Agency relationship là gì? Điều kiện xác lập và chấm dứt
Tác giả: Hà Ngọc Nhi
Ngày nay, để hoạt động tại nhiều địa điểm, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã lựa chọn hình thức tạo lập Agency relationship như một cách để tìm kiếm và tiến hành kinh doanh, mở rộng quy mô cũng như tăng lượng khách hàng. Ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Agency relationship là gì?
1. Agency relationship là gì?
Agency relationship là một thuật ngữ tiếng Anh hiện đang được sử dụng phổ biến, khi dịch sang tiếng Việt chúng có nghĩa là Mối quan hệ đại diện.
Mối quan hệ đại diện xuất hiện khi một người nào đó, trong vai trò là một người chủ, ký kết hợp đồng với người khác, trong vai trò là người đại diện để xác nhận người đại diện có quyền thực hiện các công việc thay cho người chủ và đại diện lợi ích của người chủ.
Trong mối quan hệ đại diện, người đại diện sẽ thay mặt người chủ, đưa ra những quyết định và tạo lập hợp đồng với bên thứ ba.
Ngày nay có rất nhiều mối quan hệ đại diện được hình thành trong cuộc sống. Một số ví dụ hiện nay như:
- Mối quan hệ giữa các thành viên hợp danh của một doanh nghiệp hợp danh.
- Giám đốc và mối quan hệ đại diện pháp lý cho công ty
- Người sáng lập - người tạo ra doanh nghiệp hoặc tổ chức
- Người quản lý có thể thay thế người người đứng đầu để ký kết các hợp đồng
- Người môi giới là người trung gian đứng ra sắp xếp các cuộc gặp gỡ trao đổi trước khi hợp đồng được ký kết và được hưởng hoa hồng từ hợp đồng ký kết.
- Đấu giá viên sẽ thay mặt cho bên chủ tài sản, đại diện cho chủ tài sản đứng ra chấp nhận giá đấu giá và cũng trở thành người đại diện bên mua khi đấu giá viên đó chấp nhận trả giá từ người tài sản.
- Đại lý thương mại là bên đại diện độc lập trong việc xác lập mối quan hệ mua bán sản phẩm nào đó.
Khi được chọn làm đại diện, bên đại diện có vai trò và trách nhiệm như sau:
- Đại diện cho người chủ thực hiện các phần việc được người chủ giao phó dựa theo thời gian cũng như năng lực chuyên môn.
- Người đại diện có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các công việc được giao phó nằm trong thỏa thuận hai bên theo tiêu chí trung thực, cẩn trọng và đảm bảo được lợi ích hợp pháp của hai bên của mối quan hệ đại diện.
- Khi có những lỗi hoặc thiệt hại xảy ra, người đại diện phải chịu trách nhiệm cá nhân do vi phạm nghĩa vụ theo như hợp đồng ủy thác đại diện.
Xem thêm: [Tải về ngay] Mẫu hợp đồng liên doanh chuẩn nhất cho bạn!
2. Sự hình thành và chấm dứt của Agency relationship
Thông thường để xác lập mối quan hệ đại diện cần có sự bàn bạc, thảo luận và đi đến đồng thuận từ cả hai phía. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt thì không nhất thiết cần có sự đồng thuận rõ ràng này.
2.1. Sự hình thành mối quan hệ đại diện - Agency relationship
2.1.1. Trường hợp cần sự đồng thuận giữa hai bên
- Thỏa thuận rõ ràng: Người được đại diện (thông thường là người chủ) sẽ chỉ định người đại diện cho mình trên giấy tờ văn bản và cũng sẽ quy định rõ quyền hạn dành cho người đại diện.
- Đại diện do phê chuẩn: Một người nào đó trên thực tế chưa được trao thẩm quyền đại diện hoặc làm việc quá thẩm quyền đại diện, hành động như một người đại diện nhưng sau đó được bên chủ (người được đại diện) chấp nhận thì mối quan hệ đại diện vẫn được xác lập.
2.1.2. Trường hợp không cần sự đồng thuận giữa hai bên
- Đại diện ngầm định: Có thể dựa vào mối quan hệ giữa người được đại diện và người đại diện hoặc hành vi giữa hai bên để xác nhận mối quan hệ đại diện mà không nhất thiết phải thể hiện qua văn bản hay lời nói.
- Đại diện hiển nhiên: Tác động của người được đại diện với bên thứ ba khiến cho bên thứ ba tin tưởng tuyệt đối vào chủ thể nào đó có thẩm quyền đại diện thì người đại diện không thể từ chối, phủ nhận thẩm quyền đại diện của chủ thể đó và phải chịu những ràng buộc đối với công việc mà người đại diện đã tiến hành thực hiện.
- Đại diện cần thiết: Trong một số trường hợp khẩn cấp liên quan đến tính mạng, tài sản hoặc lợi ích của người được đại diện đang bị đe dọa khiến một chủ thể bắt buộc phải thực hành các hành động nhằm bảo toàn lợi ích cho người được đại diện.
2.2. Sự chấm dứt mối quan hệ đại diện - Agency relationship
Một mối quan hệ đại diện Agency relationship có thể bị chấm dứt nếu rơi vào một trong những trường hợp sau đây:
- Hai bên trong mối quan hệ đại diện thỏa thuận và đi đến xác nhận chấm dứt mối quan hệ đại diện.
- Một trong hai chủ thể trong mối quan hệ đại diện qua đời
- Người đại diện được chứng minh không còn đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để thực hiện các công việc được ủy quyền.
- Người được đại diện đã được xác lập phá sản
- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện
3. Quyền hạn người đại diện và thu hồi quyền hạn
3.1. Quyền hạn của người đại diện
Người đại diện có quyền hạn thực hiện các hành vi nằm trong giới hạn quyền hạn đã được ký kết trong hợp đồng xác lập mối quan hệ đại diện trước đó. Khi thực hiện các hành vi nằm trong quyền hạn, bất kỳ hợp đồng nào được ký kết giữa bên đại diện và bên thứ ba đều xác lập sự ràng buộc giữa người được đại diện và bên thứ ba.
Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào giới hạn quyền hạn của người đại diện cũng được nêu ra rõ ràng mà thay vào đó có thể là sự ngầm hiểu. Về cơ bản, quyền hạn của người đại diện có thể phân chia thành 2 loại chính:
3.1.1. Quyền hạn thực tế
- Quyền hạn rõ ràng: Quyền hạn này sẽ được thể hiện một cách rõ ràng, thường dưới dạng văn bản, nêu rõ nhiệm vụ mà người đại diện cần thực hiện thay cho người được đại diện.
- Quyền hạn ngầm định: Là những quyền hạn có thể chưa thể hiện ra bằng văn bản chính thức nhưng vẫn được ngầm hiểu và công nhận. Điển hình cho quyền hạn ngầm định này có thể nhìn thấy tại các doanh nghiệp khi mà một nhân viên phụ trách lập hợp đồng và đặt hàng thì họ cũng sẽ có quyền đại diện cho chủ doanh nghiệp tiến hành đặt hàng.
3.1.2. Quyền hạn hiển nhiên
Loại quyền hạn này phát sinh trong trường hợp một chủ thể cho phép người khác thực hiện các hành động thay mặt chủ thể đó mặc dù trên thực tế quyền đại diện này không được trao tặng hoặc đã bị thu hồi. Trong trường hợp này, bên được đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm ràng buộc với bên thứ ba.
3.2. Thu hồi quyền hạn đại diện
Tuy người được đại diện có thể đã thông báo với bên thứ ba rằng người đại diện đã không còn quyền đại diện và đã bị thu hồi quyền đại diện thì trong trường hợp có những phát sinh liên quan đến mối quan hệ đại diện trước đó, người được đại diện vẫn sẽ có những trách nhiệm cụ thể đối với hợp đồng đã được ký kết.
Khi thu hồi quyền đại diện, người được đại diện cần phải thông báo ngay lập tức cho các bên thứ bà và những người đã tiến hành giao dịch với người đại diện về sự việc thu hồi quyền đại diện.
Xem thêm: Lý giải thắc mắc hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?
4. Mối quan hệ giữa người đại diện với bên thứ ba
Dù là người đại diện thay mặt thực hiện ký kết hợp đồng với bên thứ ba nằm trong quyền hạn đại diện thì người đại diện không có trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng và không có quyền thực thi hợp đồng đó. Tuy vậy, trong những trường hợp cụ thể, người đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân và thực thi hợp đồng như:
- Người đại diện thực hiện các trách nhiệm của cá nhân mình.
- Theo thông lệ kinh doanh hoặc tập quán thương mại cho phép người đại diện có trách nhiệm và quyền hạn thực thi các điều khoản trong hợp đồng.
- Trường hợp người đại diện thực hiện hành động thay mặt chính bản thân họ nhưng lại tuyên bố là đại diện thay cho người được đại diện.
Trong trường hợp vượt quá những quyền hạn đã thỏa thuận trong mối quan hệ đại diện, người đại diện đều phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với bên thứ ba dù ký kết theo tư cách là người đại diện xác lập hợp đồng.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Agency relationship là gì? Hy vọng rằng những thông tin mà work247.vn chia sẻ trên đây đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết phục vụ quá trình tìm hiểu thông tin về Agency relationship của bạn.