TCF là gì, thông tin chung về chứng chỉ TCF bạn cần nắm rõ

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 12-09-2024

TCF là bài thi khá phổ biến với những ai mong muốn đi du học Pháp. Vậy, TCF là gì, đối tượng thi chứng chỉ tcf là ai, lệ phí thi và cấu trúc đề thi như thế nào?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

TCF là bài thi khá phổ biến với những ai mong muốn đi du học Pháp. Vậy, TCF là gì, đối tượng thi chứng chỉ tcf là ai, lệ phí thi và cấu trúc đề thi như thế nào?

Có lẽ đối với bất kỳ ai khi còn trẻ đều có mong muốn, mơ ước được tham gia gia trải nghiệm, văn hóa của các quốc gia đều có mong muốn được đi đây, đi đó, khám phá những vùng đất lạ. Phần lớn học sinh đều sẽ chọn con đường du học, vừa để khám phá bản thân, tận hưởng những điều mới lạ, vừa có thể nhìn ngắm thế giới theo cách riêng của mình.

1. Thông tin chung về chứng chỉ

Nếu bạn đang muốn đi du học nhưng đang phân vân lựa chọn quốc gia và mình muốn đến, hay đơn giản, bạn đang muốn tìm hiểu về nước Pháp xinh đẹp, lãng mạn và muốn tìm hiểu những điều kiện để có thể đặt chân ở đất nước này thì bài viết này của work247 chính là dành cho bạn.

Thông tin chung về chứng chỉ
Thông tin chung về chứng chỉ

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chứng chỉ tcf là gì, đối tượng dự thi chứng chỉ tcf, lệ phí dự thi là bao nhiêu,  cấu trúc bài thi như thế nào và những lưu ý khi làm bài thi TCF. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này. 

1.1. TCF là gì?

Chứng chỉ TCF chính là bài kiểm tra chung về trình độ tiếng Pháp của Bộ Giáo Dục Pháp. Bài kiểm tra này dùng để đánh giá trình độ của ngôn ngữ của các học sinh, sinh viên, nếu muốn apply du học tại nước này. 

Chứng chỉ TCF có giá trị trong vòng hai năm.Khác với các chứng chỉ khác như chứng chỉ DELF hay DALF, hai chứng chỉ này có thời hạn mãi mãi. Tuy nhiên, nếu bạn đã có ý định du học Pháp thì chứng chỉ TCF là một chứng chỉ bắt buộc dù bạn đã có chứng chỉ DELF level A2 hoặc B1, hoặc bạn không nằm trong danh sách miễn thi chứng chỉ TCF.

TCF là gì?
TCF là gì?

Có hai loại chứng chỉ TCF, chứng chỉ đầu tiên chính là chứng chỉ TCF DAP, kỳ thi này đã không còn tổ chức nữa. Đây là kỳ thi được sử dụng để ghi danh trước  khi tham gia vào một trường cao đẳng tại Pháp.

Loại chứng chỉ thứ hai đó chính là chứng chỉ TCF TP, chứng chỉ này vẫn còn khả dụng, đây là chứng chỉ dành cho các bạn học sinh, sinh viên nước ngoài muốn theo học chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

1.2. Cấu trúc phần thi chứng chỉ TCF

Bài thi TCF sẽ gồm có hai phần rõ ràng như sau:

- Phần một: 

- Nghe hiểu, cấu trúc ngôn ngữ, và đọc hiểu.

- Thời lượng: 1, 25 giờ.

- Phần nghe hiểu sẽ có 29 câu, thời gian làm bài là 25 phút.

- Phần cấu trúc ngôn ngữ sẽ có 18 câu và thời gian làm bài là 15 phút.

- Phần đọc hiểu có nhiều thời gian làm bài nhất, bạn sẽ có 29 câu trong vòng 45 phút.

Cấu trúc phần thi chứng chỉ TCF
Cấu trúc phần thi chứng chỉ TCF

- Phần hai: 

- Phần này bạn chỉ làm duy nhất một kỹ năng đó là kỹ năng Viết

- Thời gian cho bài thi này là 1 giờ.

- Bạn cần lưu ý rằng, bài thi viết là không bắt buộc đối với Bài thi TCF TP. 

Khi bạn tham gia thi chứng chỉ TCF, bạn cần phải lưu ý một điều rằng đây không phải là một bài thi đánh giá bạn đậu hay trượt bài thi. Đây là một bài thi đánh giá năng lực tiếng Pháp của bạn. Sẽ không có đỗ và không có trượt.

Điều mà bạn nhận được từ kết quả bài thi chính là khả năng ngoại ngữ của bạn, tức là trình độ ngoại ngữ của bạn ở đâu trong 6 cấp độ thông thạo mà Liên Minh Châu Âu đã công bố.

Mức điểm của bài thi TCF sẽ tương ứng từ thấp đến cao như sau:

- Mức độ thấp nhất A1 (Beginner): từ 100 - 199 điểm;

- Mức độ A2 ( Elementary):từ 200 - 299 điểm;

- Mức độ B1 ( Intermediate): từ 300 - 399 điểm;

- Mức độ B2 ( Upper - Intermediate): từ - Mức độ B1 ( Intermediate): từ 300 - 399 điểm;400 - 499 điểm;

- Mức độ C1 (Advanced): từ 500 - 599 điểm;

- Mức độ C2 (Expert): từ 600 - 699 điểm.

Mức điểm của bài thi TCF
Mức điểm của bài thi TCF

Sẽ tùy thuộc vào ngành học mà bạn lựa chọn ở trường đại học bên Pháp sẽ quyết định rằng bạn phải làm bài thi viết hay không. Nếu như bạn học bằng chương trình tiếng Anh khi đi du học tại Pháp, điền đó có nghĩa rằng bạn sẽ không cần có chứng chỉ TCF. 

Nhưng nếu bạn đang đang và đã có ý ddingj du học học Pháp, chúng tôi khuyên bạn nên cố gắng học giao tiếp tiếng Pháp, chúng không chỉ thuận lợi cho bạn khi sang Pháp mà chúng còn là một yếu tố có thể giúp bạn giành được học bổng của Chính phủ Pháp.

Xem thêm: Tìm hiểu về tesol là gì? Mục đích và ý nghĩa của chứng chỉ TESOL

1.3. Lệ phí thi chứng chỉ TCF là bao nhiêu?

Lệ phí thi chứng chỉ TCF TP sẽ là 2,800,000 VND, trước khi thi, bạn cần nộp lệ phí trực tiếp hoặc chuyển khoản cho Viện Pháp của thành phố mà bạn đang có ý định apply vào.

Điều kiện để đăng ký dự thi là phải cách ít nhất 30 ngày giữa hai lần thi bài thi TCF bạn nhé!

1.4. Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi TCF

Trước khi bài thi TCF được diễn ra, điều đầu tiên mà bạn cần làm có chính là có đủ thời gian để ôn luyện, hãy bắt đầu làm quen với format của đề thi. Bên cạnh đó, hãy cố gắng cày càng nhiều đề càng tốt, bạn cần biết đánh giá và theo dõi sự tiến bộ của bản thân theo từng ngày, tháng, năm.     

Trong quá trình làm bài thi, cần lưu ý đọc đề một cách cẩn thận, theo dõi thời gian làm bài đồng thời, hãy làm bài từ trên xuống dưới vì độ khó của bài sẽ tăng dần theo số câu.

Khi làm bài thi, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Đối với bài thi Nghe: 29 câu -25 phút

Bài thi nghe sẽ gồm 29 câu, bạn có 25 phút để làm phần thi này, đoạn audi chỉ được phát một lần. Chính vì vậy, bạn cần phải nghe thật kỹ các câu hỏi và người nói đưa ra. Chú ý các keyword được đưa ra trong bài để trả lời câu hỏi đứng nhất.

Mỗi bài nghe sẽ được báo hiệu bởi tiếng hiệu âm thanh, thời gian ngắt nghỉ sẽ được thu âm sẵn nên bạn không cần quá lo lắng về việc không phân biệt được audio đang phát là của bài nào

Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi TCF
Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi TCF

Bài nghe được diễn ra liên tục, đòi hỏi bạn cần có sự tập trung cao độ, tránh bị sao nhãng bởi các yếu tố ngoại cảnh, cố gắng bắt được từ khóa chính và trả lời câu hỏi. 

Bạn nên tranh thủ thời gian ngắt nghỉ giữa các đoạn để có thể đọc lướt qua đề bài, từ đó nắm được câu hỏi và trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Đối với bài thi cấu trúc ngôn ngữ:18 câu - 15 phút

Đây có thể nói là phần bù điểm cho các phần còn lại trong bài thi, chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức dồi dào về ngôn ngữ trước khi tham gia bài thi này.

Phần bài thi cấu trúc ngôn ngữ này chỉ có một câu đúng duy nhất. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn câu nào cho đúng thì tốt nhất bạn nên loại trừ các câu hỏi bạn cho là có khả năng sai nhiều nhất.

- Đối với bài thi Đọc hiểu: 29 câu - 45 phút

Đối với phần thi đọc hiểu, bạn nên đọc câu hỏi trước để định hướng nội dung toàn bài và câu hỏi mình phải trả lời. Hãy cố gắng sử dựng các kỹ năng đọc như Scanning, skimming,.. để làm bài thi một cách nhanh nhất.

Hãy cố gắng đọc bài thật nhanh, xác định dạng bài, cấu trúc bài và phương pháp làm bài như thế nào đối với từng dạng bài. Quá trình này đòi hỏi bạn cần phải có sự luyện tập một cách thật chăm chỉ trước khi bài thi diễn ra để có kết quả tốt nhất.

- Đối với bài thi Viết: 3 bài - 60 phút

Bài viết 1: thường là bài viết về email, thư từ, bưu thiếp,.. bài viết này có độ dài là 60 -120 từ. Đây là phần bạn cần cố gắng luyện tập thật nhiều ở nhà từ trước vì đây là phần dễ dàng lấy điểm nhất trong 3 bài.

Những tips khi làm bài viết 1 đó chính là việc bạn cần xác định được module dạng bài này, luyện tập thật nhiều để thành thạo với cấu trúc, kết cấu của bài. Đối với dạng bài này bạn cần viết một cách logic, rõ ràng, tránh dài dòng, miên man. sử dụng thời gian hợp lý cho các phần khác của bài.

Bài viết 2: Bài viết miêu tả, kể chuyện về một sự kiện, một câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời bạn., độ dài từ 120 -150 từ.

Ở bài này, bạn cần chú ý sắp xếp các từ ngữ, các câu một cách logic, hợp lý, sắp xếp phù hợp theo trình tự thời gian, hãy viết một cách đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng những từ đao to búa lớn, gây khó hiểu cho người đọc.

Bài viết 2: Bài viết miêu tả, kể chuyện về một sự kiện
Bài viết 2: Bài viết miêu tả, kể chuyện về một sự kiện

Bài viết 3: Bài viết sẽ đưa ra hai ý kiến, hai quan điểm khác nhau về một vấn đề. Người thi sẽ tóm tắt lại vấn đề được nêu ra trong khoảng 40 -60 từ và bàn luận về những ý kiến trên trong khoảng 80 -120 từ.

Đây là dạng bài đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tư duy, lập luận vấn đề một cách sắc sảo, cần biết vận dụng những kiến thức thực tế vào trong cuộc sống để có thể làm tốt phần bài này. Hãy cố gắng đọc nhiều báo Pháp và các thông tin, tin tức thời sự để làm tốt hơn phần này nhé!

Như vậy hôm nay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về TCF - một bài thi vô cùng phổ biến với những ai có mong muốn được đi du học Pháp.TCF là gì, đối tượng thi chứng chỉ  tcf là những ai, lệ phí thi và cấu trúc đề thi như thế nào. Tất cả đã được bật mí trong bài viết trên. Hy vọng bài viết hữu ích cho tất cả mọi người.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem994 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT