Bán hàng Amazon là gì? Amazon có phải là một sự lựa chọn tốt?

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 14-11-2024

Amazon, hay Marketplace, là một trong những kênh tiếp thị nổi tiếng nhất dành cho các nhà bán lẻ trực tuyến. Năm 2018, các nhà quảng cáo đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Amazon, lần đầu tiên đưa Amazon vào top ba những kênh bán lẻ trên toàn thế giới. Amazon hiện đang là nền tảng được nhiều cá nhân và doanh nghiệp bán hàng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam lựa chọn. Vậy bán hàng Amazon là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về bán hàng Amazon

Ngày nay, không chỉ là một kênh bán lẻ, Amazon đang ngày càng hoàn thiện hơn tất cả các khía cạnh kinh doanh, bao gồm tiếp thị, hàng tồn kho, quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, hiển thị, nhắm mục tiêu, video và báo cáo… Nếu bạn chỉ mới bắt đầu hoạt động trên nền tảng này, bạn có thể sẽ cảm thấy choáng ngợp với những sự lựa chọn Amazon có thể cung cấp.

Amazon là một trong những kênh bán lẻ hàng đầu

Bán hàng trên Amazon thực tế đề cập đến quy trình kinh doanh hàng hóa của bạn trên Amazon, bắt đầu từ khâu chụp ảnh sản phẩm sau đó đăng bán trên Amazon. Khi có khách hàng mua sản phẩm của bạn thì bạn sẽ nhận được số tiền đúng với giá trị và số lượng sản phẩm bán ra. Bạn cũng không cần lo lắng về vấn đề vận chuyển vì mọi thứ đã có Amazon phụ trách.

2. Các bước bán hàng trên Amazon

2.1. Cách thiết lập tài khoản người bán trên Amazon của bạn

Để bán hàng trên nền tả người bán lẻ thuộc top đầu trên thế giới này, trước tiên bạn cần tạo và thiết lập một tài khoản bán hàng.

Cách thức thiết lập tài khoản bán hàng trên Amazon không hề phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo những hướng dẫn sau đây.

2.1.1. Lựa chọn Individual Plan hay Professional Plan

Để đăng ký tài khoản trên Amazon, trước tiên bạn cần quyết định chọn “Individual Plan” (Gói người bán hàng cá nhân) hoặc “Professional Plan” (Gói người bán hàng chuyên nghiệp).

Khi chọn “Amazon Selling Plan” (Kế hoạch bán hàng trên Amazon, hãy cân nhắc về các sản phẩm bạn muốn bán. Cả Người bán hàng cá nhân và chuyên nghiệp đều có thể liệt kê các hơn 20 danh mục sản phẩm trong hơn 20 danh mục. Nếu bạn đã được cấp phép là Người bán chuyên nghiệp thì bạn sẽ có thêm 10 danh mục khác.

Hiện có hai loại tài khoản bán hàng trên Amazon

Dưới đây là những điểm khác biệt chính giữa gói Người bán hàng chuyên nghiệp (Professional Plan) so với Gói người bán cá nhân (Individual Plan).

- Gói cá nhân (Individual Plan)

Đây sẽ là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang lên kế hoạch bán ít hơn 40 mặt hàng mỗi tháng. Gói này không có phí đăng ký hàng tháng, tuy nhiên phí bán hàng của bạn là 0,99 USD cho mỗi mặt hàng. Ngoài ra còn có phí giới thiệu và phí khóa sổ.

Gói chuyên nghiệp (Professional Plan)

Hầu hết các thương hiệu lâu đời sẽ lựa chọn gói này, trừ khi bạn bán ít hơn 40 mặt hàng mỗi tháng. Phí đăng ký hàng tháng cho gói này là 39,99 đô la và cũng có phí giới thiệu và phí khóa sổ.

2.1.2. Tạo tài khoản người bán trên Amazon

Đối với bước tiếp theo này, bạn sẽ cần:

- Một thẻ tín dụng có thể thực hiện các giao dịch quốc tế.

- Thông tin về tài khoản ngân hàng ngân hàng (bao gồm định tuyến và số tài khoản).

- Thông tin mã số thuế.

Một vài mẹo để thiết lập thông tin đăng nhập tài khoản Amazon Seller Central của bạn:

- Sử dụng 2 tài khoản khác nhau cho email cá nhân và doanh nghiệp. Cân nhắc sử dụng email riêng cho doanh nghiệp của bạn thay vì email đã được liên kết với tài khoản Amazon Prime cá nhân.

Nên sử dụng 2 tài khoản khác nhau cho email cá nhân và doanh nghiệp

- Nếu bạn chưa thiết lập email doanh nghiệp, hãy cân nhắc tạo một email qua Gmail trước khi đăng nhập vào  “Seller Central”.

- Mỗi  tài khoản Seller Central mà bạn mở sẽ chỉ yêu cầu một email duy nhất.

2.1.3. Điền đầy đủ những thông tin Amazon yêu cầu

Sau khi bạn đăng nhập, Amazon sẽ nhắc nhở bạn điền thêm một số thông tin bổ sung, bao gồm:

- Seller Agreement / Information

Thỏa thuận người bán/ Thông tin: Bạn sẽ điền tên và địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại di động hoặc điện thoại cố định, thẻ tín dụng có thể thực hiện các giao dịch quốc tế, tài khoản ngân hàng hợp lệ và thông tin thuế của bạn.

- Billing/ Deposit

Thanh toán/ Đặt cọc: Bạn cần quyết định về chi phí và gói người bán hàng chuyên nghiệp đã đăng ký từ trước.

- Tax Information

Thông tin về thuế: Tại đây, bạn sẽ chọn xem mình là chủ sở hữu tư nhân hay doanh nghiệp. Chủ sở hữu  tư nhân sẽ sử dụng “Social Security Number” thay vì “Employer Identification Number” để làm mã số thuế.

- Product Information

Thông tin sản phẩm: Amazon sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi khác nhau về sản phẩm của bạn bao gồm mã UPC (nếu bạn tự sản xuất sản phẩm của mình) và có bao nhiêu sản phẩm bạn muốn niêm yết trên thị trường.

Bạn cần điền đầy đủ những thông tin Amazon yêu cầu

Lưu ý rằng Amazon đã kiểm tra chéo các mã UPC được chỉ định cho các ASIN khác nhau trên thị trường của họ dựa trên cơ sở dữ liệu GS1. Điều này có nghĩa là bất kỳ người bán nào không có mã UPC GS1 xác thực đều có nguy cơ bị xóa tên khỏi Amazon.

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ được chính thức sử dụng Seller Central dashboard bao gồm nhiều tab để quản lý hàng tồn kho, giá cả, đơn đặt hàng, quảng cáo, báo cáo và hiệu suất.

Đừng quên liệt kê các sản phẩm của bạn và điền vào mục “About Seller” để thị trường biết về doanh nghiệp của bạn. Bạn cũng có thể đính kèm thêm logo công ty, FAQ và chính sách bảo mật của bạn.

2.2. Bán trên Amazon với tư cách nhà cung cấp hoặc người bán bên thứ ba

Trên Amazon Marketplace có 2 loại tài khoản người bán khác nhau bao gồm: Nhà cung cấp và người bán bên thứ ba.

2.2.1. Amazon Vendor Central là gì?

Amazon Vendor Central là chương trình chỉ dành cho các nhà sản xuất và nhà phân phối được mời. Amazon Vendor Central cấp cho Amazon quyền sở hữu hàng tồn kho của bạn, sau đó họ sẽ tiếp thị và bán cho người mua hàng trên website của họ.

2.2.2. Amazon Seller Central là gì?

Amazon Seller Central là giao diện mà người bán bên thứ ba sử dụng để lấy danh sách và bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng của Amazon.

Bạn sẽ tự liệt kê, định giá và tiếp thị sản phẩm của mình, đồng thời bạn sẽ sử dụng Seller Central dashboard để theo dõi hàng tồn kho, giá cả, quảng cáo, báo cáo…

Dashboard có thể giúp bạn quản lý mọi khía cạnh khi bán hàng

3. Bán hàng trên Amazon so với Bán hàng cho Amazon

Việc bạn chọn sử dụng chương trình nào để bán hàng trên Amazon phụ thuộc vào cửa hàng, khả năng đáp ứng, mục tiêu Tỷ suất hoàn vốn và nhiều biến số khác.

Các nhà cung cấp bán hàng cho Amazon sẽ không cần lo lắng về vấn đề hậu cần, nhưng bị hạn chế về phạm vi và khả năng tiếp thị sản phẩm của họ. Bán hàng trên Amazon là một lựa chọn phù hợp hơn với những người bán sẽ bán hàng cho Amazon nhưng muốn tận dụng khả năng trưng bày sản phẩm và các lợi ích khác của Amazon Marketplace nhiều hơn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa người bán và nhà cung cấp trên Amazon đó là ai là người đang thực sự bán sản phẩm. Người bán sẽ tự liệt kê, định giá và tiếp thị sản phẩm của họ. Trong khi đó, các nhà cung cấp bán sản phẩm của họ cho người mua do Amazon tìm kiếm. Những người này sau đó sẽ niêm yết và bán lại sản phẩm cho người dùng Amazon.

4. Mức phí bán hàng trên Amazon

4.1. Tổng chi phí bán hàng trên Amazon

Chi phí bán hàng trên Amazon tùy thuộc vào gói bán hàng bạn chọn.

Như đã đề cập ở trên, người bán hàng trên Amazon có thể chọn giữa gói bán hàng Chuyên nghiệp hoặc Cá nhân.

Người bán cá nhân trả 0,99 USD cho mỗi mặt hàng được bán trên Amazon, ngoài các khoản phí khóa sổ có thể thay đổi trong khoảng 0,45 – 1,35 USD.

Người bán hàng chuyên nghiệp trả phí khóa sổ và tỷ lệ phần trăm phí giới thiệu giao động 6 – 25% (trung bình là 13%).

Mức phí bán hàng trên Amazon rất cạnh tranh

Người bán chuyên nghiệp cũng phải trả 39,99 USD mỗi tháng nhưng được miễn phí 0,99 USD cho mỗi mặt hàng.

Phí giới thiệu và phí khóa sổ có thể thay đổi được trừ vào doanh số bán hàng tổng thể (bao gồm giá bán, phí vận chuyển và các khoản phí khác như gói quà).

4.2. Phí giới thiệu trên Amazon

Phí giới thiệu Amazon Marketplace về cơ bản là phần trăm tổng giá mặt hàng của bạn (và phí gói quà nếu có) mà Amazon thu dựa trên mô hình CPA của nó.

Ví dụ: nếu bạn bán một phụ kiện ô tô trên thị trường với giá 85,99 USD, Amazon sẽ giữ 10,32 USD (12%) doanh thu đó làm phí giới thiệu.

4.3. Phí khóa sổ

Phí khóa sổ của Amazon Marketplace là cố định đối với các sản phẩm truyền thông và không cố định đối với các sản phẩm không phải là phương tiện truyền thông. Các khoản phí này liên quan đến chi tiết vận chuyển của sản phẩm mà bán đã bán.

5. Có nên bán hàng trên Amazon?

Bên cạnh Amazon, còn có nhiều nền tảng khác cho bạn lựa chọn, chẳng hạn như Alibaba. Bạn có thể tự hỏi, với mức chi phí và hỗ trợ như trên, liệu có nên bán hàng trên Amazon hay không?

Với sản phẩm phù hợp, chiến thuật tiếp thị tinh vi, công cụ và sự hỗ trợ người bán, các thương hiệu bán hàng trên Amazon hoàn toàn có thể thành công. Mặc dù sự cạnh tranh của hầu hết mọi chủng loại hàng hóa trên thị trường đều rất khốc liệt, nhưng vẫn còn có rất nhiều cơ hội để các thương hiệu phát triển.

Bạn có thể tham khảo một số bí quyết bán hàng Amazon thành công sau đây:

- Nghiên cứu tất cả các khía cạnh tiềm năng trước khi quyết định sản phẩm bạn muốn bán.

- Hiểu giá cả, chi phí và lệ phí, chẳng hạn như chi phí sản xuất, vận chuyển, đóng gói, phí bán hàng…

Amazon là lựa chọn tốt để bắt đầu hoặc mở rộng việc kinh doanh

- Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của bạn (bao gồm quản lý và dự báo hàng tồn kho) luôn hoạt động tốt.

- Sở hữu kiến thức chuyên môn về tiếp thị, xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Bạn nên hợp tác với một hay nhiều đại lý chuyên về quảng cáo trên Amazon.

- Tận dụng các chương trình khuyến mãi trên nhiều kênh. Nhờ các công cụ gần đây, như Amazon Attribution, các thương hiệu có thể đo lường tác động của các nỗ lực tiếp thị của họ trên nhiều nền tảng và kênh khác nhau.

Như vậy là những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đã nắm vững được bán hàng amazon là gì và những kiến thức cần thiết để bắt đầu bán hàng trên Amazon. Amazon là một trong những nền tảng bán lẻ hàng đầu trên thế giới. Với mức chi phí rất cạnh tranh và dịch vụ hỗ trợ hết sức chu đáo, đây là một lựa chọn tốt cho bạn để bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.