Trademark là gì? Những điều bạn cần biết về Trademark
Theo dõi work247 tạiTrademark là một thuật ngữ chuyên dụng được hầu hết mọi người đều biết đến. Song, bản chất thực sự của trademark là gì? Làm thế nào để phân biệt trademark với những cụm từ mang nghĩa tương tự khác? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Trademark là gì?
1.1. Khái niệm Trademark
Trademark được hiểu đơn giản là một nhãn hiệu sản phẩm đã được đăng ký độc quyền và được bảo hộ bởi bộ Luật sở hữu trí tuệ của Quốc gia. Trademark có thể là một từ hay cụm từ, thậm chí là một hình ảnh để mọi người có thể nhận diện được thương hiệu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Trademark thường được đánh dấu bằng các ký hiệu TM hoặc ® nếu nhãn hiệu đó được văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ chấp thuận.
Nhãn hiệu là một yếu tố để tạo nên một thương hiệu. Nhãn hiệu thực tế là một hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với nhãn hiệu sẽ còn rất nhiều các yếu tố khác như kiểu dáng, truyền thông, marketing,… để nhằm xây dựng lên một thương hiệu riêng của doanh nghiệp.
Trademark là nhãn hiệu đã được bảo hộ nên bất cứ hành vi sử dụng sai, lấy cắp những nhãn hiệu đã được bảo hộ đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo các chế tài đã ban bố. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu của mình cần cụ thể, chính xác và kiểm tra thật kĩ xem có bị trùng lặp với thương hiệu nào hay không để tránh những rắc rối về pháp luật. Trademark có thời hạn sử dụng là mãi mãi miễn là doanh nghiệp đó vẫn hoạt động và thực hiện đóng lệ phí theo đúng quy định.
Xem thêm: Việc làm bán hàng
1.2. Cách nhận biết sản phẩm đã đăng ký Trademark
Theo đó, có các ký hiệu được quy định riêng để giúp bạn nhận ra được sản phẩm đã đăng ký Trademark như:
“TM”: viết tắt của Trademark chính là một dấu hiệu cho biết sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ và sử dụng để gắn lên các sản phẩm của thương hiệu đó nhằm chứng minh việc việc sở hữu nhãn hiệu đó của doanh nghiệp là hợp pháp và không doanh nghiệp nào được xâm phạm.
“R”: sử dụng khi các nhãn hiệu đã được các văn phòng quản lý nhãn hiệu công nhận thì mới được phép đưa ra sử dụng ở thị trường.
“SM”: một ký hiệu dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và đã đăng ký độc quyền dành cho dịch vụ đó.
“C”: C có ý nghĩa tương tự như TM, chỉ các đối tượng đã được đăng ký bảo hộ bởi pháp luật. Nhưng khác với TM hay R thường chỉ dùng trong kinh doanh thì C được sử dụng rộng rãi hơn, kí hiệu này có thể sử dụng trong mọi lĩnh vực như sách báo, quảng cáo hay phần mềm,…
Xem thêm: Làm rõ nhãn hàng hóa là gì? Những điểm cần biết khi đăng ký nhãn hàng hóa ở Việt Nam
2. Lợi ích của việc đăng ký Trademark cho sản phẩm
Trademark từ lâu đã luôn là một vấn đề quan trọng đối trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Vậy lợi ích của việc đăng ký Trademark cho sản phẩm là gì?
- Khi đăng ký Trademark, doanh nghiệp sẽ thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm của mình. Nhãn hiệu đó sẽ được bảo vệ dựa trên các quy định về chế tài bảo hộ nhãn hiệu, Luật sở hữu trí tuệ Quốc gia và không có bất cứ một doanh nghiệp nào khác có quyền sao chép, sử dụng các nhãn hiệu tương tự của bạn trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Việc độc quyền về giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp không thể bị nhầm lẫn với các thương hiệu kém chất lượng hơn, gây ảnh hưởng tới uy tính của doanh nghiệp.
- Với một thực trạng vẫn thường xuyên xảy ra các vấn đề liên quan đến độc quyền thương hiệu như sử dụng trái phép nhãn hiệu, làm giả nhãn hiệu,… thì việc đăng ký Trademark cho sản phẩm sẽ giúp bạn có được quyền hạn cao nhất với nhãn hiệu đó. Bạn hoàn toàn có thể khởi kiện nếu thấy bất cứ doanh nghiệp nào xâm phạm đến nhãn hiệu của mình. Do đó các doanh nghiệp trước khi tung sản phẩm ra thị trường cần nhanh chóng hoàn tất việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó, tránh việc để một bên khác sao chép và lấy mất nhãn hiệu của doanh nghiệp mình.
Xem thêm: Việc làm nhân viên phát triển sản phẩm
- Với tình trạng hàng giả, hàng nhái ở khắp mọi nơi như hiện nay thì với những sản phẩm được đăng ký đầy đủ nhãn hiệu sẽ được công chúng quan tâm và tin tưởng sử dụng hơn. Trademark giúp nâng cao được giá trị của sản phẩm cũng như vị thế của doanh nghiệp đó. Đây được coi là một bước quan trọng trong việc định vị thương hiệu đó trên thị trường.
- Xây dựng một Trademark tốt cũng là cách giúp các doanh nghiệp định giá doanh nghiệp sau này. Một doanh nghiệp phát triển tức là một doanh nghiệp có nhiều Trademark được công chúng tin tưởng sử dụng, một doanh nghiệp độc quyền phân phối những nhãn hiệu, những dịch vụ của riêng mình.
3. Trademark và Brand có phải là một không?
Trong chúng ta vẫn có rất nhiều người nhầm tưởng rằng Trademark và Brand là một bởi hiểu một cách nôm na thì chúng đều có nghĩa là nhãn hiệu. Nhưng trên thực tế đó lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được Trademark với Brand?
- Brand là những giá trị bao gồm tất cả những gì hình thành nên một doanh nghiệp như tên công ty, lịch sử hình thành, mức giá thành sản phẩm, quảng cáo, tài sản thương hiệu,… Brand tóm lại là hình ảnh của cả doanh nghiệp, là những gì người tiêu dùng có thể thấy. Brand thể hiện ra sự phát triển, vị thế của cả doanh nghiệp đó. Còn Trademark chỉ là một nhãn hiệu nhỏ được đăng ký bản quyền và được bảo hộ bởi pháp luật.
- Một thương hiệu có thể có nhiều Trademark nhưng Brand thì chỉ có một. Hay nói cách khác một Brand có thể là một Trademark nhưng một Trademark thì không thể là một Trademark. Brand có thể bao gồm rất nhiều các Trademark khác nhau. Một ví dụ để bạn có thể hiểu rõ hơn là:
Toyata là một Brand và trong Toyota ta có các Trademark như Camry, Fortuner, Inova,… mỗi Trademark sẽ có những logo riêng, ký hiệu độc quyền riêng của mình.
- Trademark sẽ là những thứ được pháp luật bảo vệ, nó là hữu hình và được trình bày cụ thể trên các văn bản pháp luật, trên giấy chứng nhận. Còn Brand chỉ là những giá trị vô hình, chúng ta không định hình nó trên giấy tờ, Brand thể hiện được những giá trị qua lịch sử hình thành của một doanh nghiệp. Brand không do bất cứ đơn vị luật pháp nào định hình nên nó, Brand được mỗi doanh nghiệp xây dựng lên và được công chúng công nhận sự tồn tại của nó.
Nói tóm lại, Brand là hình ảnh của bạn đưa ra công chúng và được công chúng biết đến. Còn Trademark là một phương diện cụ thể của Brand, được pháp luật bảo hộ và công nhận, mỗi Trade đều là chủ thể duy nhất không thể bị gộp chung, nhầm lẫn với nhau.
Xem thêm: Sở giao dịch hàng hóa là gì? Hình thức giao dịch như thế nào?
Dưới đây là toàn bộ thông tin về khái niệm Bản quyền thương hiệu cũng như mọi vấn đề liên quan đến Bản quyền thương hiệu. Hiểu được đúng về Trademark sẽ giúp các doanh nghiệp vững vàng hơn trong việc phát triển trên thị trường, bảo vệ được các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp mình.
1272 0