Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang diễn ra thế nào?
Theo dõi work247 tạiVới sự biến động và thay đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tác động tiêu cực và tích tiêu nền kinh tế thế giới mang lại. Tuy nhiên bằng những nỗ lực và các chính sách đúng đắn, Việt Nam đang dần khẳng định vai trò cũng như sự lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà trên bản đồ kinh tế các nước hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin rõ hơn về thực trạng nền kinh tế Việt nam những năm gần đây, theo dõi ngay nhé!
1. Tổng quan về thực trạng nền kinh tế Việt Nam Việt Nam hiện nay
Sau rất nhiều thăng trầm trong lịch sử, đến nay có thể khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển. Tuy nhiên còn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và các nguồn đầu tư vốn của nước ngoài.
Hệ thống kinh tế Việt Nam là một hệ thống kinh tế hỗn hợp. Khi mà nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển và thị trường hóa thì ta vẫn thấy sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế còn khá cao. Hiện nay, Nhà nước vẫn thực hiện việc điều chỉnh giá cả kiểu hành chính với một số mặt hàng thiết yếu như yêu cầu các công ty, doanh nghiệp điều chỉnh mức đầu tư, giá cả xăng dầu, kiểm soát nguyên vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng,...
Chính phủ Việt Nam tự xã định và nhận định rằng Việt Nam là một kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này đã được một số nền kinh tế thị trường tiên tiến công nhận, nhưng cho đến nay Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản vẫn chưa thừa nhận và xác định Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường.
Việt Nam là một nước có nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước,...Và những khu vực này có tốc độ tăng trưởng không giống nhau khi mà nền kinh tế Nhà nước và nền kinh tế tập thể tăng trưởng chậm thì nền kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh.
Nền kinh tế Việt Nam được phân chia thành ba khu vực chính (ba ngành kinh tế lớn) như sau:
+ Ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
+ Ngành: Công nghiệp (bao gồm cả công nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, điện nước, sản xuất và phân phối khí,..)
+ Dịch vụ, thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục...
Trong hội nghị trực tuyến vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận định rằng: Sau 35 năm đổi mới kinh tế, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nhất định có ý nghĩa lịch sử to lớn, thế và lực đã mạnh hơn nhiều, quy mô và tiềm lực kinh tế ngày càng tăng lên và được mở rộng nhanh mạnh và chắc chắn,...
Hiện nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong top 40 nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới và đứng ở vị trí thứ 4 trong ASEAN. Với năm vừa qua 2024, GDP đầu người đạt mức 3.500USD/năm đã đưa Việt Nam vươn lên top 10 quốc gia tăng trường cao nhất thế giới, là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới hiện nay.
2. Các vấn đề liên quan đến kinh tế Việt Nam hiện nay
Nền kinh tế nước ta hiện nay tuy phát triển khá ổn định, nhưng vẫn còn gặp rất nhiều những thách thức từ trong và ngoài nước. Chỉ khi hiểu và tận dụng rõ những lợi thế thì ta mới có thể vươn lên và trở thành một trong những nước có nền kinh tế mạnh trong tương lai.
2.1. Những thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng khá ấn tượng và vững chắc. Theo đó, ta có thể thấy mức độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ giai đoạn 2024- 2024 đã thay đổi rõ nét và cho đến nay mức tăng ấy vẫn luôn giữ được đúng mục tiêu đề ra. Theo U.S. News & World Report, Việt Nam hiện nay đang có một môi trường ổn định và tích cực về cả kinh tế và chính trị, duy trì mức tăng trưởng GDP ổn định, kiểm soát tốt lạm phát và các chính sách cải thiện nợ xấu, thâm hụt ngân sách cũng được đề ra một cách hợp lý.
Việt Nam cũng là một trong những nước luôn có thành tích tốt trong việc xuất siêu. Nhiều mặt hàng của Việt nam với số lượng lớn liên tục thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới và được đón nhận một cách một cách khá tốt.
Không chỉ vật thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. Việt nam đã tạo nên một huyền thoại trong công tác giảm nghèo khi chỉ số HDI năm 2024 là 0,63, một trong những nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất thế giới.
Ngoài ra những thuận lợi còn đến từ cuộc cách mạng 4.0, cũng như sự gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế lớn trên thế giới như Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
2.2. Những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế
Thách thách lớn nhất mà nền kinh tế nước ta đang gặp phải đó là nền kinh tế thế giới có độ mở cao, Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng tăng trưởng chậm của nền kinh tế thế giới và việc nới lỏng tiền tệ của một số nước lớn. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- trung, các khoản nợ xấu tăng cao,...
Việt Nam còn chịu những tác động của xu thế đa cực, gia tăng tính kết nối khu vực, sự nổi lên của Châu Á và các sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh những thuận lợi và các kết quả to lớn nước ta đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cũng như thử thách trong việc phát triển một nền kinh tế bền vực và đạt được những mục tiêu kinh tế đã đặt ra.
Thứ nhất, quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế chưa được đồng bộ và đạt được các kết quả mạnh mẽ trong lĩnh vực hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Các hệ sinh thái nuôi dưỡng doanh nghiệp để phát triển chưa có nhiều tiến bộ vượt bậc. Các bất cập về thể chế đất đai, quyền tài sản,... vẫn rất chậm trong quá trình giải quyết thủ tục và các vấn đề liên quan dẫn đến những hạn chế cho sản xuất.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động vẫn đang diễn ra với tốc độ khá chậm.
Thứ ba, các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò cũng như động lực tăng trưởng của mình.
Thứ tư, về cơ cấu kinh tế đang có sự dịch chuyển kém lành mạnh, không cân bằng và dễ tổn thương hơn trước đó.
3. Mục tiêu kinh tế những năm tới của nền kinh tế Việt Nam
Với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra, trong vòng 10 năm tới Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại.
Có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2024 GDP bình quân đầu người đạt 4700-5000 USD/năm. Đóng góp năng suất của các thành phần tổng hợp vào tăng trưởng khoảng 45%, tỉ trọng tăng trưởng chế biến, chế tạo đóng góp trên 25%, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45%, kinh tế số đạt khoảng 20%.
Theo mục tiêu đề ra, Đảng cũng rất quyết liệt về vấn đề khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển. Tiếp tục thực hiện các đổi mới mạnh mẽ về tư duy, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường,.. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khơi dậy mọi tiềm năng về nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững.
Với những thành tựu đã và đang đạt được, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển và xây dựng được một vị thế vững chắc cùng các nền kinh tế lớn trên thế giới. Với mục tiêu đề ra trong 10 năm tới, chúng ta cũng có nhiều kỳ vọng trong công cuộc đổi mới đất nước và một nền kinh tế phát triển hơn trong tương lai.
32543 0