Vùng kinh tế trọng điểm là gì? Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Diệp tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Diệp

Hiện nay, trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để phát triển vùng kinh tế trọng điểm, đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vậy vùng kinh tế trọng điểm là gì? Việt Nam có vùng kinh tế trọng điểm nào, cùng thu nạp kiến thức mới thôi nào!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Vùng kinh tế trọng điểm là gì?

Vùng kinh tế trọng điểm là gì
Vùng kinh tế trọng điểm là gì

Vùng kinh tế trọng điểm hay key economic region là loại vùng kinh tế trong hệ thống các vùng kinh tế của nước ta. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận lãnh thổ của một quốc gia bao gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các yếu tố về điều kiện để có thể phát triển thuận lợi, có tiềm năng kinh tế lớn, có vai trò tạo động lực, làm đầu tàu gương mẫu kéo theo sự phát triển ở các tỉnh, thành phố lân cận hay sự phát triển chung của đất nước.

Xem thêm: Chỉ số kinh tế là gì? Tìm hiểu chung về chỉ số kinh tế

2. Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

Nhìn chung, các vùng kinh tế trọng điểm thường sẽ có các đặc điểm chung sau:

Thứ nhất, các vùng kinh tế trọng điểm là một vùng rộng lớn, bao gồm nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phạm vi có thể thay đổi theo thời gian, có thể thêm hoặc bớt 1 số tỉnh thành phố cho phù hợp với sự phát triển chung và tuỳ thuộc vào chiến lược, kế hoạch định hướng phát triển của tình hình kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.

Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm
Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm

Thứ hai, Vùng kinh tế trọng điểm là vùng tập trung nhiều yếu tố, các điều kiện thuận lợi, tích cực, có đầy đủ các thế mạnh, tiềm lực về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, cấu trúc thượng tầng, trình độ lao động kỹ thuật, góp phần cho sự phát triển kinh tế của cả nước và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.

Thứ ba, các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, có tỉ trọng GDP bình quân/ người cao, tạo tiền đề cho sự phát triển chung của đất nước và kéo theo hỗ trợ các tỉnh, thành phố lân cận phát triển.

Thứ tư, vùng kinh tế trọng điểm là địa bạn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm, ngành điện lực, công nghiệp dệt may và một số ngành công nghiệp nặng khác. 

Thứ năm, vùng kinh tế trọng điểm có khả năng thu hút được các ngành công nghiệp mới về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, chế tạo robot, ngành có sự liên quan giữa con người và máy móc. Các ngành dịch vụ cũng phát triển và trở nên phổ biến, phong phú hơn, từ đó lan tỏa nhân rộng ra khắp cả nước.

Cuối cùng, các vùng kinh tế trọng điểm có vai trò đóng góp to lớn trong việc xuất nhập khẩu của cả nước. Chẳng hạn, 2 vựa lúa lớn nhất nước ta ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo của nước ta, giúp Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan.

Vì sao phải hình thành vùng kinh tế trọng điểm
Vì sao phải hình thành vùng kinh tế trọng điểm

3. Vì sao Việt Nam phải hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Bởi vì: các vùng kinh tế trọng điểm là cơ sở, động lực là bàn đạp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nơi đây tập trung các khu công nghiệp, có đầy đủ các điều kiện, yếu tố, các thế mạnh và tiềm lực kinh tế, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; không những tạo ra tốc độ phát triển nhanh chóng cho toàn quốc mà còn hỗ trợ, kéo theo các vùng khác cùng phát triển; thu hút các ngành dịch vụ, công nghiệp mới nhân rộng ra khắp cả nước.

Nước ta với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế trì trệ, cần phải có nguồn đầu tư hợp lí, chính xác để làm đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

Nguồn lực để phát triển kinh tế của nước ta phong phú và đa dạng, tuy nhiên lại phân hoá giữa các vùng, không đồng đều. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư thông minh, có trọng tâm để khắc phục nguồn lực tài chính hạn chế.

Ngoài ra, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm còn góp phần thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài. Các khu công nghiệp hiện nay của nước ta có vốn đầu tư nước ngoài phổ biến như Samsung, Proconco, Vietsovpetro, Ford Việt Nam,... 

Xem thêm: Nền kinh tế mở là gì? Các đặc điểm nổi bật của nền kinh tế này 

4. Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

4.1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

4.1.1. Quy mô

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm gồm 7 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Đây được coi là vùng trung tâm kinh tế năng động và phát triển, là đầu tàu kinh tế quan trọng thúc đẩy phát triển của miền Bắc nước ta nói riêng và của cả nước Việt Nam nói chung. Ưu thế lớn nhất của vùng kinh tế  trọng điểm phía Bắc là có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có chuyên môn trình độ cao, cụ thể có điểm thi đầu vào của các trường đại học, cao đẳng đứng đầu cả nước nhất nước.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tổng diện tích 15,3 nghìn km2 và dân số 13,7 triệu người 

4.1.2. Thế mạnh và hạn chế

- Thế mạnh:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị trí địa lý thuận lợi, giáp ranh với các nước như Trung Quốc, Lào, có cảng và đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, vùng còn có Hà Nội, là thủ đô của đất nước, là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học của cả nước. Với cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông hàng không, đường bộ và cảng biển thuận lợi.

Như đã nói ở trên, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có nguồn lao động phong phú, dồi dào từ khắp mọi nơi trên cả nước với trình độ, chất lượng cao.

Các ngành kinh tế phát triển sớm, làm động lực phát triển kinh tế với cơ cấu tương đối đa dạng

- Hạn chế: 

Là vùng khá đông dân cư nên mật độ dân số cao, sức ép dân số lớn, ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp còn cao do sự ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, tồn tại nguồn lực giá rẻ và dồi dào.

4.1.3. Định hướng phát triển

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không những nhiều thành phần còn phải theo hướng sản xuất hàng hóa; Tiếp tục đẩy mạnh, thúc đẩy các ngành công nghiệp trọng điểm, năng lượng và công nghệ cao. Giải quyết mặt hạn chế là giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng khu công nghiệp giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Vì có khá nhiều khu công nghiệp, với lượng khí thải lớn, bụi min và các ảnh hưởng khác đã tác động xấu đến môi trường. Vì vậy, cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.2.1. Quy mô

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là khu vực kinh tế động lực tại miền Trung ở nước ta, bao gồm 5 tỉnh thành: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Với diện tích 28 nghìn km2 và có dân số 6,3 triệu người. Đây là vùng kinh tế đứng thứ 3 của Việt Nam.

4.2.2. Thế mạnh và hạn chế

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí chuyển tiếp từ phía Bắc sang phía Nam, có đường bờ biển dài, là khu kinh tế cảng biển tổng hợp (Chu Lai, Dung Quất, Cham Mây…). Nơi đây có Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng của miền Trung và cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn có thế mạnh về khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên như biển, khoáng sản và rừng.

Tuy nhiên, vùng này kém hơn các vùng kinh tế trọng điểm khác về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông

4.2.3. Định hướng phát triển

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm cũng như công nghiệp mới; Tiếp tục phát huy sức mạnh về sản xuất hàng hoá thuỷ sản, thương mại và dịch vụ du lịch.

4.3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

4.3.1. Quy mô

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố như : TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long AN,Tây Ninh và Tiền Giang, với tổng diện tích 30,6 nghìn km2 và dân số 15,2 triệu người.

4.3.2. Thế mạnh và hạn chế

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí ở giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tài nguyên biển, khoáng sản, khí đốt phong phú. Nơi đây có mật độ dân số cao, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm và trình độ chất lượng cao. Nơi đây có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển rất năng động với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tương đối tốt, là nơi tập trung các khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.

4.3.3. Định hướng phát triển

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế  theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ vũ trụ, sinh học, công nghệ thông tin, vật liệu mới và  tự động hóa. Ngày càng hoàn thiện hơn cơ sở vật chất, cấu trúc thượng tầng, gia thông theo hướng hiện đại hoá. Hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao để giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho người dân.  Vì cũng có khá nhiều khu công nghiệp, với lượng khí thải lớn, bụi min và các ảnh hưởng khác đã tác động xấu đến môi trường. Chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và ô nhiễm không khí.

Hy vọng bài viết của work247.vn giúp bạn giải đáp thắc mắc về vùng kinh tế trọng điểm là gì? và đặc điểm lí do phải hình thành các vùng trọng điểm kinh tế ở Việt Nam. Hãy theo dõi và cập nhật những thông tin, kiến thức hay trong các bài viết tiếp theo nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem496 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT