Văn phòng công chứng là gì? Các giấy tờ có thể công chứng?

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Có lẽ bạn đã rất nhiều lần phải ra UBND xã, phường nơi mình sinh sống để công chứng các giấy tờ, hợp đồng mua bán phải không? Tuy nhiên, ngoài các ủy ban, đơn vị thuộc thẩm quyền của nhà nước, bạn có thể mang ra công chứng tại các văn phòng công chứng, nhanh gọn và không yêu cầu chờ đợi! Cùng tìm hiểu văn phòng công chứng là gì? Các loại giấy tờ có thể công chứng? trong bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm online

1. Văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng được hoạt động dưới sự cho phép của các cơ quan thẩm quyền nhà nước, cho phép hoạt động trong lĩnh vực công chứng. Là một trong các đơn vị, tổ chức công hoạt động nhằm giúp đỡ cho các cơ quan nhà nước trong việc xử lý các vấn đề hành chính.

Văn phòng công chứng hoạt động dựa trên các nguyên tắc, chế định được quy định cụ thể, rõ ràng trong luật công chứng; kết hợp với các văn bản quy phạm pháp luật đi kèm; giúp nêu rõ các quyền hạn và chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Văn phòng công chứng có một số đặc điểm riêng biệt như: tự chủ trong vấn đề tài chính, có con dấu cá nhân riêng (không có hình quốc huy, tuân thủ theo quy định của pháp luật về con dấu); vì tự chủ, nên các văn phòng công chứng cũng có các tài khoản ngân hàng riêng biệt, doanh thu được thu về từ các nguồn phí công chứng (chủ yếu) và một số nguồn thu khác.

Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng

Để có thể đi vào hoạt động, văn phòng công chứng cần phải có ít nhất 2 công chứng viên hợp danh (đủ điều kiện); trong đó, có một công chứng viên đứng ra chịu trách nhiệm về pháp lý, là người đại diện cho văn phòng công chứng; công chứng viên đó được gọi là trưởng văn phòng công chứng.

Để có thể trở thành một trưởng văn phòng công chứng, công chứng viên cần phải đảm bảo hai yếu tố: đầu tiên, bạn phải là một trong các thành viên hợp danh của văn phòng công chứng; thứ hai, bạn phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực và vị trí về công chứng.

Các văn bản được phép công chứng tại các văn phòng công chứng bao gồm hồ sơ, giấy tờ, các hợp đồng giao dịch, mua bán, các văn bản về chuyển nhượng, di chúc, sao kê tài khoản đã được chứng thực theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng khi công chứng yêu cầu phải có bản chính (bản gốc).

Văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng

Xem thêm: Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp chuẩn chỉnh và nhanh chóng nhất

2. Chức năng của các văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng có chức năng thực hiện việc xác nhận, chứng thực tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ, các hợp đồng mua bán, hợp đồng giao dịch dân sự. Một số loại giấy tờ thường được công chứng tại văn phòng công chứng như: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học văn phòng. Tuy nhiên, một số loại giấy tờ như: Sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh,… Bạn cần mang đến các UBND quận huyện nơi bạn đang sinh sống để xin xác nhận.

Chức năng của các văn phòng công chứng
Chức năng của các văn phòng công chứng

 

Các hồ sơ, giấy tờ hay hợp đồng là các văn bản hợp pháp, được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật, không vi phạm các vấn đề về đạo đức; tất cả các cá nhân có quyền lợi ảnh hưởng đều biết rõ về việc công chứng và hoàn toàn tự nguyện.

Ngoài việc xác nhận tính chính xác của các loại giấy tờ và hợp đồng, văn phòng công chứng còn có chức năng bảo mật hoàn toàn thông tin cho các bên tham gia ký kết hợp đồng theo yêu cầu của các cá nhân.

Việc đảm bảo các cá nhân có quyền lợi liên quan đều nắm rõ được thời gian công chứng, giúp cho việc công chứng diễn ra minh bạch, chính xác, giảm thiểu các vấn đề về tranh chấp xuống mức tối ưu; giúp các văn phòng hoạt động một cách hiệu quả.

Chức năng của các văn phòng công chứng
Chức năng của các văn phòng công chứng

cv xin việc đơn giản

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng hoạt động trong phạm vi quyền hạn và thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước yêu cầu như sau:

Các văn phòng công chứng có quyền tiến hành công chứng các văn bản, giấy tờ, các hợp đồng trao đổi mua bán theo quy định của luật công chứng: các hợp đồng trao tặng quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng ủy quyền; di chúc; giấy ủy quyền; hợp đồng thế chấp nhà đất, căn hộ, đất ở; giấy từ chối nhận tài sản; giấy chứng thực đã nhận tài sản; công chứng các giấy tờ có giá trị như chứng chỉ,…

Nhiệm vụ và quyền hạn của các văn phòng công chứng
Nhiệm vụ và quyền hạn của các văn phòng công chứng

Áp dụng theo quy định tại điều 122, luật nhà ở, khoản 1 và điều 459 của bộ luật dân sự 2015, công chứng các hợp đồng bất động sản, nhà ở được trao tặng (không tính nhà tình thương, tình nghĩa), dựa trên các văn bản, hợp đồng gốc (viết tay hoặc đánh máy).

Áp dụng theo quy định tại điểm A, khoản 3, điều 167 của luật đất đai 2013, công chứng các hợp đồng trao tặng quyền sử dụng đất đai.

Áp dụng theo quy định tại khoản 5, điều 647 của bộ luật dân sự 2015, công chứng các bản di chúc (bản thừa kế) bằng tiếng nước ngoài.

Hay áp dụng theo quy định tại khoản 2, điều 48 của bộ luật dân sự năm 2015, công chứng về người giám hộ bắt buộc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của các văn phòng công chứng
Nhiệm vụ và quyền hạn của các văn phòng công chứng

Thứ hai, công chứng cho các hợp đồng mua bán, hợp đồng giao dịch cho các bên có liên quan (một cách chủ động và tự nguyện).

Các giấy tờ chỉ được công chứng sau khi được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định dựa trên bản gốc (bản chính); các giấy tờ bản sao có công chứng sẽ có giá trị như một bản gốc.

Phối hợp với các cơ quan đơn vị nhà nước - Sở tư pháp trong việc quản lý số lượng và chất lượng các văn phòng công chứng tại mỗi địa phương và trên toàn tỉnh. Báo cáo các chương trình kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch về doanh thu và chi phí theo quy định của nhà nước.

Xem thêm: Việc làm bảo hiểm

4. Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm

Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm
Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm

Hiện nay, trên toàn thành phố Hà Nội có rất nhiều các văn phòng công chứng với quy mô vô cùng đa dạng. Nó xuất hiện trên tất cả các quận, huyện của Hà Nội như: Cầu Giấy, Mỹ Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình, Hà Đông, Thạch Thất,…

Văn phòng công chứng quận Thanh Xuân: văn phòng công chứng Thanh Xuân (SĐT: 097 338 46 46; 2 Tố Hữu, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội); văn phòng công chứng Hà Đông (SĐT: 0435527366; 501 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Văn phòng công chứng quận Ba Đình: văn phòng công chứng Đại Việt (SĐT: 093 366 81 66; 335, Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội); văn phòng công chứng Ba Đình (SĐT: 024 3514 0866; 3C, Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội).

Văn phòng công chứng quận Đống Đa: văn phòng công chứng Đống Đa (SĐT: 04.35123069; số nhà 74, ngõ 376 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội; văn phòng công chứng Hoàng Cầu (SĐT: 024 3856 9871; 9 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội).  

Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm
Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm

Xem thêm: Việc làm tư vấn

Văn phòng công chứng quận Hai Bà Trưng: phòng công chứng số 1 Hà Nội (310 đường Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội); văn phòng công chứng Minh Thành (SĐT: 091 330 74 86; 351, phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai: phòng Công Chứng Số 6 (SĐT: 024 3664 7858; số 18 đường Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội); văn phòng công chứng Hoàng Mai (SĐT: 024 2218 1476; số 1253 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội).

Văn phòng công chứng quận Cầu Giấy: phòng công chứng số 3 (SĐT: 024 37.958.301; 6 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội); văn phòng công chứng Hà Nội (SĐT: 0904 018888 / 0913 205 863; A38, Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội).

Văn phòng công chứng quận Long Biên: phòng công chứng số 2 (SĐT: 024 3556 5025; 654 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội); văn phòng công chứng Long Biên (SĐT: 0436524567; 168 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội).

Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm
Một số văn phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội bạn có thể quan tâm

Văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm: văn phòng công chứng Nguyễn Tú (SĐT: 024 394 12 222; 92C, Lý Thường Kiệt, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội); văn phòng công chứng Phước Đức (SĐT: 024 394 133 99; 81A Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Trên đây là một số thông tin về văn phòng công chứng là gì? Các giấy tờ có thể công chứng? mà tôi muốn giới thiệu đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ bài viết của tôi!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2497 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT