Sách lược là gì? Vì sao trong quản lý, điều hành cần sách lược?

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Ngày đăng: 16-08-2024

Trong quá trình vận hành hoạt động của doanh nghiệp, bất cứ ông chủ nào cũng phải đưa ra những sách lược cho mọi hướng đi, mọi quyết định. Phải có sách lược "đưa đường dẫn lối" thì mới thuận lợi đạt được các mục tiêu đã xác định. Nhưng để đưa được sách lược đúng đắn, hiệu quả, điều quan trọng trước tiên bạn cần tìm hiểu rõ, đó là trả lời đúng câu hỏi sách lược là gì?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bạn có biết sách lược là gì?

Sách lược chính là đường lối, biện pháp, hình thức, cách thức cụ thể của việc tổ chức, đấu tranh, được tiến hành trong khoảng thời gian nhất định và giai đoạn cụ thể, thường không được thực hiện xuyên suốt cả một quãng thời gian lâu dài. Sách lược được xây dựng nên nhằm mục đích gia tăng cơ hội đạt được, thành công của một chính sách, một chiến lược hay kế hoạch.

Sách lược là gì?
Sách lược là gì?

Với cách định nghĩa như vậy, sách lược đã được ông cha ta vận dụng từ lâu vào các hoạt động chính trị, cách mạng. Cụ thể, trong hoạt động quân sự, sách lược được dùng để chỉ một hành động rõ ràng nào đó, chẳng hạn như viện trợ quân sự, vũ khí, sử dụng các lực lượng quân đội,… nhằm hỗ trợ cho một chính sách khác trong quân đội có thể thành công ngay tại giai đoạn đó.

Ngày nay, sách lược đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết tại tất cả các doanh nghiệp vì nhờ có nó mà doanh nghiệp có thể đón nhận và đạt được rất nhiều cơ hội thành công trước khi chính thức xây dựng nên ý tưởng và mục tiêu hoạt động.

Tìm hiểu rõ khái niệm sách lược là gì?
Tìm hiểu rõ khái niệm sách lược là gì?

Bạn có thể nhận ra sách lược thường xuất hiện ở đâu trong quá trình doanh nghiệp hoạt động hay không? Đó chính là trong các cuộc bàn luận, hội họp. Khi đó, sách lược thường được dùng để trình bày nội dung hoạt động trong thời gian tới của công ty, doanh nghiệp trước đối thủ. Để đưa ra được nội dung sách lược hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển của công ty thì phía các đơn vị có liên quan cần phải họp bàn thật kỹ.

Nếu ông/bà đang đảm đương vị trí lãnh đạo hoặc quản lý trong công ty và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của công ty, xin hãy nắm rõ hơn về các vấn đề liên quan đến chiến lược, đặc biệt là hiểu rõ vai trò của chiến lược cũng như cách xây dựng và áp dụng nó trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp đúng cách.

Xem thêm: Hoạch định chiến lược bán hàng là gì? Những điều bạn nên biết

2. Vai trò của sách lược trong công tác quản lý điều hành

Người phụ trách, quản lý sẽ dựa vào thực tế của các điều kiện, tiềm lực của đơn vị mình trong hoạt động kinh doanh, sản xuất mà đưa ra các nội dung chiến lược sao cho phù hợp. Nội dung chiến lược có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đối với hoạt động quản trị kinh doanh. Vì sao chúng ta lại có thể khẳng định được điều đó?

Sách lược không phải là nội dung hoạt động trực tiếp ở hiện tại mà là những điều được vạch sẵn ra để định hướng cho doanh nghiệp sẽ bước theo. Những nhà quản trị cho đến đội ngũ nhân viên cũng sẽ nhìn vào nội dung chiến lược để có thể bước đi từng bước đã được tính toán sẵn trong sách lược.

Vai trò của sách lược trong doanh nghiệp
Vai trò của sách lược trong doanh nghiệp

Như vậy, cơ hội để đạt được mục tiêu cuối cùng cũng sẽ được đảm bảo hơn bao giờ hết. trên một hành trình nào đó, sách lược luôn đi trước để soi đường, điều đó cũng có nghĩa là, sách lược lúc nào cũng đồng hành cùng với từng bước đi của doanh nghiệp. Sự đồng hành này luôn được dự tính các hoạt động từ trước nên sẽ đảm bảo được mọi thứ chủ động và suôn sẻ theo dự tính. Vậy thì doanh nghiệp sẽ không bao giờ rơi vào các tình huống khó xử hoặc những kết quả ngoài dự tính, mong đợi.

Trong sách lược, để dễ xây dựng và ứng dụng, con người đã chia sách lược ra làm những loại chi tiết hơn nữa để dễ bề sử dụng. Đối với riêng hoạt động kinh doanh, sách lược thường được chia ra thành 3 loại, mỗi loại sẽ phát huy các vai trò khác nhau đối với hoạch định chung, tổng thể đã xây dựng. Do đó muốn biết sách lược có những vai trò cụ thể nào thì bạn cần biết vai trò chi tiết trong từng loại sách lược.

3. Phân loại sách lược và vai trò của từng loại

Khi hiểu vai trò tổng quát của sách lược thì bạn sẽ biết có nên sử dụng sách lược trong công ty của mình hay không, còn cần thiết để biết vai trò của từng nhóm nhỏ được phân chia trong sách lược thì bạn sẽ biết nên ứng dụng từng loại như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy nên hãy nghiên cứu tiếp nội dung tiếp theo cùng work247 này để có cái nhìn toàn diện nhất về vai trò của sách lược bạn nhé!

Phân loại sách lược trong kinh doanh
Phân loại sách lược trong kinh doanh

3.1. Vai trò của sách lược chủ động

Sự chủ động được nêu cao trong loại sách lược này. Điều đó rất cần thiết để luôn nhắc doanh nghiệp về việc chủ động tạo nên sự ảnh hưởng của nó lên nhu cầu, đồng thời làm cho tình hình của hoạt động kinh doanh sản xuất được thay đổi theo chiều hướng tích cực và trong vùng kiểm soát.

Trong thực tế, sách lược này sẽ được thực hiện ra sao? Nếu như nhu cầu trong thị trường bị giảm sút thì đơn vị cần chủ động đưa ra các đòn tấn công mạnh vào thị trường bằng chính những sách lược Marketing hiệu quả, kèm theo đó là những hình thức có tác dụng kích cầu như chương trình khuyến mãi, giảm giá; hoạt động quảng cáo, sự phát triển mở rộng hơn của những kênh bán hàng,…

Sách lược có những loại nào?
Sách lược có những loại nào?

Còn trong trường hợp thị trường tăng lên quá cao về các nhu cầu làm cho doanh nghiệp không đáp ứng được hết, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch dự trù bằng hình thức "đặt trước". Vì việc này sẽ giúp người quan trị tính toán ra số lượng, khả năng sẽ đáp ứng trong tương lai gần.

Xem thêm: Đơn vị kinh doanh chiến lược là gì và kiến thức hữu ích dành cho bạn

3.2. Vai trò của sách lược thụ động thể hiện như thế nào?

Ngược lại hoàn toàn sách lược chủ động, loại hình này chỉ được sử dụng trong vai trò hấp thụ mọi biến động từ nhu cầu của thị trường, qua đó sẽ giải quyết vấn đề mà hoàn toàn không thể tác động được trực tiếp. Những ngành có liên quan đến hoạt động sản xuất hàng hóa sẽ sử dụng trường hợp này nhiều hơn bởi vì ngành đòi hỏi công ty phải có khả năng dự trữ tồn kho.

Nhu cầu từ thị trường giảm cũng là lúc lượng hàng hóa phải tồn kho tăng lên, trong trạng thái chờ đợi thị trường có sự gia tăng lại nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hóa. Đồng thời, mức hàng hóa sản xuất cũng thay đổi để trở nên phù hợp với nhu cầu thực tế.

Tìm hiểu sách lược và vai trò quan trọng của nó
Tìm hiểu sách lược và vai trò quan trọng của nó

3.3. Sách lược hỗ trợ

Những loại sách lược có cùng khả năng kiểm soát đều có thể được kết hợp, liên kết với nhau. Chẳng hạn như làm thêm giờ, hàng tồn kho, hợp đồng phụ,… Mặc dù sách lược này có rất nhiều lợi ích nhưng lại đem đến khó khăn lớn nhất chính là khó kết hợp các tiện ích lại với nhau để tạo ra kết quả bứt phá nhất vì mỗi một đơn vị có một cơ chế riêng, không thể làm theo một công thức dập khuôn nào đó. Vì thế, càng đòi hỏi các nhà quản trị phải có và thể hiện được các kỹ năng quản lý  để điều chỉnh, tổng hợp không ngừng, đồng thời cũng thúc đẩy hoạt động đào tạo để tổ chức nắm rõ và thích ứng tốt với sách lược.

Bạn có thể dựa vào những thông tin này để từ việc hiểu rõ ràng về sách lược là gì sẽ có thể ứng dụng hiệu quả sách lược trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Phải xây dựng được những sách lược thì mới có thể dễ dàng đưa doanh nghiệp của bạn từng bước bước tới mọi nấc thang của sự phát triển theo đúng mục tiêu.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1994 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT