Quản trị chất lượng là gì? Phương pháp quản trị chất lượng
Theo dõi work247 tạiĐể giữ được sự tin tưởng của khách hàng thì trước hết sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt chuẩn chất lượng. Có làm quảng cáo thành công bao nhiêu mà chất lượng sản phẩm không được như cam kết thì doanh nghiệp vẫn không thể trụ lâu được. Do vậy, việc kết hợp các quy trình giám sát, kiểm tra trong các công đoạn tạo ra sản phẩm là rất quan trọng. Vậy quản trị chất lượng là gì? Và phương pháp quan trị chât lượng sao cho có hiệu quả các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Định nghĩa quản trị chất lượng
Theo như tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 thì quản trị chất lượng là các hoạt động định hướng, phối hợp và kiểm soát để có thể tạo ra một tổ chức về chẩt lượng. Việc định hướng và kiểm soát chất lượng bao gồm các hoạt động lập chính sách chât lượng, hoạch định chất lượng, mục tiêu chất lượng, đảm bảo chất lượng và cuối cùng là cải tiến chất lượng.
Hiện nay, quản trị chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành không chỉ sản xuất mà còn trong những lĩnh vực, loại hình tổ chức có quy mô lớn và nhỏ dù cho có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Nguyên tắc đảm bảo cho tổ chức là phải làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng theo theo triết lý đã được đưa ra là “làm đúng việc” và “làm việc đúng” cùng với “làm đúng ngay từ đầu” và làm đúng tại mọi thời điểm”.
Xem thêm: Áp dụng hiệu quả các phương pháp quản lý chất lượng hiện nay
2. Các nguyên tắc trong quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng là công việc kiểm tra, giám sát các giai đoạn từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy muốn quản trị chất lượng hiệu quả cao nhất thì phải thực hiện đồng bộ và tuân thủ theo những nguyên tắc nhât định:
- Thứ nhất, nguyên tắc định hướng khách hàng
Doanh nghiệp muốn tồn tại được thì cần có khách hàng vì thế cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai để đáp ứng lại được sự mong đợi của khách hàng. Một yếu tố chiến lược có thể chiếm lĩnh thị trường cho doanh nghiệp là chất lượng sẽ được định hướng bởi khách hàng.
Để làm được việc đó thì đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nắm bắt nhu cầu thị trường với những khách hàng mới và phân tích những yếu tố dẫn tới sự thỏa mãn của khách hàng. Bên cạnh đó nó cũng đòi hỏi sự cải tiến không ngừng, khả năng đáp ứng nhanh, công nghệ tiên tiến để đáp ứng kịp các yêu cầu của thị trường và giảm những lỗi sai, khuyết tật trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng
- Thứ hai, nguyên tắc sự lãnh đạo
Xem thêm: Quản lý chất lượng dịch vụ
Lãnh đạo sẽ là người thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và đương lối của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tạo ra môi trường nội bộ trong doanh nghiệp và duy trì nó để lôi cuốn các thành viên trong doanh nghiệp có thể đạt những mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động chất lượng của doanh nghiệp nếu không có sự cam kết của người đứng đầu thì sẽ không thể đạt được kết quả. Một người lãnh đạo muốn quản trị chât lượng tốt thì phải có tầm nhìn xa và đề ra được những mục tiêu cụ thể hướng khách hàng. Không chỉ mỗi lãnh đạo mà muốn thực hiện được cam kết này phải có sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. Lãnh đạo có nhiệm vụ đưa ra những chiến lược, hệ thống để có thể phát huy được tính sáng tạo của của mọi nhân viên xây dựng, nâng cao năng lực của tổ chức để đạt kết quả tốt nhất.
- Thứ ba, Sự tham gia của mọi người trong doanh nghiệp
Con người là nguồn lực quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm và đưa đến tay khách hàng. Do vậy, lãnh đạo phải tạo mọi điều kiện để nhân viên có điều kiện học hỏi, nâng cao kiến thức tay nghề và trình độ nghiệp vụ chuyên môn quản lý.
- Thứ tư, nguyên tắc tiếp cận theo quá trình
Quản trị chất lượng cũng được coi như là một quá trình các hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau theo những trình tự nhất định để tạo ra kết quả sản phẩm có giá trị cho tổ chức. Để có thể hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp phải tổ chững và quản lí nhiều quá trình liên quan và theo một vòng lặp nhất định.
- Thứ năm, nguyên tắc quản lý theo hệ thống
Những vấn đề phát sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm không thể giải quyết từng yếu tố riêng lẻ mà phải xem xét toàn bộ hệ thống các yếu tố tác động đến chất lượng theo một hệ thống và đồng bộ. Phương pháp quản lý theo hệ thống chính là cách huy động và phối hợp toàn bộ nguồn lực để phục vụ cho mục tiêu của tổ chức.
- Thứ sáu, nguyên tắc cải tiến liên tục
Chất lượng sẽ được định hướng bởi khách hàng, mà những nhu cầu mong muốn của khách hàng luôn biến đổi theo xu hướng thị trường, yêu cầu chất lượng ngày càng cao và khắt khe hơn. Điều đó chính là động lực để cho các doanh nghiệp luôn đổi mới, nâng cao chất lượng, thực hiện cải tiến không ngừng để sản phẩm này càng hoàn thiện hơn.
- Thứ bảy, nguyên tắc quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định của hệ thống quản trị chất lượng đều phải được xây dựng trên việc phân tích dữ liệu thông tin một cách chính xác. Việc đánh giá sẽ bắt nguồn từ các chiến lược, yếu tô đầu vào, đầu ra của tổ chức đó.
- Thứ tám, nguyên tắc quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Các tổ chức, doanh nghiệp cần tạo dựng các mối quan hệ hợp tác nội bộ với bên ngoài tổ chức đê đạt được những mục tiêu chung để ra. Mối quan hệ trong nội bộ bao gồm: sự đoàn kết các thành viên trong tổ chức, hợp tác thúc đẩy giữa lãnh đạo và người lao động, tọa ra các mạng lới trong tổ chức để tăng cường sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh.
Với các mối quan hệ bên ngoài là khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, người cung cấp,… là những mối quan hệ càng phải quan trọng. Đây là những mối quan hrrj liên quan đến chiến lược giúp cho doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thì trường và mở rộng thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới.
Xem thêm: [Giải đáp] thông tin 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất
3. Các phương pháp quản trị chất lượng
3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng
Đây là phương pháp phổ biến và được nhiều người biết đến. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm phù hợp với những quy định đã được đề ra thì việc kiểm tra chi tiết các bộ phận và hàng hóa nhằm sàng lọc ra những sản phẩm loại không đạt quy định. Việc đó giúp cho doanh nghiệp có thể giảm thiểu những sản phẩm sai hỏng trước khi đưa đến tay khách hàng.
Xem thêm: Việc làm thẩm định giám thẩm định quản lý chất lương
3.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng hay còn được gọi là Quality – QC. Đây là quá trình kiểm tra lại tất cả mọi yếu tố có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Việc kiểm soát chất lượng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể ngắn ngừa sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa khuyết tật khi được rà soát kĩ lượng qua từng công đoạn.
3.3. Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện
Phương pháp này thường ít khi được vận dụng trong khu vực kiểm tra và sản xuất hơn hai phương pháp trên. Để đảm bảo quản trị chất lượng được diễn ra một cách tốt nhất thì đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp này một cách toàn bộ không chỉ mỗi trong quá trình sản xuất mà còn phải áp dụng vào trong quá trình trước và sau sản xuất. Quá trình trước sản xuất bao gồm các công việc như: Nghiên cứu, khảo sát thị tường, xây dựng kế hoạch, thiết kế sản phẩm, chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất. Sau quá trình sản xuất còn có các công việc khác như: công đoạn đóng gói, vận chuyển đến nơi phân phối, buôn bán và dịch chăm sóc khách hàng.
Khi thực hiện tất cả những công đoạn trên thì được gọi là phương pháp kiểm soát chất lượng toán diện. Việc thực hiện phương pháp này có thể giúp cho doanh nghiệp duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó tiết kiệm tối đa được chi phí sản xuât dịch vụ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Với những chia sẻ trên đây của mình chắc các bạn đã có thể giải đáp cho mình câu hỏi: quản trị chât lượng là gì? Và những phương pháp giúp cho bạn có thể quản trị chất lượng trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chúc các bạn có thể vận hành bộ máy doanh nghiệp tuân thủ đúng theo những quy định của quản trị chất lượng và tạo ra những sản phẩm có giá trị đưa đến tay khách hàng!
1810 0