Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Vietjet Air dưới góc nhìn mới

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Thị trường hàng không Việt Nam trong những năm gần đây đã không còn xa lạ gì với cái tên Vietjet Air nữa, nhờ vào chiến lược kinh doanh cụ thể mà Vietjet Air đã đạt được những thành công như bây giờ. Vậy chiến lược kinh doanh cụ thể của Vietjet Air là gì hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những nét sơ qua về Vietjet Air cũng như chiến lược kinh doanh của hãng

Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, Vietjet air được chính thức thành lập vào tháng 11 năm 2007 bởi công ty cổ phần hàng không Vietjet. Hãng không chỉ cung cấp các dịch vụ, phương tiện di chuyển cho con người mà còn bao gồm cả khả năng vận chuyển hàng hóa và các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thông qua các phần mềm điện tử. Qua thời gian thì Vietjet air ngày càng chứng minh được vị thế của mình trong thị trường hàng không.

Những thông tin chung về Vietjet Air
Những thông tin chung về Vietjet Air

Theo thông cáo báo chí của Vietjet air tại quý II năm 2022, doanh thu đối với hành khách sử dụng dịch vụ di chuyển tăng 15% so với trước dịch. Nhu cầu di chuyển của tổng khách trong nước và quốc tế tăng mạnh so với cùng kì 2021.

Với 53 đường bay trong nội địa, doanh thu của hãng đã có bước tăng vọt so với thời kì trước dịch tại quý 2 năm 2019 là 30%. Đối với Vietjet đã đạt doanh thu vận tải hành khách trong quý 2 năm 2022 là 11.355 tỉ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ trước đại dịch), lợi nhuận sau khi đã trừ thuế đạt tới 36 tỉ đồng.

Về doanh thu hợp nhất giữa các hình thức bay, chỉ riêng trong quý II năm 2022, Vietjet đạt tới 11.590 tỉ đồng, lợi nhuận sau khi đóng thuế đạt tới 181 tỉ đồng.

Tổng Lũy kế sáu tháng đầu năm, doanh thu vận tải hành khách của hãng đạt mức hơn 14 nghìn đồng, doanh thu hợp nhất đạt hơn 16 nghìn tỉ đồng, lần lượt tăng so với cùng kỳ năm 2019, trước thời điểm đại dịch diễn ra.

Từ những số liệu và kết quả trên, trong sáu tháng đầu năm 2022, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế tính riêng công ty mẹ là 76 tỉ đồng, và tổng lợi nhuận sau khi hợp nhất là 464 tỉ đồng

Trong vòng 6 tháng vừa qua, để đáp ứng được lượng nhu cầu di chuyển tăng cao đột biến của người dân và hỗ trợ phục hồi du lịch kinh tế địa phương. Vietjet đã tăng tần suất khai thác trên tất cả các đường bay, chặng bay, thực hiện hơn 52 nghìn chuyến bay, phục vụ dịch vụ di chuyển cho hơn 9 triệu hành khách, ước tính tăng 54% và 92% so với cùng kỳ năm 2021 (năm trong dịch),Và đặc biệt nếu so sánh với thời kì trước dịch năm 2019 thì số chuyến bay vẫn tăng tới 8%. Đây là một tín hiệu đáng mừng và khách quan chứng minh cho chiến lược kinh doanh đúng đắn của Vietjet Air.

Chiến lược kinh doanh đúng đắn của Vietjet Air
Chiến lược kinh doanh đúng đắn của Vietjet Air

Chỉ tính riêng quý 2 năm 2022, hãng đã khai thác được gần 33.000 chuyến bay, vận chuyển được 6 triệu lượt hành khách. Số lượng hàng hóa vận chuyển được cũng chạm mức 11 nghìn tấn

1.2. Những nét sơ qua về chiến lược kinh doanh của Vietjet air

Chiến lược kinh doanh của Vietjet air nhìn chung tập trung khá nhiều vào việc phân mảng kinh doanh và tận dụng truyền thông.

Từ khoảng trước những năm 2017 Vietjet air bằng chiến lược hàng không giá bình dân đã liên tục tăng thị phần trong ngành hàng và thậm chí còn vượt qua cả vietnam airline. Tuy nhiên với sự xuất hiện hàng loạt các hãng hàng không nội địa và quốc tế giá rẻ thì thị phần của Vietjet air đang có dấu hiệu giảm dần.

2. Các chiến lược kinh doanh của Vietjet air

2.1. Chiến lược giá

Bằng việc liên tục cắt giảm chi phí để mang lại giá vé máy bay thích hợp giữ chân khách hàng. Tuy nhiên điều này cũng khiến Vietjet air chịu áp lực không nhỏ lên bộ máy cũng như quy trình hoạt động của toàn công ty, vậy hãy căn cứ vào những con số dưới đây để kiểm tra về tính hiệu quả của chiến lược này.

Chiến lược về giá của Vietjet Air
Chiến lược về giá của Vietjet Air

Với việc áp dụng hiệu quả chiến lược giá rẻ, thị phần của VietjetAir liên tục tăng :từ 37,1% vào năm 2015 tiếp đó là tăng lên 41,9% tại năm 2017, chưa dừng lại con số tiếp tục có sự tăng tiến lên đến  44% vào năm 2019 

Tuy nhiên tới cuối năm 2020 con số này đã có những dấu hiệu sụt giảm, rơi xuống mức 42,9%, vượt qua Vietnam Airlines (giảm xuống chỉ còn 35,9%). Lí giải cho sự sụt giảm này chính là sự ra đời của hàng loạt các hãng hàng không trẻ với mức giá hợp lí, mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm mới mẻ, cũng như tâm lí muốn thử những dịch vụ khác nhau của khách hàng.

Vietjet Air áp dụng chiến lược cắt giảm chi phí bằng cách loại bỏ những dịch vụ không cần thiết ví dụ như: Các thiết bị cộng thêm trên máy bay, các dịch vụ giải trí trên máy bay.

Đồng thời hãng còn áp dụng những chính sách ưu đãi liên quan tới giá của vé máy bay như. Giảm giá vé máy bay theo giờ, Tặng kèm các dịch vụ miễn phí khi đi nhóm từ 2 người trở lên.

Có thể thấy đây cũng chính là chiến lược xuyên suốt và cũng là chiến lược mũi nhọn mà Vietjet air áp dụng để đi tới được ngày hôm nay. Tuy nhiên với việc các ngành phát triển đa dạng như hiện nay thì việc chỉ áp dụng một chiến lược sẽ không thể khiến hãng đi được xa. Tất nhiên với Vietjet air cũng vậy, do đó hãy cùng tìm hiểu những chiến lược tiếp theo của Vietjet air nhé.

2.2. Chiến lược phân khúc của Vietjet air

Các dịch vụ của Vietjet Air
Các dịch vụ của Vietjet Air

Vietjet air biết được phân khúc họ nên tập trung vào là gì và tiến hành tập trung vào các dịch vụ để làm hài lòng nhóm phân khúc đó. Cụ thể với Vietjet air xác định được nhóm khách hàng tiềm năng của họ chính là những bản trẻ có mong muốn đi du lịch hay cụ thể hơn là nhóm những người có thu nhập tầm trung. Do đó họ tập trung phát triển những dịch vụ tốt với chi phí hợp lí. Hãng phát triển với phương châm là hãng hàng không giá rẻ, bình đẳng, bình dân cho tất cả mọi người trên cùng một hạng ghế với câu khẩu hiệu “bay là thích ngay”

2.3. Chiến lược marketing quen thuộc

Được triển khai dựa trên mô hình truyền thông của Airasia và Virgin Atlantic, chiến lược truyền thông của Vietjet Air cũng gắn liền với chiến lược sản phẩm giá rẻ. Đồng thời Vietjet air hiểu được tệp khách hàng của họ là ai từ đó đưa ra được những đoạn clip viral, những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của những khách hàng trẻ, năng động, am hiểu và thích sử dụng công nghệ có mong muốn đi du lịch

2.4. Chiến lược về sự cắt giảm chi phí

Mô hình tài chính của Vietjet air được phát triển nhằm tối ưu hóa tất cả các chi phí có thể phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ cho các khách hàng. Đặc biệt định hướng trong mô hình tài chính đó được thể hiện vô cùng rõ ràng qua những đặc điểm như sau:

Giảm tỉ lệ ghế trống đến mức tối đa: Trong mỗi chuyến bay chắc chắn sẽ có những ghế trống do vị trí không được ưa chuộng hoặc cơ bản là không đủ khách. Vietjet air đã tận dụng điều này để đưa ra thị trường những tấm vé với giá rất rẻ hoặc thậm chí là 0 đồng. Điều này vừa giúp hãng tận dụng được tối đa các chi phí vừa gây ấn tượng với khách hàng.

Cho thuê các chuyến bay: đây là cách hoạt động khá quen thuộc với mô hình những chuyến bay giá rẻ. Vietjet air sẽ cho một công ty thuê 1 chuyến bay với mức giá hợp lí, vừa giúp đem lại thu nhập vừa tạo dựng thương hiệu và mối quan hệ đối với công ty đó

Sử dụng tối ưu các đường bay ngắn
Sử dụng tối ưu các đường bay ngắn

Phát triển các chặng bay ngắn: các chuyến bay ngắn sẽ đảm bảo việc có thể khai thác một máy bay trên nhiều đường bay.

Vừa rồi là tất cả các chia sẻ về Vietjet air cũng như chiến lược kinh doanh của Vietjet air. cảm ơn các bạn đã theo dõi tới đây, mong rằng từ bài chia sẻ này các bạn sẽ có được những kiến thức có ích trong tương lai.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem920 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT