Chiến lược kinh doanh của P&G đã thay đổi vị thế của tập đoàn như thế nào
Theo dõi work247 tạiP&G là một tập đoàn nổi tiếng với bề dày kinh nghiệm sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, với việc mở rộng thị trường cũng như quảng bá thương hiệu tên tuổi của mình ra trường quốc tế. Hôm nay hãy cùng work247.vn tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của P&G xem có gì đặc biệt mà lại thành công đến vậy nhé!
1. Giới thiệu chung về tập đoàn P&G
P&G là tên viết tắt của William Procter và James Gamble- hai người đã xây dựng và làm lên tên tuổi của P&G ngày nay. Được thành lập năm 1837, khi mới thành lập công ty phải đối mặt với nhiều thách thức lớn với 14 thương hiệu đã có tiếng trong nước và quốc tế và việc phải đối mặt với khủng hoảng nền kinh tế của Mỹ, mãi cho đến năm 1985, nền kinh tế được phục hồi và công ty bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Khi đó P&G bắt đầu xây dựng các nhà máy thí nghiệm đầu tiên tại Mỹ nhằm mục đích nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới chất lượng.
Sau hơn 40 năm thành lập công ty đã phát triển vượt bậc với số vốn lên tới hàng triệu Đô và là nhà phân phối cũng như nắm bản quyền rất nhiều loại xà phòng thời đó. Chính bởi sự phát triển vượt bậc như vậy hãng tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh của tập đoàn, không còn gói gọn trong lĩnh vực sản xuất xà phòng riêng lẻ nữa mà đã cho ra các hãng xà bông giặt, rửa bát, xà bông dành cho máy giặt, các loại chất tẩy tổng hợp và cả lĩnh vực thực phẩm là đồ ăn.
2. Triết lý và mục tiêu kinh doanh dẫn đến sự thành công của hãng
2.1. Triết lý kinh doanh thành công của P&G
Trong suốt gần 2 thế kỷ hình thành và phát triển, chiến lược kinh doanh của P&G vẫn không hề thay đổi mà thay vào đó ngày càng bám sát nguyên tắc mà hãng đã đề ra từ rất lâu đó là “vì một cuộc sống tươi đẹp hơn”. Các nhân viên của hãng đều được làm quen và thấm nhuần với tư tưởng và chủ trương “đóng góp nhỏ nhưng ý nghĩa”, họ luôn hướng đến sự phát triển và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Với châm ngôn “chúng tôi không chữa được ung thư nhưng chúng tôi quan tâm tới gia đình và cuộc sống khách hàng” P&G đã tạo cho nhân viên của mình một thói quen tốt, nhằm thay đổi cách nghĩ của người tiêu dùng đến các hãng sản xuất.
Ngoài việc có những châm ngôn và cách sản xuất hàng hóa chất lượng, P&G đã không ngừng cải thiện và tham gia các chương trình cộng đồng để góp phần đưa thế giới trở lên tốt đẹp hơn. Tập đoàn đã kết nối với nhiều quỹ từ thiện thế giới, nhằm góp phần đưa cuộc sống của trẻ em được nâng lên, giảm tình trạng đói nghèo, các chương trình như nước uống an toàn cho trẻ em của P&G đã được nhiều nhà hoạt động từ thiện trên thế giới đánh giá cao.
2.2. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh thành công của P&G
Trải qua rất nhiều năm hoạt động trong lãnh thổ nước Mỹ thì đến tận năm 1948, P&G mới đi ra thị trường nước ngoài và đầu tiên là Mexico. Thời gian đầu mở rộng, tuy đã là tập đoàn lớn, sở hữu quy mô toàn cầu nhưng thị trường mục tiêu đạt ra của hãng vẫn chỉ tập trung trong nước, đây là nguồn thu nhập lớn nhất của tập đoàn. Mãi đến sau này khi các công ty con gai nhập thị trường quốc tế thì đây mới thực sự là bước ngoặt quan trọng cho tập đoàn.
Với trách nhiệm lớn lao vươn tầm ra thế giới, việc các công ty con xuất hiện ở nhiều quốc gia và bắt đầu kế hoạch xây dựng các nhà máy thực hiện nhu cầu của các chuỗi cung ứng trên thị trường. Là một chiến dịch thành công xâm nhập vào thị trường quốc tế, P&G đã nhanh chóng đẩy mạnh thương hiệu của mình bằng việc quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó nhờ việc xây dựng các nhà máy sản xuất tạo công ăn việc làm cho người dân nước sở tại thì giá bán của các mặt hàng tiêu dùng cũng được giảm đi nhờ quá trình tự cung tự cấp không phải nhập khẩu và ít chịu những chi phí về thuế phí. Năm 1995 P&G chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam, đầu tư xây dựng 3 nhà máy lớn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân.
Qua các chiến lược kinh doanh của P&G có thể dễ dàng nhận thấy mục tiêu chính của tập đoàn là thâm nhập và nhanh chóng mở rộng thị trường, đa dạng ca sở sản xuất trong thời gian ngắn nhất, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của hãng. Đây là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm đảm bảo sự ghi nhớ cũng như tác động từ sản phẩm đến khách hàng.
Chiến lược này đặc biệt thành công đối với các mặt hàng tiêu dùng- mặt hàng chủ đạo và then chốt của tập đoàn. Để dễ dàng thâm nhập thị trường, hãng đã có những chính sách vô cùng tốt cho các các nhà cung ứng, hay các nhà bán lẻ của tập đoàn, đổi lại các bên sản xuất và cung ứng sản phẩm sẽ làm trung gian, đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá cũng như phát triển sản phẩm.
3. Lợi thế cạnh tranh cũng như phạm vi chiến lược của tập đoàn P&G
3.1. Lợi thế cạnh tranh sản phẩm
Một trong những chiến lược làm lên tên tuổi của hãng là luôn phân chia công dụng hay tính chất của từng mặt hàng. Ví dụ như Rejoice ngăn rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe, còn Head&shoulder sẽ có trách nhiệm ngăn gàu, đây là chiến lược thông minh bởi vì khách hàng luôn có sự băn khoăn giữa các sản phẩm, nếu phân chia được rạch ròi thì người tiêu dùng sẽ dễ để mắt tới thứ mà mình đang cần hơn. Cách quảng bá hấp dẫn và thông điệp truyền tải trực tiếp đến khán giả sẽ làm người tiêu dùng nhớ lâu hơn và tỷ lệ quay lại sử dụng sản phẩm sẽ cao hơn.
Tạo ra sự khác biệt hóa giữa những sản phẩm có công dụng gần giống nhau giúp khách hàng nhanh chóng chọn lựa được sản phẩm cần dùng từ đó tạo thuận lợi trong mua sắm. Đồng thời đây còn là chiến lược hay giúp hãng đánh bóng tên tuổi, giúp cho nhãn hàng dễ dàng xác định nhu cầu của khách hàng đang quan tâm tới công dụng nào của sản phẩm, từ đó không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới hoặc đưa ra những bản cải tiến nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng, giúp thương hiệu cạnh tranh trên thị trường một cách hiệu quả hơn.
3.2. Phạm vi chiến lược kinh doanh được áp dụng trên thị trường ra sao?
Cho dù nhu cầu của xã hội không ngừng thay đổi thì việc hãng trung thành với mục tiêu của mình là toàn cầu hóa thương hiệu. Trong nhiều năm xây dựng và phát triển, P&G vẫn là thương hiệu sản xuất hàng tiêu dùng giữ top đầu tại các quốc gia như sản phẩm dao cạo an toàn của họ đã thành công chiếm lĩnh những thị trường lớn như châu Âu, châu Phi, các nước vùng Trung Đông và thị trường Trung Quốc rộng lớn. Hay như sản phẩm tã giấy nhiều năm liền giữ vững thị phần top đầu tại thị trường hàng tiêu dùng cùng phân khúc.
Ngoài việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thì P&G đang tập trung phát triển, mở rộng các kênh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Với việc tập trung khai thác những ngành hàng thế mạnh như hàng tiêu dùng, nước hoa, xuất khẩu cũng như dược hóa phẩm. Các hoạt động này được hãng đẩy mạnh liên tục vì đang phát triển trong thời đại công nghệ 4.0 và chuẩn bị là 5.0, hãng liên tục đưa ra các kênh mua sắm online để đáp ứng nhu cầu người dùng.
4. Hoạt động chiến lược kinh doanh của P&G hiệu quả thế nào?
Trải qua gần 2 thế kỷ vận hành và phát triển, tầm nhìn chiến lược kinh doanh của P&G là chìa khóa dẫn đến sự thành công. Họ đã tận dụng hết lợi thế của mình, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để thâm nhập vào các thị trường mục tiêu, không ngừng đưa ra những cải tiến kỹ thuật để sản phẩm của họ trở lên hoàn hảo hơn.
Với 65 thương hiệu nổi tiếng về nhiều lĩnh vực ngành hàng, hướng đến mọi nhu cầu của người tiêu dùng, P&G đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cực lớn trên thị trường. Một mô hình kinh doanh hiệu quả luôn được hãng hướng đến. Vì vậy con người là yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công, do đó việc đưa ra những chính sách để bồi dưỡng nhân viên làm tăng năng suất cũng như chất lượng hiệu quả công việc là một việc làm rất thành công và đáng học hỏi của P&G.
Chiến lược kinh doanh của P&G đã quyết định trực tiếp tới sự thành công của hãng. Mục tiêu gắn liền với chiến lược đã đưa P&G đứng top đầu trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới.
577 0