Lý giải thắc mắc hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?
Theo dõi work247 tạiThời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia góp phần mang lại mục tiêu và kết quả khả quan trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của một quốc gia. Do đó mà hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì và các loại hình đầu tư kinh doanh BCC như thế nào vẫn là câu hỏi của rất nhiều người, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể nhất về BCC.
1. Tất tần tật về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?
1.1. Khái niệm
BCC (tên viết Tiếng Anh: Business Cooperation Contract) là văn bản hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư với mục đích phối hợp kinh doanh. Theo đó, kết quả kinh doanh sẽ được phân chia theo lợi nhuận từ sản phẩm đã được sản xuất trong quy trình dựa theo quy định của pháp luật mà không yêu cầu đến sự can thiệp của tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC cần được soạn thảo bằng văn bản nếu các dự án đầu tư thỏa thuận bằng hợp đồng BCC thì phải hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Tuy nhiên với những hợp đồng BCC, người dùng sẽ không cần phải thiết lập bằng văn bản nếu không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
Để các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động phối hợp kinh doanh với nhau, thông thường có rất nhiều phương pháp để hợp tác mà các bên đầu tư có thể cân nhắc chẳng hạn như việc thành lập một tổ chức kinh tế chung hoặc tham gia hoạt động góp vốn thuộc các tổ chức kinh tế.
Mặc dù vậy hợp đồng kinh doanh BCC vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu bởi nếu sử dụng hợp đồng BCC các bên đầu tư sẽ được hưởng rất nhiều các phúc lợi.
1.2. Ý nghĩa
Khi các bên đầu tư tiến hành phối hợp cùng một lĩnh vực kinh doanh nào đó đều không cần thiết phải thành lập tổ chức kinh tế chung để giám sát các hoạt động kinh doanh.
Việc sử dụng hợp đồng BCC mang lại cho nhà đầu tư về mặt thời gian sẽ được tối ưu, các khoản chi phí cho việc thành lập cũng trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Khi sử dụng hợp đồng BCC thì các nhà đầu tư không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác trong trường hợp họ có nhu cầu chuyển nhượng hay bán đi cổ đông của mình trong một số trường hợp bất khả kháng.
Khi một dự án hợp tác kinh doanh kết thúc, nhà đầu tư không phải lo lắng giải quyết về vấn đề giải thể. Nhà đầu tư được đàm phán sử dụng tài sản hình thành từ việc phối hợp cùng kinh doanh để tạo nên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể thành lập một văn phòng tư nhân tại Việt Nam, có trách nhiệm đại diện cho các nhà đầu tư tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh theo hợp đồng BCC đã đàm phán.
1.3. Những đối tượng tham gia hợp đồng BCC là ai?
Thông thường, những đối tượng có khả năng tham gia hợp đồng BCC là các chủ thể, cụ thể là các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hợp đồng BCC hợp pháp sẽ bao gồm đại diện chủ sở hữu của hai bên chủ đầu tư hoặc nhiều bên.
Điều này còn chủ yếu phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh nhiều hay ít và các chủ sở hữu phải thực sự mong muốn được trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Như vậy, những đối tượng có thể tham gia hợp đồng BCC đều có thể là các tổ chức, một cá nhân nào đó hoặc là những nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân đều có thể trở thành chủ thể chính trong hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC theo quy định chung của pháp luật.
1.4. Nội dung trong hợp đồng BCC
Một hợp đồng BCC hoàn chỉnh cần phải đáp ứng các điều kiện về nội dung sau đây:
Họ và tên người đại diện hợp đồng, địa chỉ thường trú, địa chỉ thực hiện dự án đầu tư và địa chỉ giao dịch hợp đồng.
Trình bày phạm vi và mục tiêu kinh doanh của người đại diện
Đưa ra những đóng góp của bên tham gia hợp đồng và phân loại kết quả đầu tư kinh doanh giữa các đối tác.
Đưa ra thông tin cụ thể về thời hạn hợp đồng và tiến độ hoàn thành
1.5. Các nghĩa vụ và quyền lợi của bên tham gia hợp đồng
Khi tham gia hợp tác BCC, các đối tác tham gia hợp đồng sẽ có những quyền lợi cá nhân và các nghĩa vụ như sau:
Trong thời gian thực hiện hợp đồng BCC, những nhà đầu tư tham gia hợp đồng đều được đàm phán sử dụng tài sản đúng quy định hình thành từ việc phối hợp kinh doanh để tạo nên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp đang hiện hành.
Những nhà đầu tư trong thời hạn đang tham gia hợp đồng BCC đều có quyền đàm phán những nội dung khác miễn là không đi ngược với các quy định của pháp luật.
2. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì?
2.1. Ưu điểm
Đối với pháp nhân thì hợp đồng BCC không yêu cầu chủ sở hữu giữa các bên ký kết phải là pháp nhân, điều này mang đến cho các nhà đầu tư tự do đàm phán và tiến hành ký kết nhưng vẫn không bị ràng buộc bởi pháp nhân chung. Đây được đánh giá là một trong những ưu điểm vượt trội của hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Khi nhà đầu tư áp dụng hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và các khoản chi phí bởi họ sẽ không cần thành lập tổ chức kinh tế và cũng không phải vận hành pháp các nhân mới trong tương lai.
Những nhà đầu tư trong thời hạn sử dụng hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC đều có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ sung những thiếu sót của hai bên trong quá trình hợp tác chung, đảm bảo sự đoàn kết, ủng hộ giữa hai bên.
Nhà đầu tư có thể tự xem bản thân mình với tư cách cá nhân để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà không cần phải nhân danh pháp nhân.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như sau:
Các nhà đầu tư có thể hợp tác theo hình thức hợp đồng BCC mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế mới. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư thì các nhà đầu tư phải ký kết hợp đồng để phục vụ nhanh chóng cho việc thực hiện hợp đồng BCC.
Bởi vì những chủ sở hữu sẽ không thành lập một tổ chức kinh tế mới cho nên họ sẽ không có tư cách pháp nhân. Do đó, khi đưa ra lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì các bên đầu tư sẽ không có con dấu chung.
Đây vẫn là một trong những bất cập đang còn tồn tại ở Việt Nam bởi đối với một vài trường hợp cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định phải có dấu đối với từng văn bản cụ thể mới được xem là hợp pháp.
Theo đó mà hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC dễ tiến hành nhanh chóng, các thủ tục đầu tư không quá phức tạp và thông thường chỉ phù hợp với những dự án ngắn hạn cần triển khai nhanh.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là gì, hy vọng những góp ý và lý giải trong bài viết này giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về các kiến thức kinh doanh. Đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất của chúng tôi để theo dõi nhiều thông tin mới hữu ích bạn nhé.
340 0