Xuất khẩu gián tiếp là gì? Ưu, nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp
Theo dõi work247 tạiĐi cùng với sự phát triển của nền kinh thế toàn cầu thì các hình thức nhập khẩu cũng được phát triển đa dạng để hỗ trợ người dùng cũng như các doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của mình phát triển đi các thị trường quốc tế. Vậy trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu sâu về xuất khẩu gián tiếp là gì? Và những ưu, nhược điểm của xuất nhập khẩu gián tiếp nhé!
1. Xuất khẩu gián tiếp là gì?
Xuất khẩu gián tiếp hay còn có tên gọi khác là xuất khẩu ủy thác, đây là một trong những hình thức kinh doanh mà trong đó đơn vị nhập khẩu sẽ đóng vai trò là “người trung gian” thay cho các đơn vị sản xuất tiến hành ký kết các hợp đồng để thực hiện các thủ tục cần thiết cho xuất khẩu. Với hình thức này, nhà sản xuất sẽ được nhận một số tiền nhất định được gọi là “phí ủy thác”. Loại phí này sẽ được tính theo căn cứ tỷ lệ % trên giá trị của lô hàng.
Thông thường hình thức xuất khẩu gián được sử dụng phổ biến và rộng rãi cho những công ty nhỏ vì họ vẫn còn khó non nớt và không có khả năng về nguồn nhân lực. Do vậy, việc gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang nước ngoài là điều đương nhiên. Vì lý do đó mà họ cần một bên thứ ba có kinh nghiệm và chuyên môn về xuất khẩu hàng hóa để có thể cùng hợp tác và phát triển.
Lựa chọn hình thức xuất khẩu hàng hóa cũng là điều rất đáng quan tâm bởi nó còn ảnh hưởng đến các chiến dịch tiếp thị ở nước ngoài. Cho nên, các công ty cần phải chọn lựa kỹ lưỡng để tìm ra phương pháp xuất khẩu phù hợp với tính chất của doanh nghiệp.
Các bước cơ bản của quá trình xuất khẩu gián tiếp sẽ bao gồm:
- Làm việc và ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác bởi các đơn vị trong nước.
- Ký bản hợp đồng xuất khẩu, thực hiện việc giao hàng và hoàn tất việc thanh toán tiền với các đối tác nước ngoài.
- Nhận phí ủy thác từ các đơn vị trong nước sau khi đã hoàn tất các bước trên.
Xem thêm: Tìm kiếm việc làm nhân viên kinh doanh bất động sản
2. Những ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Mỗi hình thức xuất khẩu lại mang những ưu, nhược điểm riêng. Do vậy, mình sẽ nêu các ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp để bạn có thể đánh giá mức độ phù với với hoạt động của doanh nghiệp mình.
2.1. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Ở hình thức này thì đơn vị đứng ra để thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu hàng hóa sẽ là người hiểu rõ cũng như nắm chắc các tình hình thị trường, thủ tục pháp luật. Từ đó giúp đẩy mạnh việc buôn bán và phát triển một cách nhanh chóng hơn.
Ngoài ra đơn vị ủy thác sẽ không cần bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh nhưng vẫn có thể thu được một khoản doanh thu đáng kể từ hình thức này.
Đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bước vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì chắc chắn cần đến những đơn vị trung gian để có thể thuận lợi trong quá trình di chuyển hàng hóa sang nước ngoài một cách thuận tiện.
2.2. Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp
Tuy có nhiều ưu điểm là vậy nhưng ngược lại cũng sẽ có nhược điểm đối với hình thức này là đơn vị xuất nhập khẩu có thể mất đi sự liên kết với thì trường khi phải đáp ứng các chính sách cũng như yêu cầu của đơn vị trung gian đưa ra.
Thêm vào đó, lợi nhuận của đơn vị ủy thác sẽ không được trọn gói mà phải chia sẻ cho đơn vị trung gian để thực hiện hình thức xuất khẩu này.
Xem thêm: Khám phá xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Và ý nghĩa hoạt động này
3. Vai trò của xuất nhập khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia, rộng hơn là mang cả tính toàn cầu. Hoạt động xuất khẩu có mục đích nhằm mở rộng thị trường, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tham qua vào hoạt động xuất khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ nhất, mang lại nguồn thu lớn từ các hoạt động xuất khẩu gián tiếp của doanh nghiệp. điều này giúp làm tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm thị trường đầu ra để tạo nguồn thu nhập ổn định chứ không chỉ “bó hẹp” trong phạm vi quê nhà mà phải mở rộng phạm vi ra ngoài thị trường quốc tế.
Thông qua phương thức này, doanh nghiệp cũng có thể quản bá thương hiệu rộng rãi trên toàn thế giới. Càng nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trong nước thì sẽ càng khẳng định được những vị thế nhất định của quốc gia đó.
Một ví dụ điển hình minh chứng cho những điều mình nói trên là Apple. Nhắc đến Apple là người ta có thể nghĩ ngay tới nước Mỹ, hay hãng Samsung hoặc Hyundai của Hàn Quốc. Đó là những thương hiệu đã gây dựng được thương hiệu thị trường trên thế giới thông qua hình thức xuất khẩu.
Thứ hai, mang đến nguồn thu ngoại tệ lớn về cho một đất nước. Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu (gián tiếp và trực tiếp). Vì đây chính là cơ hội để nước ta đẩy mạng tăng tích lũy ngoại tệ, cân bằng được cán cân thành toán và góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế quốc gia hội nhập và phát triển.
Thứ ba, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho công nhân. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp tạo công ăn việc làm cho hành triệu người lao động. thậm chí nó trở thành nguồn thu nhập chính của người dân và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho họ.
Chẳng hạn Việt Nam có rất nhiều loại trái cây, bánh trái thơm ngon mà các những khu nông nghiệp, công nghiệp đã ủy quyền cho các doanh nghiệp thông qua hình thức xuất khẩu gián tiếp để đưa hàng hóa ra nước ngoài. Vậy nên các bạn có đi đến các đất nước khác trên thế giới thì vẫn có thể thưởng thức đặc sản của người Việt Nam.
Thứ tư, mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta đối với các nước khác trên thế giới. Quá trình hội nhập và mở cửa giao lưu buôn bán giữa các nước giúp cho nền kinh tế nước ta có thể nhanh chóng phát triển và bắt kịp với nền kinh tế các nước phát triển trên thế giới hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch
4. Phân biệt giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp
Về hình thức hoạt động thì xuất khẩu trực tiếp sẽ thực hiện công việc đưa hàng hóa và dịch vụ mà công ty cung cấp ra thị trường nước ngoài và không thông qua một bên trung gian bất kì nào cả. Mọi thủ tục làm hợp đồng, xuất hàng hóa và thanh toán sẽ đều do công ty chịu trách nhiệm.
Còn đối với hoạt động xuất nhập khẩu gián tiếp thì sẽ cần một bên trung gian để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc làm hợp đồng, phân phối sản phẩm và hoàn tất thanh toán. Những doanh nghiệp này sẽ bớt một phần trách nhiệm vì họ chỉ làm việc qua bên thứ ba.
Về đối tượng hoạt động của hình thức xuất khẩu trực tiếp sẽ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có khả năng về kinh tế để đảm bảo hoạt động này diễn ra theo đúng quy trình. Doanh nghiệp sẽ có bộ phận chuyên môn để xử lý các hoạt động xuất nhập khẩu hoạt đông đúng theo quy định của pháp luật.
Trái với hình thức xuất khẩu trực tiếp thì đối tượng hoạt động của hình thức xuất khẩu gián tiếp là các doanh nghiệp nhỏ, chưa có kinh nghiệm đảm phán cũng như khả năng kiểm soát tốt hoạt động này. Do vậy, họ cần đến bên thứ ba để thay họ thực hiện các hoạt động xuất khẩu tốt hơn.
Có thể thấy tùy theo quy mô của doanh nghiệp sẽ có các hình thức xuất khẩu tương ứng. Hình thức nào cũng sẽ đều có ưu và nhược điểm nhưng nếu biết vận dụng tốt thì vẫn có thể giúp doanh nghiệp hoạt động một cách ổn định và phát triển.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu xuất khẩu gián tiếp là gì? Cũng như các ưu và nhược điểm của hình thức xuất khẩu này. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu thì hãy ghé qua trang web work247.vn để bổ sung những thông tin hữu ích nhé.
5718 0