Tìm hiểu những thông tin cần biết về nghề Cộng tác viên

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 20-03-2024

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công việc " Cộng tác viên", và nêu được những lợi ích – khó khăn, thách thức của nghề "Cộng tác viên" là gì? Đặc biệt là tìm hiểu và phân tích các kỹ năng cần phải có để trở thành một cộng tác viên giỏi. 

Tìm việc làm Copywriter

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Như thế nào là cộng tác viên?

Cộng tác viên là một trong những nghề mà người làm việc được tự do không thuộc sự quản lý của một công ty, tổ chức nào. Hiện nay nghề cộng tác viên được coi là một trong những việc làm phụ đem lại lợi ích cao mà người làm không bị gì bó về mặt thời gian và không gian. Cộng tác viên không nhất thiết phải đến cơ quan, nơi làm việc, có thể làm tại nhà, làm việc vào thời gian rảnh và đặc biệt là không bị ràng buộc.

Như thế nào là cộng tác viên?

2. Lợi ích và khó khăn của việc làm cộng tác viên

Khái niệm “cộng tác viên” hiện nay khá là phổ biến với các bạn sinh viên và các bà mẹ bỉm sữa. Nhưng đa số các bạn nhận công việc này đều chưa nhận thức rõ những vấn đề mình sẽ gặp phải. vậy cộng tác viên đêm lại những lợi ích và khó khăn thách thức gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

2.1. Lợi ích khi tham gia làm cộng tác viên

Khi tham gia cộng tác viên, bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:

Kiếm thêm thu nhập và cải thiện vấn đề tài chính

Đa số các bạn làm cộng tác viên đều là những sinh viên và bà mẹ bìm sữa đều có kinh tế khá eo hẹp nên vấn đề về tài chính thường được chú ý đầu tiên. Các bạn làm để tăng thêm thu nhập cho bản thân giúp cải thiện được đời sống sinh hoạt của mình.

Lợi ích của cộng tác viên

Trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm

Nhiều bạn để muốn làm tốt một công việc yêu thích mà mình chưa có nhiều kinh nghiệm và vẫn muốn tăng thêm thu nhập thì các bạn sẽ lựa chọn hình thức làm cộng tác viên. Các bạn vẫn được làm việc của một nhân viên chính thức nhưng thời gian làm việc linh động hơn để phù hợp với quỹ thời gian của mình. Tất nhiên là khi đi làm bạn có thể vẫn tiếp xúc với những người làm việc lâu năm trước đó để học hỏi thêm kinh nghiệm từ họ. Ngoài ra, khi bạn làm việc ở nhà, bạn tự giải quyết các vấn đề trong công việc thì bạn có thể tự tích lũy những kinh nghiệm đó và trau dồi thêm các kỹ năng cũng như kiến thức.

Khám phá công việc mới

Tuy rằng bạn học một ngành nhưng với niềm đam mê và mong muốn làm việc và tìm hiểu về một công việc khác thì lựa chọn làm một cộng tác viên là vô cùng sáng suốt và hợp lý.

Được biết nhiều môi trường làm việc khác nhau

Trong  nền kinh tế hòa nhập hiện nay thì có rất nhiều công ty với các môi trường làm việc khác nhau, vậy nên để có thể lựa chọn được môi trường làm việc thích hợp thì  bạn có thể trải nghiệm các môi trường làm việc đó bằng cách làm cộng tác viên. Sau đó bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình một môi trường làm việc thích hợp.

Cơ hội được tuyển dụng vào làm nhân viên chính thức

Nếu trong thời gian bạn làm cộng tác viên mà làm tốt công việc được giao thì khả năng bạn được nhận vào làm việc trở thành nhân viên chính thức khá cao. Hơn nữa, mức lương lúc này bạn nhận được cũng tương đối cao vì bạn là người đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, khi bạn làm cộng tác viên thì sẽ có rất nhiều mối quan hệ, biết đâu chính những mối quan hệ đó lại đem đến những cơ hội việc làm cho bạn. Mặt khác sau khi bạn làm cộng tác viên thì bạn có một bản CV giới thiệu về bản thân và những công việc trải nghiệm ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Sáng tạo và phát triển bản thân 

Khi bạn làm càng nhiều công việc thì bạn càng có thể trải nghiệm và sáng tạo theo cách của riêng mình sao cho phù hợp với bản thân và công việc. Dần dần bạn tự tạo cho bạn thói quen xử lý tình huống một cách kịp thời nhanh chóng và có thể là các thới quen tư duy logic trong công việc và cuộc sống để có thể phát triển bản thân phù hợp với môi trường và mọi người xung quanh.

Tìm việc làm thêm

2.2. Những khó khăn thách thức khi làm cộng tác viên

Tuy rằng bạn được rất nhiều lợi ích từ việc làm cộng tác viên, nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Giống như con dao hai lưỡi vậy, nó có thể đêm lại những ngọt ngào cho bạn nhưng cũng có thể làm bạn đau. Bạn phải cẩn thận và tinh mắt để nhìn nhận ra những tiềm ẩn đang ẩn lấp trong công việc cộng tác viên mà bạn làm. Để giúp các bạn nhận định rõ hơn về những khó khăn và thách thức các bạn gặp phải chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

>>> Tìm việc làm Giao thông vận tải- Thủy lợi- Cầu đường tại Bắc Ninh với những tin tức về việc làm được tuyển dụng hàng đầu trên website Work247.vn hứa hẹn những vị trí việc làm tuyệt vời cho bạn chọn lựa.

Vấn đề về thời gian 

Đây là một công việc với thời gian làm việc khá là linh động nhưng nếu bạn không biết các sắp xếp thì rất có thể bạn sẽ bị vướng vào vòng tròn luẩn quẩn của công việc và sẽ bị chiếm thời gian của những công việc khác.

Khó khăn về thời gian của nghề cộng tác viên

Lương thấp và không có chế độ

Chính vì đặc thù công việc cộng tác viên là không thuộc biên chế và sự quản lý chính thức nào của một công ty, tổ chắc nào đó nên bạn sẽ không được hưởng những chế độ đãi ngộ của một nhân viên chính thức được hưởng. Mặt khác, nhiều tổ chức thuê nhân viên cộng tác viên với thời gian làm việc ít hơn nhân viên chính thức một chút nhưng lại trả lương thấp hơn rất nhiều, họ sẽ đưa ra rất nhiều lý do để có thể biện minh cho vấn đề này.

Bị bắt nạt từ các nhân viên cũ

Khi bạn vào làm với chức danh là cộng tác viên thì rất có thể bạn sẽ bị các nhân viên chính thức nhờ làm những công việc không phải của mình. Tất nhiên là bạn có thể không làm nhưng rủi ro sau đó khá là nhiều và nếu bạn không muốn gặp rắc rồi từ những người đó thì tốt nhất bạn vẫn phải lặng lẽ chịu đựng.

Áp lực công việc

Để có thể làm một cộng tác viên hiên nay rất dễ dàng bởi đa số những người làm cộng tác viên được trả lương theo năng lực nhưng bạn có thể làm được nó hay không lại là khả năng của bạn. Vậy nên, áp lực công việc không lúc nào là không có.

Làm công việc không đúng với khả năng

Nhiều bạn vì lời chào mời cực kỳ hấp dẫn từ các nhà tuyển dụng nên đã chỉ nhìn vào những lợi ích đó mà không suy xét kỹ về khả năng và sự yêu thích công việc của mình để bị rơi vào tình trạng chán nản, áp lực và không thể hoàn thành các yêu cầu công việc mặc dù tâm huyết bạn bỏ ra khá là nhiều.

Khả năng làm việc không công

Rất nhiều bạn đăng ký làm cộng tác viên và gặp trường hợp: công ty đưa ra 1 khoảng thời gian tương đối dài để thử việc nhưng gần tới ngày hết hạn hợp đồng thử việc thì xuất hiện những rắc rối xảy ra, khiến bạn:

Bạn chán nản không kiên định và từ bỏ công việc dẫn đến việc bạn không được nhận lương.

Công ty gây áp lực cho bạn bỏ việc và tất nhiên là cũng không được nhận lương.

Họ đưa ra lý do để bạn không phù hợp với công việc và công ty, bạn bị xa thải.

Đưa ra một hạn mức để trả lương nhưng hạn mức đó bạn không dễ để chạm tới nó cả.

Đa cấp

Hiện nay tình trạng các công ty đa cấp nhiều vô cùng và đánh vào tâm lý của các bạn về mức lương thưởng trên trời nên rất dễ để đưa được những ai mong muốn được làm tỷ phú vào tròng. Bạn chỉ cần bước chân vào con đường “hoàng kim” đó thì rất khó để rút chân ra và lúc này bạn có là những khoản nợ khiến bạn không có khả năng chi trả.

Việc làm kế toán

3. Kỹ năng cần có của một cộng tác viên

Dù không bị đòi hỏi về kinh nghiệm như nhân viên chính thức nhưng các cộng tác viên cũng cần phải có những kỹ năng  nhất định để  hoàn thành tốt công việc.

Kỹ năng làm việc nhóm của nghề cộng tác viên

3.1. Kỹ năng làm việc nhóm 

Đây là kỹ năng mềm cần có của bất kỹ công việc nào nhất là cộng tác viên. Thường “ cộng tác viên” sẽ là một nhóm và được sự quản lý của trưởng nhóm. Nếu các bạn cộng tá viên làm việc không tốt thì rất dễ làm ảnh hưởng đến kết quả của cả nhóm và đội trưởng. Vì vậy kỹ năng này vô cùng cần thiết mà các bạn bắt buộc phải có.

3.2. Chịu khó học hỏi

Ở bât kỳ một công việc nào mà bạn chịu khó học hỏi thì bạn rất được lòng các nhà tuyển dụng. Nếu bạn chịu khó tìm tòi, chăm chỉ học hỏi những thứ mình chưa biết thì tất nhiên rằng mọi thứ xung qunh bạn sẽ dễ dàng hơn và có khả năng về các kiến thức chuyên sâu.

3.3. Trách nhiệm với công việc

Nếu bạn là người có trách nhiệm với công việc, không làm ảnh hưởng tới công việc của cả nhóm. Nếu bạn không hoàn thành công việc đúng tiến độ, tất cả công việc mọi người sẽ bị chậm tiến độ. Hơn nữa, đừng ngần ngại góp ý và lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để hoàn thiện bản thân.

3.4. Xây dựng niềm tin 

Nếu bạn làm việc mà không được mọi người tin tưởng thì rất khó có thể hòa nhập cũng như hoàn thành tốt công việc được giao. Bạn nên tạo dựng cho mình được sự tin tưởng của đồng nghiệp và quản lý bằng cách hoàn thành tốt công việc đúng thời hạn (có thể là sớm hơn) và tất nhiên là phải đảm bảo được chất lượng.

3.5. Tạo dựng mối quan hệ với mọi người

Nếu bạn có mối quan hệ tốt với mọi người trong công ty. Khi bạn gặp khó khăn thì những người đó sẽ giúp đỡ hay đưa ra những lời khuyên cho bạn để có thể giải quyết vấn đề gặp phải một cách ổn thỏa nhất. Họ là những người có kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống, vậy nên bạn rất cần tạo dựng các mối quan hệ để có thể hoàn thiện bản thân hơn.

>>> Nắm bắt cơ hội tìm việc làm kinh doanh bất động sản tại Bắc Ninh với thông tin về hàng ngàn vị trí việc làm hấp dẫn nhất hiện nay hứa hẹn mang đến cho bạn một công việc lý tưởng nhất

Việc làm nhân sự

Trên đây là toàn bộ nội dung được làm rõ để cho các bạn hiểu được “thế nào là cộng tác viên” và những điều cần biết để trở thành cộng tác viên giỏi. Các bạn nên cân nhắc kỹ về những yêu cầu của ngành nghề và khả năng của bản thân để lựa chọn công nghiệp phù hợp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1678 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT