
3.2. Đồng cảm, tạo những mối quan hệ thân thiết với học sinh trong lớp học
Đồng cảm, hay là thấu hiểu, cảm thông chính là yếu tố có thể coi là vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn quản lý một tập thể học sinh trong một lớp học hiệu quả. Có thể coi tâm lý của tuổi học trò chính là một hình thái vô cùng đa dạng, muôn màu muôn vẻ, và không phải là cứ răn đe, trừng phạt là giải quyết được các vấn đề đang tồn tại trong lớp học.
Với một người thầy giáo, cô giáo hay là quản lý lớp học, việc quản lý cần phải được xây dựng, tổ chức. Trước tiên đó là dựa trên cơ sở là sự thấu hiểu, lắng nghe học sinh. Đây là một yếu tố sẽ giúp cho họ hạn chế tối đa những phương pháp giải quyết tiêu cực, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của tập thể học sinh trong lớp. Sau đó, một người giáo viên hay các quản lý lớp học cẩn phải đồng cảm, thấu hiểu với tâm lý của các bạn học sinh để có thể tiếp cận, nắm bắt rõ được tâm lý, từ đó sẽ tìm ra những phương hướng giảng dạy phù hợp với tâm lý của các bạn, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, các giáo viên hay quản lý lớp học cũng có thể tạo những mối quan hệ, thân thiết, gần gũi, kết bạn với chính những học sinh trong tập thể đó để có thể xóa bỏ khoảng cách với nhau, từ đó tâm lý của các bạn học sinh cũng sẽ trở nên thoải mái, cởi mở hơn, tăng tinh thần học tập và qua đó sẽ cải thiện chất lượng giáo dục.
3.3. Kết hợp giảng dạy thông qua các ứng dụng học tập
Hiện nay, với sự phát triển của thời đại công nghệ, các ứng dụng giảng dạy hiện nay đang dần trở nên phổ biến hơn và mang lại những thành tựu nhất định. Một số ứng dụng giảng dạy phổ biến hiện nay có thể nhắc đến như là Zoom, Microsoft Teams, ... đang mang lại những trải nghiệm hiện đại, mới lạ cùng với những tính năng ưu việt hỗ trợ cho cả việc học tập cũng như công tác quản lý, giảng dạy của giáo viên. Với sự tiện lợi hay là những giá trị hữu ích mà các ứng dụng này mang lại sẽ hứa hẹn góp phần cải thiện cho chất lượng giáo dục hiện nay.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn để giải đáp cho thắc mắc quản lý lớp học là gì, đồng thời cũng giới thiệu cho bạn một số phương pháp để có thể quản lý tốt lớp học. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về công việc này.
319 0