Cách viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên chuẩn nhất
Theo dõi work247 tạiĐược kết nạp Đảng là một điều đáng tự hào biết bao nhiêu. Vì vậy, một bộ hồ sơ gia nhập Đảng nên được chuẩn bị một cách chỉn chu nhất có thể. Thành phần gia đình trong lý lịch Đảng là phần khá phức tạp. Nó đòi hỏi người chuẩn bị hồ sơ phải điền rất nhiều thông tin và cần phải điền chúng theo đúng thứ tự. Cùng tìm hiểu cách viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên chuẩn nhất với work247.vn.
1. Thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên
Giống như sơ yếu lý lịch trong tuyển dụng. Bản lý lịch Đảng viên cũng là một bản liệt kê các thông tin cá nhân của người được kết nạp Đảng để có thể cung cấp cho các cơ quan thuộc Đảng tiến hành xác minh.
Lý lịch kết nạp Đảng của một người cũng bao gồm các phần: Tên, năm sinh, nơi sinh, thông tin của bố mẹ, thông tin của những người có quan hệ họ hàng gần gũi, tình hình hoạt động của bản thân người được kết nạp Đảng. Hay nói theo một cách dễ hiểu, lý lịch kết nạp Đảng chính là một loại tài liệu cung cấp những thông tin cơ bản nhất về một người cho các cơ quan của Đảng.
Thành phần gia đình là một phần thông tin tương đối quan trọng trong khi viết lý lịch Đảng viên. Nó chính là một yếu tố để người có thẩm quyền xem xét xem bạn có được kết nạp vào Đảng hay không.
Khi viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên bạn được yêu cầu phải ghi chép, khai báo đầy đủ thông tin về tất cả các thành viên trong đại gia đình của bạn. Như là bố, mẹ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cô, dì, chú, bác - tất cả những người có quan hệ họ hàng gần gũi với bạn.
Tất cả những thông tin thuộc về những người kể trên đều phải được bạn ghi vào thành phần gia đình lý lịch Đảng viên. Như là công việc của họ hay là thái độ chính trị của họ. Các thông tin này sẽ được chúng tôi làm rõ ở phần sau của bài viết này.
Bên cạnh đó, lý lịch Đảng viên còn là 1 bản lý lịch trích ngang hay còn được gọi theo một cách khác là sơ lược lý lịch Đảng do người được kết nạp Đảng cung cấp.
Xem thêm: Vào Đảng để làm gì? Đi tìm đáp án cho những thắc mắc khi vào Đảng
2. Điểm khác biệt khi viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên với lý lịch thông thường
Điểm khác biệt lớn nhất của bản sơ yếu lý lịch thông thường với bản lý lịch kết nạp Đảng đó chính là nó yêu cầu ít thông tin hơn.
Một bản lý lịch kết nạp Đảng sẽ yêu cầu người khai phải khai rất nhiều thông tin. Từ những thông tin về quá trình công tác, hoạt động của bản thân đến thông tin về nhân thân gia đình.
Khi một bản sơ yếu lý lịch thông thường chỉ bao gồm người viết phải khai báo thông tin về những người thân ruột thịt trong gia đình mình, bao gồm: Bố, mẹ, anh, chị, em ruột thịt. Thì bản lý lịch Đảng viên yêu cầu nhiều thông tin hơn rất nhiều. Lý lịch Đảng viên yêu cầu người được kết nạp phải khai báo chi tiết thành phần gia đình cả họ nội và cả họ ngoại bên cạnh thông tin về gia đình của người được kết nạp.
Một điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận thấy trong thành phần gia đình lý lịch Đảng viên với thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch thông thường đó là nó đòi hỏi người được kết nạp Đảng phải khai báo thông tin gia đình cả trước giai đoạn những năm cải cách và cả thông tin của nhân thân sau giai đoạn này. Trong khi một bản sơ yếu lý lịch thông thường chỉ đòi hỏi người viết khai báo thông tin về gia đình sau khi cuộc cải cách ruộng đất được diễn ra.
Qua một vài điểm đáng chú ý chúng tôi vừa trình bày ở trên có thể thấy rằng cách viết và trình bày một bản lý lịch Đảng viên là chi tiết hơn rất nhiều so với một bản sơ yếu lý lịch thông thường rất nhiều. Vì vậy, khi viết lý lịch Đảng viên cũng yêu cầu người được kết nạp Đảng phải viết một cách tỉ mỉ và cẩn trọng hơn. Cùng tìm hiểu cách viết và thứ tự trình bày thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên.
3. Thứ tự trình bày thông tin khi viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên
Lý lịch Đảng viên yêu cầu người trình bày phải khai báo đầy đủ thông tin của tất cả các thành viên trong gia đình 2 họ. Bạn đang bị rối và không biết nên trình bày thông tin của ai trước trong phần thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên? Nếu thế, vui lòng viết theo thứ tự mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây nhé:
- Thông tin nhân thân đầu tiên bạn nên trình bày ở phần này chính là thông tin về cha, mẹ ruột của bạn hoặc có thể là người nuôi dưỡng bạn từ nhỏ. Nên trình bày rõ ràng họ và tên cha mẹ bạn, năm sinh, quê quán, nơi sinh, địa chỉ thường trú, hoàn cảnh về kinh tế và thái độ đối với từng thời kỳ lịch sử. Chi tiết như sau:
+ Về phần hoàn cảnh kinh tế: Đề cập rõ ràng thành phần giai cấp của bố, mẹ bạn từ trước cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, thành phần giai cấp của họ trong cuộc cải cách ruộng đất năm 1954. Các nguồn thu của gia đình hiện nay, mức sống hiện có của gia đình.
+ Đề cập rõ ràng về thái độ chính trị của từng thành viên trong gia đình: Viết rõ bố, mẹ bạn đã từng tham gia những tổ chức cách mạng nào, từng làm công tác gì, chức vụ nào trong các tổ chức chính trị đó, họ đảm nhận nhiệm vụ gì. Cần phải đề cập rõ ràng theo từng mốc thời gian từng tháng, từng năm một.
- Anh, chị, em ruột thịt của người được kết nạp Đảng: Viết rõ về họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, hoàn cảnh kinh tế của họ, nghề nghiệp của họ đồng thời là thái độ chính trị của từng người trong số họ.
- Thông tin tiếp theo cần cung cấp cho phần này là thông tin về bố mẹ vợ hoặc chồng (nếu có): Phần này bạn cũng cần khai những thông tin chi tiết giống như những thông tin của bố mẹ đẻ của bạn.
- Tiếp đến là thông tin về anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng: Phần thông tin này cũng được trình bày tương tự như phần thông tin của anh, chị, em ruột trong gia đình của bạn. Cần trình bày các thông tin như: Tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp và thái độ chính trị của bản thân họ.
- Thông tin về gia đình bên nội cần trình bày các thông tin như sau:
+ Trước tiên cần điền thông tin của ông, bà nội của người được kết nạp Đảng: Các thông tin này cũng cần được đề cập rõ ràng giống như thông tin của bố, mẹ đẻ người được kết nạp Đảng.
+ Tiếp đến là phần thông tin của các bác, các cô, các chú bên nội: Cần trình bày các thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, công việc cũng như là thái độ chính trị của từng người trong số họ.
- Cuối cùng là trình bày các thông tin về họ hàng bên ngoại: Phần thông tin này cũng được bắt đầu từ thông tin của ông, bà ngoại sau đó là đến thông tin của các cậu, dì hay là các bác của bạn. Thông tin chi tiết cũng cần được trình bày giống như là thông tin của người thân bên nội đã được chúng tôi trình bày ở trên.
Một lưu ý khi trình bày phần thông tin này đó là cần đề cập rõ những người trong gia đình đang hoạt động hay giữ chức vụ như thế nào trong những tổ chức thuộc về Chính phủ đó. Họ làm việc cho Đảng phái, đoàn thể nào của chế độ cũ hay là của Đế quốc. Hiện nay tất cả những người đó đang ở đâu và làm gì? Nếu đã chết thì cần khai báo rõ lý do tại sao đã chết, chết năm nào ở tại đâu.
Trên đây là cách trình bày cũng như lưu ý bạn cần phải biết khi viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên. Hãy đọc kỹ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, chắc chắn nó sẽ giúp ích được cho bạn.
Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng chi tiết nhất
4. Những điểm cần lưu ý khi viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên
4.1. Cần tránh tuyệt đối việc mắc lỗi chính tả trong lý lịch Đảng viên
Một lưu ý chung cần tránh khi viết bất kỳ loại tài liệu quan trọng nào cũng là cần tránh mắc lỗi chính tả. Ở đây lại là một vị trí trang trọng như Đảng viên. Vì vậy, bạn cần đảm bảo mình không mắc bất kỳ một lỗi chính tả nào. Để có thể thể hiện rõ tác phong của một người Đảng viên luôn cần cù, chịu khó và cẩn thận.
Hãy soát lại một vài lần bản lý lịch Đảng viên của bạn để chắc chắn nó không mắc lỗi chính tả nào. Nếu để xảy ra loại lỗi này, chúng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ bị mất điểm trầm trọng.
Đặc biệt cần chú ý phần thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên vì nó khá là dài và bao gồm thông tin của nhiều người khác nhau. Nên những người chuẩn bị hồ sơ kết nạp Đảng thường hay bị nhầm lẫn ở phần này dẫn đến việc phải viết đi viết lại nhiều lần, gây tốn thời gian. Hãy chú ý ngay từ khi đặt bút viết và soát lại khi bạn đã viết xong nhé!
4.2. Một số lưu ý khác khi viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên
Muốn có một bản lý lịch Đảng viên đẹp, chuẩn chỉnh thì bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Cần đề cập đầy đủ các thông tin cần thiết theo một cách hàm xúc và ngắn gọn nhất có thể.
- Chú ý cần kê khai một cách đầy đủ các thông tin quan trọng.
- Cần kê khai chi tiết phần thông tin thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên.
Work247.vn vừa mới gửi tới quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về cách viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên. Có thể thấy rằng viết lý lịch Đảng viên cần nhiều thông tin, và cách viết cũng rắc rối hơn rất nhiều so với một bản sơ yếu lý lịch thông thường. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa mới đề cập sẽ giúp ích được bạn trong việc viết thành phần gia đình trong lý lịch Đảng viên một cách tốt nhất.
5814 0