Rủi ro kinh doanh là gì? Cách khắc phục rủi ro hiệu quả?

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Với những người kinh doanh thì việc chấp nhận rủi ro là điều đương nhiên vì sự biến đổi của bất kì yếu tố nào cũng có thể tác động đến kết quả kinh doanh. Để doanh nghiệp có thể tránh những rủi ro đó thì đòi hỏi họ phải có tầm nhìn xa và biết nắm bắt tình hình thị trường để đưa ra những giải pháp kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm rủi ro kinh doanh là gì? Và cách khắc phục rủi ro một cách hiệu quả.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm kiếm việc làm

1. Theo bạn, rủi ro kinh doanh là gì?

Theo bạn, rủi ro kinh doanh là gì?
Theo bạn, rủi ro kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh có thể được hiểu là tổng mức thiệt hại về tài sản, thị trường, vốn đầu tư,... mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Rủi ro được chia ra làm nhiều dạng khác nhau nhưng doanh nghiệp thường xuyên sẽ gặp phải những rủi ro về tài chính nhiều nhất. Rủi ro kinh doanh là hoạt đồng có thể lường trước hoặc không lường trước được. Không chỉ các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh mới gặp rủi ro mà các doanh nghiệp đã kinh doanh lâu năm cũng sẽ không tránh khỏi.

Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro

Nhiều người vì sợ kinh doanh thua lỗ không thể chấp nhận rủi ro vì vậy không dám đứng lên thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên có không ít các doanh nghiệp cho rằng những rủi ro của họ gặp phải đã được dự tính trước và đều có những phương án giải quyết hợp lý. Có thể nói việc dám thử thách, lên kế hoạch trước cho những rủi ro sẽ có thể giúp doanh nghiệp chủ động trước mọi thứ bất ngờ xảy ra.

Rất nhiều trường đại học hiện nay đã cho môn quản trị rủi ro vào chương trình học của sinh viên. Nó giúp cho các bạn có thể mở rộng kiến thức, có tầm nhìn xa hơn trong mọi vấn đề và biết quản trị những vấn đề rủi ro một cách hiệu quả. Do vậy việc các bạn trang bị những kiến thức về rủi ro trong kinh doanh là rất cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp.

Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh

2. Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp

2.1. Rủi ro vốn kinh doanh

Rủi ro vốn kinh doanh
Rủi ro vốn kinh doanh

Đây là loại hình rủi ro thường xuất hiện khi bạn đầu tư cổ phiếu hoặc góp vốn cổ phần vào công ty. Nếu công ty bạn đầu tư vào phát triển tổn thì đương nhiên phần vốn góp của bạn sẽ sinh lời và thu về lợi nhận phân chia theo tỉ lệ vốn góp ban đầu.

Ngược lại, rủi ro chính là kho công ty có dấu hiệu thua lỗ thì số vốn của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bạn có thể mất trắng số vốn đầu tư này. Việc của bạn cần quan tâm là lúc nào cũng phải theo dõi tình hình biến động của công và tìm cách cắt khoản lỗ thấp nhất khi có thể.

Xem thêm: Muốn kinh doanh thì học ngành gì - Yêu cầu đối với kỹ năng khác

2.2. Rủi ro tiền lời trong kinh doanh

Loại rủi ro này thường hay bắt gặp với trái phiếu. Khi tiền lời giảm thì các công ty phát hành trái phiếu sẽ mua lại và phát hành trái phiếu mới cho người mua với giá thấp hơn ban đầu. Nếu đúng là chủ của người mua trái phiếu bán ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào.

2.3. Rủi ro thị trường trong kinh doanh

Rủi ro thị trường trong kinh doanh
Rủi ro thị trường trong kinh doanh

Rủi ro thị trường trong kinh doanh là thể hiện tình trạng thị trường không có sự tham gia giữ người mua và người bán. Ví dụ điển hình như là khi thị trường bất động sản đóng băng một khoảng thời gian dài thì các nhà kinh doanh không thể bán được một căn nhà nào là chuyện bình thường và đã là người kinh doanh thì họ phải chấp nhận rủi ro không đáng có này.

Mẫu cv xin việc

2.4. Rủi ro vốn đầu tư nước ngoài và xã hội

Nếu doanh nghiệp của bạn có hợp tác với các mối đầu tư nước ngoài thì rất có thể gặp phải những rủi ro kinh doanh này. Đặc biệt với những nước đang trên đà phát triển như Việt Nam thì các rủi to tình hình kinh tế, xã hội rất cao do giá trị tiền tệ của các quốc gia thường xuyên biến động và lên xuống thất thường. Thế nên dù doanh nghiệp có chọn nhà đầu tư kỹ đến đâu thì vấn không thể tránh gặp phải những rủi ro trong kinh doanh.

2.5. Rủi ro tài chính trong kinh doanh

Rủi ro tài chính trong kinh doanh
Rủi ro tài chính trong kinh doanh

Đây cũng là rủi ro thường hay mắc gặp phải nhất trong quá trình kinh doanh.Tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như tỷ giá hối đoái hay biến động trên thị trường tài chính. Khách hàng trả sau hay nợ phải trả cũng có thể tạo ra rủi ro tài chính dẫn đến mất thu nhập ổn định, dòng tiền âm, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.

Vậy những loại rủi ro trên có biện pháp khắc phục không? Khắc phục hoàn toàn là điều không thể những sẽ có cách giúp bạn có thể giảm bớt thua lỗ và phòng tránh những rủi ro xảy ra bất ngờ các bạn hãy đọc các bước dưới đây nhé!

Xem thêm: Các loại hình thức kinh doanh người chủ nào cũng cần biết

3. Cách khắc phục và quản trị rủi ro một cách hiệu quả

Cách khắc phục và quản trị rủi ro một cách hiệu quả
Cách khắc phục và quản trị rủi ro một cách hiệu quả

Để doanh nghiệp của bạn có thể kinh doanh tốt hơn thì việc trước tiên phải xác định những vấn đề có thể dẫn đến rủi ro và đưa ra những biện pháp phòng tránh. Các bạn có thể quản trị rủi ro theo các bước sau đây:

Bước 1: Xây dựng được bối cảnh hay môi trường kinh doanh

Ở bước này doanh nghiệp cần xác định được mình đang kinh doanh ở bối cảnh kinh tế như thế nào và nêu ra những ưu nhược điểm trong môi trường kinh doanh của mình. Từ đó những rủi ro tiềm tàng sẽ dần dần được nhận diện và phân tích nguy cơ ở trong các bước sau.

Bước 2: Xác định rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh

Xác định rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh
Xác định rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh

Đây là bước không thể bỏ qua để xác định được hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ trong bước này là phải phát hiện được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh từ đó đưa ra phân tích, xử lý.

Nếu không thể xác định hết rủi ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro. Tuy nhiên cũng có những trường hợp rủi ro không thể lường trước xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Do vậy, để có thể xác định được những rủi ro tiềm ẩn một cách tốt nhất thì bạn cần phải hiểu rõ về tình hình doanh nghiệp, phương thức hoạt động, cơ cấu tố chức, cách vận hành doanh nghiệp cũng như các dự án, chiến lược mà doanh nghiệp triển khai. Mỗi môi trường, lĩnh vực khác nhau thì lại có những rủi ro khác nhau do vậy không thể áp rủi ro cho các doanh nghiệp theo một cách đồng loạt.

Bước 3: Đánh giá rủi ro trong kinh doanh

Đánh giá rủi ro trong kinh doanh
Đánh giá rủi ro trong kinh doanh

Sau khi đã các định hết những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta tiến đến bước tiến hành đánh giá rủi ro. Các rủi ro đưa ra sẽ được đánh giá trên những tiêu chí sau đây: Khả năng xảy ra có cao không, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp trước đây đã từng xảy ra hay chưa, Nếu xảy ra thì mức độ thiệt hại là bao nhiêu, thời điểm rủi ro có thể xảy và cuối cùng là bộ phận nào sẽ là nguyên nhân rủi ro.

Vì những rủi ro là điều có thể xảy ra hoặc không xảy ra trong tương lai, do vậy để đánh giá được rủi ro thì đòi hỏi người quản trị rủi ro phải có tầm nhìn rộng và biết đánh giá vấn đề.

Bước 4: Đưa ra những biện pháp xử lí rủi ro tiềm năng

 Đưa ra những biện pháp xử lí rủi ro tiềm năng
 Đưa ra những biện pháp xử lí rủi ro tiềm năng

Đầu tiên phải ưu tiên cho những rủi ro có khả năng xảy ra cao và gây thiệt hại lớn để xử lý trước. Có một số biện pháp xử lý trong quản trị rủi ro như sau:

- Biện pháp chuyển giao rủi ro: phương pháp này người ta sẽ thường chuyên giao một phần hoặc toàn bộ rủi to cho các cá nhân, tổ chức khác tiêu biểu như là các đơn vị bảo hiểm hay cho các công cụ tài chính phát sinh. Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu thiệt hại hay trách nghiệm pháp lý trong kinh doanh.

- Biện pháp né tránh rủi ro: Có thể nói đây là biện pháp mang hướng tiêu cực vì việc né tránh tức là bạn bỏ qua hay dừng tất cả những vấn đề, dự án có rủi to tiềm ẩn. Tuy đây là biện pháp án toàn cho doanh nghiệp nhưng đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ đi những cơ hội kiếm lợi nhuận cao hơn cho mình. Kinh doanh lúc nào cũng sẽ có rủi ro, biện pháp né tránh rủi ro này thường được doanh nghiệp sử dụng khi có những rủi ro và thiệt hại lớn có khả năng xảy ra với doanh nghiệp.

Biện pháp né tránh rủi ro
Biện pháp né tránh rủi ro

- Biện pháp chấp nhận hay duy trì rủi ro: Biện pháp này có nghĩa là bạn sẽ xác định thiệt hại và rủi ro xảy ra trong dự án kinh doanh này. Nếu những rủi ro không đánh kể và khả năng xảy ra thấp thì bạn có thể chấp nhận đánh đổi để nhận những cơ hội thu về lợi nhuận cao hơn.

- Biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và giảm bớt thiệt hại: Với biện pháp này thì doanh nghiệp thường xuyên phải đánh giá và đưa ra những biện pháp kịp thời xử lý để hạn chế việc xảy ra rủi ro nhất có thể. Đây cũng là cách được nhiều doanh nghiệp xử dụng nhất vì giúp doanh nghiệp có thể theo xát được quá trình kinh doanh với những biến đổi của tình hình thị trường.

Bước 5: Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận

 Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận
 Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận

Mỗi rủi ro sẽ liên quan đến những bộ phận quản lý nhất định do vậy họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý những vấn đề rủi ro mà doanh nghiệp đưa ra. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá những rủi ro để có thể theo dõi các rủi ro và điều chỉnh cho nó phù hợp với kế hoạch.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên kinh doanh

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của mình về rủi ro kinh doanh là gì và cách khắc phục nó một cách hiệu quả. Chúc các bạn có thể quản trị rủi ro một cách hợp lý và giúp doanh nghiệp thành công trên con đường kinh doanh.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5946 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT