Thuế suất là gì? Loại thuế suất mà doanh nghiệp cần quan tâm
Theo dõi work247 tạiThuế suất là một khái niệm đặc thù được nói đến trong lĩnh vực tài chính. Đây là vấn đề mà đến cả những người kế toán thuế cũng phải đau đầu. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin về thuế suất là gì và những loại thuế suất mà bạn cần quan tâm.
1. Tìm hiểu chung về thuế suất
Trong cuộc sống khi bạn đi mua hàng tại các cửa hàng hoặc siêu thị, bạn có thể thấy trên hóa đơn thanh toán của bạn thường sẽ bị thu thêm một mức thuế khoảng 5% hay 10%. Những con số đó chính là thuế suất.
Vậy thuế suất ở đây có thể hiểu là một khoản tiền mà các cá nhân hay doanh nghiệp cần thanh toán trên một đơn vị hàng hóa nhất định.
Thuế suất được tính dựa trên khối lượng hàng hóa và thường được quy định ở dạng %. Đối với những loại hàng hóa khác nhau sẽ được Nhà nước quy định những mức thuế suất khác nhau.
2. Loại thuế suất doanh nghiệp cần biết
Mỗi loại thuế sẽ tương ứng với mức thuế suất khác nhau. Hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ thường bắt gặp một số loại thuế cơ bản như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mức thuế suất của từng loại thuế.
2.1. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Thuế suất thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu. Trong đó thuế gián thu được hiểu là khi người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế.
Nói một cách dễ hiểu thì đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, người chịu thuế sẽ là người tiêu dùng cuối cùng. Còn người bán sẽ đóng vai trò như bên trung gian, đứng ra thay mặt Nhà nước thu thuế từ người tiêu dùng và cuối cùng là thực hiện nộp lại thuế cho Nhà nước theo đúng quy định.
Tùy thuộc vào từng đối tượng mà thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy định ở các mức khác nhau. Hiện nay có 3 mức thuế suất cơ bản đang được áp dụng là mức thuế suất 0%, 5% và 10%.
- Mức thuế suất 0%:
Áp dụng cho các đối tượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu; Hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và ở trong các khu phi thuế quan.
- Mức thuế suất 5%:
Có khá nhiều đối tượng áp dụng đối với mức thuế suất này như thuốc phòng trừ sâu bệnh; Các loại quặng để sản xuất phân bón; Các dịch vụ đào đắp/ ao hồ/ kênh/ mương phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến; Thực phẩm tươi sống; Thiết bị, dụng cụ y tế…
- Mức thuế suất 10%:
Áp dụng với tất cả những hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp ngoại trừ các loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất 0% hoặc 5%.
Mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất cho mỗi loại hàng hóa, dịch vụ trong từng khâu sản xuất, nhập khẩu, gia công hay kinh doanh thương mại.
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hàng hóa và chúng có mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải kê khai rõ ràng từng mức thuế suất khác nhau cho mỗi loại hàng hóa dịch vụ theo như quy định.
Nếu như doanh nghiệp không thực hiện kê khai theo từng loại hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp sẽ phải tính thuế và nộp thuế tại mức thuế suất cao nhất của loại hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
2.2. Thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên cơ sở doanh thu mà doanh nghiệp có được có được trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ tiến hành tính thuế của đơn vị kinh doanh đó.
Tùy thuộc vào tính chất kinh doanh của doanh nghiệp mà các mức thuế khác nhau sẽ được áp dụng.
- Đối với những doanh nghiệp không thuộc trường hợp đặc biệt thì sẽ có mức thuế suất là 20%.
- Trường hợp các doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi tùy theo từng thông tư sẽ có các mức thuế suất khác nhau điển hình là 10%, 15% hoặc 17%.
Ngoài ra có một mức thuế suất trong khoảng 32% đến 50%. Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò hay khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Doanh nghiệp khi có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, doanh nghiệp đó phải gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ thực hiện trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ vào vị trí khai thác, trữ lượng khai thác và điều kiện khai thác, mức thuế suất cụ thể sẽ được quyết định Thủ tướng Chính phủ cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
2.3. Thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt
Đây là loại thuế được tính trên các loại hàng hóa mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và không được Nhà nước khuyến khích sử dụng.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt gồm nhiều bậc, áp dụng cho từng nhóm mặt hàng, dịch vụ chịu thuế. Mức thuế cao nhất được áp dụng là 150% và thấp nhất là 10%
Một vài mặt hàng thường bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đó là thuốc lá, rượu, bia và các loại hình dịch vụ giải trí khác nhau
- Đối với các loại hàng hóa như các chế phẩm khác từ cây thuốc lá, thuốc lá điếu, xì gà bắt đầu từ 01/01/2024 sẽ có mức thuế suất là 75%; Các loại rượu từ 20 độ trở lên, bắt đầu từ 01/01/2024 có mức thuế suất là 65%, rượu dưới 20 độ là 35%.
Ngoài ra còn có các mức thuế khác liên quan đến loại hàng hóa như ô tô, bia, điều hòa.
- Đối với các loại dịch vụ có thể kể đến như kinh doanh vũ trường có mức thuế suất 40%; Kinh doanh loại hình dịch vụ mát-xa, ka-ra-ô-kê thuế suất là 30%; Kinh doanh xổ số có thuế suất là 15%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu với mức ưu đãi cao. Loại thuế này trước hết là công cụ giúp Nhà nước quản lý các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra chúng còn nhằm điều tiết, phân phối lại thu nhập của người dân.
2.4. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Đây là loại thuế lũy tiến. Mức thuế sẽ được tính dựa trên thu nhập của người lao động sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí… Mỗi mức thuế suất sẽ tương ứng với từng thu nhập tính thuế khác nhau, bạn có thể tham khảo một vài mức thuế suất cụ thể dưới đây:
- Bậc thuế 1: Thuế suất 5% đối với thu nhập tính thuế/ năm đến 60 triệu đồng; Thu nhập tính thuế của tháng đến 5 triệu đồng.
- Bậc thuế 2: Thuế suất 10% đối với thu nhập tính thuế/ năm từ 60 đến 120 triệu đồng; Thu nhập tính thuế của tháng từ 5 đến 10 triệu đồng.
- Bậc thuế 3: Thuế suất 15% đối với thu nhập tính thuế/ năm trên 120 đến 216 triệu đồng; Thu nhập tính thuế của tháng trên 10 đến 18 triệu đồng.
- Bậc thuế 4: Thuế suất 20% đối với thu nhập tính thuế/ năm trên 216 đến 384 triệu đồng; Thu nhập tính thuế của tháng trên 18 đến 32 triệu đồng.
- Bậc thuế 5: Thuế suất 25% đối với thu nhập tính thuế/ năm trên 384 đến 624 triệu đồng; Thu nhập tính thuế của tháng trên 32 đến 52 triệu đồng.
- Bậc thuế 6: Thuế suất 30% đối với thu nhập tính thuế/ năm trên 624 đến 960 triệu đồng; Thu nhập tính thuế của tháng trên 52 đến 80 triệu đồng.
- Thuế thứ 7: Thuế suất 35% áp dụng cho thu nhập chịu thuế hàng năm trên 960 triệu đồng; thu nhập chịu thuế hàng tháng trên 80 triệu đồng.
Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu thuế suất là gì, những loại thuế suất mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình kinh doanh và áp dụng chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
629 0