Tội phạm kinh tế là gì? Những điều cần biết về tội phạm kinh tế
Theo dõi work247 tạiBạn đang muốn tìm hiểu những vụ án kinh tế “nổi cộm” trong những năm gần đây? Hãy cùng tôi tìm hiểu về khái niệm tội phạm kinh tế và những điều cần biết nhé!
Trong thập kỷ trở lại đây, số lượng các vụ án kinh tế làm thất thoát hàng nghìn tỷ tạo ra khá nhiều chấn động .Vấn đề về tội phạm kinh tế trở thành một vấn đề nóng hổi và nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Vậy thực tế tội phạm kinh tế là gì? Có những loại tội phạm kinh tế như thế nào? Hình phạt cho các đối tượng này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan tới tội phạm kinh tế trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm việc làm ngành luật
1. Câu trả lời cho tội phạm kinh tế là gì?
Theo bộ luật hình sự 1999, chúng ta có thể hiểu như sau về tội phạm kinh tế:
“ Tội phạm kinh tế là tội phạm xâm hại sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân qua hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý kinh tế”
Nếu bạn đang tìm việc làm trong lĩnh vực kinh tế, có rất nhiều việc làm khác nhau tại work247.vn để bạn nộp CV ứng tuyển.
Hiện nay, số lượng tội phạm kinh tế đang có xu hướng gia tăng rõ rệt, thể hiện qua các hình thức sau: trốn thuế, tham nhũng, cố tình làm sai quy định gây tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước. Các vụ án kinh tế thường khá phức tạp và liên quan đến rất nhiều đối tượng, đặc biệt là những đối tượng có vị trí cao và có tầm ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế quốc dân.
Thủ đoạn của các đối tượng tội phạm kinh tế thường rất tinh vi và đa dạng. Điều đáng chú ý là có không ít những đối tượng cán bộ, công chức nhà nước tham gia vào những vụ án kinh tế siêu khủng, làm thất thoát một số tiền không nhỏ. Họ sẵn sàng dùng ảnh hưởng và uy quyền của mình để thâu tóm quyền lợi, cho vay sai quy định và bòn rút tiền của nhà nước.
2. Tội phạm kinh tế có những đặc điểm gì?
2.1. Tội phạm kinh tế có thủ đoạn rất tinh vi
Những đối tượng tội phạm kinh tế thường là những người có chức quyền, lợi dụng những khe hở của cơ chế, chính sách để trục lợi. Các thủ đoạn thường được tổ chức một cách có quy mô, có sự móc nối của những “thế lực ngầm” và trong một thời gian khá dài. Không ít các nhà cầm quyền, “cầm cân nảy mực” lại có dính líu đến những đại án kinh lớn khiến công an kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra
Các đối tượng tội phạm kinh tế thường tập trung tại các ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao như : ngân hàng, xây dựng, bất động sản…. Quy mô của công ty, tập đoàn sẽ tỷ lệ thuận với số tiền mà những đối tượng này biển thủ. Những năm gần đây, một số vụ lùm xùm xoay quanh các đại án của các ngân hàng lớn như Ocean Bank, Đông Á Bank đã tạo nên rất nhiều những làn sóng chấn động dư luận.
2.2. Tình hình tội phạm kinh tế đang diễn biến như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, tội phạm kinh tế đang là một trong những vấn đề "nổi cộm" và là một bài toán khó đối với công an kinh tế. Sử dụng lỗ hổng trong luật pháp và cách quản lý cùng với sự liên kết với các đối tượng có thế lực khiến cho các đối tượng tội phạm kinh tế có thể hoạt động "dưới mặt đất" và vẫn còn ẩn nấp "trong bóng tối".
Để có thể đem những vụ án kinh tế lớn ra ngoài ánh sáng và có những hình phạt đích đáng cho những tội phạm kinh tế không phải là điều dễ dàng.
Một bộ phận không nhỏ những người đứng trong đội ngũ cán bộ nhà nước đã và đang tiếp tay cho tội phạm để chúng vẫn lộng hành và bòn rút một số tiền không nhỏ từ nền kinh tế quốc dân. Với bối cảnh nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển hội nhập, cùng với việc luật doanh nghiệp, luật kinh tế còn nhiều kẽ hở, vẫn còn nhiều vụ án kinh tế chưa được “làm rõ trắng đen”, vẫn xuất hiện không ít những “ông vua con” trong một ngành nghề nào đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế chung.
Tìm việc làm ngành luật tại Hà Nội
Khi phát hiện hành vi lừa đảo kinh tế, cá nhân có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng có trách nhiệm, quyền hạn. Tham khảo mẫu đơn tố cáo là gì? gửi đơn này đến cơ quan chức năng như thế nào? với chia sẻ hữu ích của work247.vn
2.3. Các loại tội phạm kinh tế
Bên cạnh những loại tội phạm kinh tế đã được để cập trong bộ luật hình sự năm 2024, kể từ năm 2024, Quốc hội đã bổ sung thêm 15 tội danh mới thuộc lĩnh vực kinh tế. Trong đó, có những tội danh đáng chú ý như sau:
- Hành vi vi phạm về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí: Trong trường hợp được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà vi phạm quy định, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước sẽ phải chịu hình phạt lên tới 20 năm tù giam
- Hành vi vi phạm về kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
Ngoài ra, tại bộ luật hình sự 2024 (và sửa đổi bổ sung năm 2024) có quy định rất rõ ràng về các loại tội phạm kinh tế và các hình phạt dành cho những đối tượng này.
Bạn có thể muốn đọc thêm thông tin trọng tài thương mại là gì? một thuật ngữ kinh tế khá phổ biến hiện nay, đặc biệt cần biết bởi những người làm luật kinh tế
3. Ảnh hưởng của tội phạm kinh tế tới xã hội
Các tội phạm kinh tế có ảnh hưởng rất xấu tới nền kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn đất nước còn đang dựng xây để có thể bắt kịp với bạn bè quốc tế, những đối tượng tội phạm kinh tế gây thất thoát lớn, hao tổn ngân sách nhà nước, khiến cho nhiều dự án khác bị đình trệ, thiếu vốn đầu tư.
Những dự án lớn liên tục bị thâm hụt vốn, không đem lại lợi nhuận là do rất nhiều những đối tượng tội phạm kinh tế cố tình làm sai, đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Điều này khiến cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà gặp rất nhiều những cản trở lớn.
Tìm việc làm ngành luật tại Hồ Chí Minh
4. Một số vụ án kinh tế lớn
Trong năm 2024, có rất nhiều các đại án kinh tế đã được xét xử công khai . Rất nhiều những vụ án có mức thiệt hại lên tới cả hàng trăm tỷ đồng. Khi các vụ PU18, vụ Bầu Kiên đang dần lắng xuống, thì lại xuất hiện hàng loạt các trọng án kinh tế khiến nhiều người dân phải ngỡ ngàng.
Điểm lại một số vụ án kinh tế trong năm 2024, không thể không kể tới những bê bối liên quan tới nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và PVN đầu tư vào ngân hàng OceanBank. Số lượng tiền thất thoát cho cả hai vụ án này lên tới một con số “khủng” hàng nghìn tỷ đồng
Ngoài ra một số vụ tổ chức và bao che đường dây đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng, hoặc các vụ những cựu lãnh đạo ngân hàng biển thủ một sổ công quỹ rất lớn cũng đều đã được đưa ra ánh sáng.
Những vụ án này, có thể được coi là bài học cảnh tỉnh cho những tội phạm kinh tế, cố ý vi phạm làm trái những quy định của pháp luật. Khi vướng vào vòng lao lý, dù có hối hận thì cũng đã quá muộn màng. Hiện nay, các chiến dịch phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm kinh tế đang được đẩy mạnh nâng cao để hạn chế tối đa những thất thoát không đáng có, vì một nền kinh tế phát triển mạnh giàu.
Việc làm ngân hàng
Bài viết trên đây là những chia sẻ cơ bản về những vấn đề liên quan tới tội phạm kinh tế. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho những bạn đang có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu về những kiến thức pháp luật này.
3068 0