Cựu giám đốc nhân sự tâm niệm gì về văn hóa nghỉ việc?
Theo dõi work247 tạiNếu rèn luyện được văn hóa nghỉ việc thì chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Có nhiều người dù nghỉ việc rồi nhưng vẫn luôn được sếp lẫn đồng nghiệp ở công ty cũ trân trọng. Nhưng có những người nghỉ việc là hết, chẳng có ai nhắc tới họ bất cứ một lần nào nữa. Dù cho có nhắc tới thì cũng là nhắc tới với ấn tượng vô cùng không tốt. Điều này người ta gọi là sự khác biệt ở trong lối tư duy của văn hóa nghỉ việc. Văn hóa nghỉ việc khi đươc nói vui thì đó là văn hóa chia tay đúng mực của mỗi cá nhân. Sau đây chúng ta hãy rèn luyện văn hóa nghỉ việc từ những lời tâm sự của một vị cựu giám đốc điều hành nhân sự - bà Giao Giao.
Vấn đề nghỉ việc được một vị cựu giám đốc nhân sự - người chuyên đảm nhận việc tổ chức event cho những người phụ nữ đề cập tới rất rõ ràng, mạch lạc. Những chia sẻ về văn hóa nghỉ việc của bà Giao Giao đã khiến cho nhiều người đang làm việc tại những vị trí thường xuyên tiếp xúc và trao đổi công việc với đồng nghiệp như việc làm hành chính văn phòng phải gật gù. Vậy hãy cùng work247.vn xem những chia sẻ đó là gì nhé?
Tâm niệm thứ nhất - “Chia tay” nghỉ việc là chuyện hết sức bình thường
Nếu không cảm mến nữa, không phù hợp nữa và không thể đi cùng nhau nữa thì chẳng ai có thể bắt ép ai, chúng ta hoàn toàn có thể chia tay trong lịch sự. Bởi có sự gặp gỡ thì ắt sẽ có những giờ phút chia ly. Đó là lẽ dĩ nhiên, một quy luật tất yếu của cuộc sống và công việc cũng không ngoại lệ. Vì vậy mà sau chia tay, chúng ta càng không nên nói xấu , không nên đổ lỗi cho bất cứ một ai hay bất cứ điều gì. Lý do chia tay nghỉ việc thì nên được đưa ra cụ thể. Chẳng hạn như năng lực không đủ để kham nổi công việc; hoặc không phù hợp đối với văn hóa công ty. Nhưng nếu như là lý do, trình độ của bạn xứng đáng tìm việc làm ở những công ty sáng giá hơn, quy mô rộng lớn hơn thì quả thực ngay lập tức lãnh đạo của bạn sẽ cho bạn ra đi mà không nuối tiếc đâu nhé. Đừng nghĩ nếu như bạn đi thì công ty sẽ sập, hoặc không có ai thay thế được bản thân mình. Nếu nghĩ được những điều đó cho mình thì cũng hãy nghĩ những điều đó cho người khác, làm sao để cho việc bạn nghỉ làm sẽ ít ảnh hưởng nhất tới người khác.
Tâm niệm thứ hai - Không dừng lại vì tiền.
Bạn đừng ngại công việc vì điều A, điều B. Hãy làm mọi thứ để mở thêm cho mình nhiều kỹ năng. Vì đó là con đường giúp bạn trở nên giỏi giang hơn, có thêm tác phong làm việc chuyên nghiệp và chủ động hơn. Sự học hỏi không ngừng sẽ luôn thúc đẩy bạn trên con đường lập nghiệp, không cho phép bạn ngủ quên. Chừng nào bạn đã nỗ lực không ngừng nghỉ mà cảm thấy hết gắn bó, hết yêu và không còn thấy tương lai gì đối với công việc nữa thì hãy đưa ra quyết định nghỉ việc. Còn nếu như không nhìn thấy những dấu hiệu đó, bạn vẫn đưa ra quyết định nghỉ việc với lý do công việc mới có lương cao hơn thì chắc chắn bạn sẽ sớm nhận lấy sự thất vọng. Bạn biết vì sao không? Chẳng có việc gì dễ mà lương lại cao cả. Mà có một mức lương cao đáng mơ ước thì bạn sẽ phải đánh đổi những thứ quan trọng khác. Nếu bạn hiểu rõ đạo lý này và chấp nhận được những sự đánh đổi kèm theo việc phải phấn đấu thật nhiều , thật nhiều hơn nữa ở vị trí công việc mới thì hãy ra đi. Coi như hết duyên hết nợ với công việc hiện tại và tìm đến bến đỗ mới để học hỏi và mở rộng thêm tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng.
Việc làm it phần mềm
Tâm niệm thứ ba – Thông báo thời gian nghỉ việc
Vậy thì bạn nên chủ động gặp sếp của mình. Hãy trò chuyện thẳng thắn và trình bày cho họ biết lý do hoàn cảnh của bạn phải nghỉ việc. Đồng thời nếu có thể thì hãy bày tỏ sự lo ngại của bạn đối với việc tiếp tục làm việc ở công ty. Văn hóa nghỉ việc mà bạn nên thấm nhuần rõ nhất đó chính là báo trước với sếp về kế hoạch nghỉ việc của mình. Cố gắng tiếp tục công việc ít nhất là 1 tháng trước khi nghỉ chính thức để phía công ty có thời gian tìm kiếm được người thay thế vào vị trí của bạn. Làm điều này , bạn chính là một người quân tử. Khi trình bày lý do xin nghỉ việc thì bạn cũng nên tránh nói dối hay là bịa ra những lý do nào đó. Đặc biệt đại kỵ hành động nghỉ việc đột ngột khi chưa có ai đảm nhiệm được công việc thay thế cho bạn. Thái độ tử tế này sẽ giúp cho bạn lưu giữ lại được sự may mắn ở phía trước, tạo ra được uy tín tốt cho những công việc về sau. Chẳng ai đoán trước được tương lai bản thân bạn sẽ như thế nào, cũng có thể một ngày nào đó, bạn không thể tìm được công việc thích hợp ở đâu đó thì cũng có thể quay trở lại công ty cũ. Khi ấy, sếp của bạn vẫn luôn luôn sẵn sàng chào đón bạn về vì bạn chính là một người nhân viên chuyên nghiệp, có uy tín. Không chỉ trong phong cách làm việc mà họ còn nhìn thấy điều này ở trong chính văn hóa nghỉ việc của bạn.
Việc làm Marketing - PR
>>> Click ngay để xem thêm thông tin về Body lotion là gì? Sử dụng Body lotion như thế nào cho hiệu quả mới được đăng tải trên Work247.vn.
Tâm niệm thứ tư – Hãy tận tâm làm việc cho tới khi bạn còn nhận lương
Chắc hẳn vấn đề này không cần nhắc tới trong suy nghĩ của một vài người vì đó là điều đương nhiên. Nhưng đó chỉ là một vài người. Phần đông thì lại không làm được như vậy. Đa số chúng ta sẽ bị dã đám với công việc tại thời điểm bạn bắt đầu mường tượng tới vấn đề nghỉ việc. Như thế có nghĩa là bạn đã không dồn toàn bộ tâm trí cho công việc hiện tại nữa nhưng vẫn lên công ty làm việc và nhận đồng lương không tương xứng với tinh thần rệu rã của bạn. Điều này quả thực gây ra sự thiệt thòi lớn đối với phía doanh nghiệp.
Hãy tận tâm làm việc cho tới ngày bạn còn được nhận lương, cho tới giờ phút bạn chính thức bước chân ra khỏi công ty, gác mọi thứ ở lại. Thứ nhất xét về lý mà nói, vì công ty còn trả lương để bạn thực hiện đúng như những yêu cầu được giao phó thế cho nên bạn nhất định phải làm việc tận tâm khi còn được cầm trong tay đồng lương của công ty. Thứ hai, xét về tình, công ty chính là ngôi nhà thứ hai của bạn, công việc chính là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Vậy cho nên không có lý gì mà bạn lại không làm việc tận tâm vì công việc và vì công ty khi mà chưa chính thức rời khỏi.
Đừng nghĩ rằng mình đã xin nghỉ làm rồi thì sẽ không cần làm việc một cách tích cực nữa. Trừ khi nào bạn bị công ty đối xử quá tệ thì mới nên lựa chọn phương án viết email xin nghỉ việc đúng theo thời gian được quy định trong văn hóa công ty. Trước khi gửi email xin nghỉ việc đi thì bạn nên đề cập trực tiếp vấn đề này trước. Chuẩn bị nghỉ thì enen bàn giao lại mọi thứ cho thật chu đáo cẩn thận. Tốt nhất bạn nên hết lòng để làm tròn trách nhiệm của mình. Đó là cách bạn giữ lại được hình ảnh đẹp của mình trong mắt sếp đến tận phút cuối cùng. Ai bảo nghỉ việc là không cần phải lấy lòng sếp nữa đúng không nào. Làm tốt điều này, bạn không những tự dọn trước cho mình một con đường đi quang quẻ ở trong tương lai mà còn giúp cho chính bản thân bạn cảm thấy nhẹ lòng đi rất nhiều.
Tâm niệm thứ 5 – Hãy để mọi người nhớ về bạn với sự quý mến, tôn trọng
Sếp hiện tại của bạn khi đưa ra quyết định tuyển dụng bạn vào làm việc cho công ty thì họ đã phải đầu tư rất nhiều công sức, cũng đặt vào bạn không biết bao nhiêu hy vọng. Trong suốt quá trình bạn làm việc, họ xũng chính là người giúp cho bạn tiến bộ lên rất nhiều, bạn còn may mắn có được những người đồng nghiệp tử tế và thân thiện vô cùng. Đồng nghiệp giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc để bạn có được những sự dạn dĩ và kinh nghiệm dày dặn cho tới bây giờ. Vậy thì nghỉ việc dù vì bất cứ lý do nào đi chăng nữa thì bạn hãy biết ơn tất cả những điều nhỏ bé nhất. Đừng bao giờ coi những điều đó là điều đương nhiên và đừng quên đi những thân tình trước đó mà sẵn sàng trút cơn bực tức nào đó trong những lời nói xấu, trong thái độ quay lưng. Ra đi trong hòa bình, bạn sẽ giữ được hình ảnh cho bản thân mình là một người trung trực, quân tử. Hãy để cho tất cả mọi người nhớ về mình bằng tất cả sự tôn trọng, tấm lòng quý mến và thậm chí là những giọt nước mắt chia tay và những lời chúc phúc.
Việc làm kế toán
Tâm niệm thứ 6 – Gặp gỡ và chia tay
Khi chuẩn bị chính thức rời khỏi công ty, bạn đừng lặng lẳng ngồi im một chỗ, gõ gõ bàn phím để gửi đi những bức thư chào tạm biệt cả công ty hay là gửi lời cảm ơn cho ai đó trong khi đó, họ ở ngay cạnh bạn. Chẳng có gì là khó khăn khi bạn gặp từng người quan trọng để nói lời cảm ơn và tạm biệt. Để sếp thông báo về chuyện nghỉ việc của bạn trước. Chính thời gian nay, bạn cần phải giữ cho mọi thứ ở trạng thái cân bằng: tỏ ra vui vẻ đúng mực, không tỏ thái độ hả hê, không coi nghỉ việc vì lý do tư thù cá nhân với sếp hay đồng nghiệp. Bạn có thể mời những người đồng nghiệp thân thiết, những người đã giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc ăn một bữa liên hoan chia tay hoặc là tặng kỷ niệm họ một món quà nho nhỏ.
Tại sao bạn phải làm điều này? Thật dễ hiểu bởi vì giá trị chúng ta đã nhọc công xây dựng theo thời gian không phải phụ thuộc vào quyết định nghỉ việc của bạn. Dù bạn có nghỉ việc làm nhưng việc bạn có những mối quan hệ thân thiết hơn mức quan hệ đồng nghiệp thông thường, đó là tình bạn bè, tình chị em là thật, nó sẽ bền vững mãi mãi nếu như bạn khéo léo vun đắp. Mặc dù ra đi nhưng hãy nhớ nhé, thường xuyên giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ mà bạn chơi thân vì điều này còn tạo thêm cho bạn những giá trị thú vị cho cuộc sống.
>>> Tìm hiểu kiến thức về giấy khám sức khỏe, những bước cần làm khi đi làm giấy mới được Work247.vn cập nhật.
Tâm niệm thứ 7 – không vội vàng công việc để khó xử lúc chia tay
Để cân nhắc cẩn thận xem mình có phù hợp với một công việc hay không trung bình chúng ta sẽ phải mất khoảng 6 tháng. Quãng thời gian lâu dài như thế không nên bỏ lãng phí để rồi nhận lại 4 chữ “ quyết định sai lầm”. Vì vậy nên trước khi chính thức đưa ra lời chấp nhận một công việc mới thì bạn nên để ý thật kỹ người sếp của mình xem ông ta/ bà ta có phải là một vị lãnh đạo tử tế, nhân hậu , hết lòng vì nhân viên hay không? Sau đó, bạn nên tỏ thái độ cư xử lịch thiệp đối với sếp hơn cả cách mà sếp của bạn đối với bạn. Bạn nên là người hiểu rõ rằng: công việc nào cũng luôn chưa đầy những áp lực. Bởi vậy chớ nghĩ chuyện nghỉ việc là một giải pháp chấp dứt áp lực, nếu không trong cuộc đời bạn sẽ có biết bao nhiêu lần nghỉ việc? đâu mới là bến đỗ thực sự tốt nhất dành cho bạn? Sẽ không có điều đó đúng không nào. Chúng ta nên đặt mục tiêu cụ thể về thời gian làm một công việc trong vòng 2 năm. Đó là quỹ thời gian giúp học được đủ và cặn kẽ những năng lực cần thiết nhất của một công việc.
Với việc truyền tải và xây dựng văn hóa làm việc trong công ty, doanh nghiệp với những lưu chia sẻ trên đây giúp bộ phận việc làm nhân viên hành chính nhân sự có thể quản lý việc thay đổi nhân sự một cách hiệu quả cũng như tạo được văn hóa làm việc đạt kết quả tốt trong công ty và giữ chân được những thành viên ưu tú ở lại tiếp tục cống hiến cho công ty/doanh nghiệp.
Việc làm hành chính văn phòng
Nói chung bạn hãy chia tay một cách khôn ngoan. Khi chia tay với công việc hiện tại thì nên bằng thái độ dứt điểm, không quá nặng nề hay dây dưa để tránh được những hệ lụy không tốt về sau này. Nên nhớ chia tay đẹp, có văn hóa nghỉ việc sẽ làm nên một nhân cách tử tế.
3357 0