Hướng dẫn chi tiết nhất cách đọc bản vẽ điện hay được sử dụng
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng 28-06-2024
Mỗi loại bản vẽ đều có những thông số, kỹ hiệu khác nhau mà để nắm được sẽ phải hiểu được những quy chuẩn mà trong ngành đã tự thống nhất trước đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ những thông tin về cách đọc bản vẽ điện được các kỹ sư sử dụng.
1. Xác định tiêu chuẩn của bản vẽ
Bản vẽ điện thường được thiết kế theo một số tiêu chuẩn: HYD, AS, JIC, JIS, GB, IEC, TCVN,...
Khi nhận bản vẽ thiết kế điện trong tay, việc đầu tiên bạn cần phải xem xét bản vẽ này được thiết kế theo tiêu chuẩn nào trong số các tiêu chuẩn trên, vì với mỗi tiêu chuẩn các ký hiệu trên bản vẽ sẽ được biểu thị theo cách khác nhau. Do vậy, việc đó vô cùng quan trọng và cơ bản mà bạn cần phải nắm.
Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ được hết tất cả các ký hiệu của các thiết bị điện được bố trí trên bản vẽ điện như: DCL, TU, TI, TG, MC, aptomat, cầu chì, MBA, công tắc tơ và các chi tiết khác của ngành điện xây dựng.
Xem thêm: Tư vấn việc làm ngành xây dựng
2. Chuẩn bị đủ các bản vẽ con trong bản vẽ điện
Một bản vẽ điện hoàn chỉnh sẽ bao gồm:
- Bản vẽ mô phỏng cách bố trí thiết bị chiếu sáng trong, ngoài nhà.
- Bản vẽ mô phỏng về cách bố trí các ổ cắm, tủ điện điều khiển.
- Bản vẽ mô phỏng về cách đi các dây nguồn điện chính.
- Bản vẽ mô phỏng về cách sắp xếp các nguồn điện khác như là cổng, cửa cuốn, máy lạnh, máy hút bụi, máy bơm nước,…
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động của các dòng điện.
Các bản vẽ có mối liên hệ ràng buộc với nhau, nên lưu ý là cần đảm bảo kỹ càng đủ các bản vẽ không được thiếu cái nào. Vì nếu thiếu đi một trong năm loại bản vẽ này sẽ không đảm bảo hoàn thành công việc cần thực hiện.
Khi nhận một dự án các bản vẽ này đều sẽ được cung cấp. Và một lưu ý quan trọng khi chuẩn bị các bản vẽ điện là sẽ chứa các thông tin liên quan trong cùng 1 bản vẽ chứ không tách riêng ra.
3. Đọc bản ghi chú liên quan
- Đây là bước rất quan trọng giúp bạn có thể nắm rõ ràng về các ký hiệu. Tùy thuộc vào từng bản vẽ thiết kế điện sẽ có ký hiệu tiêu chuẩn dành riêng cho bản vẽ. Và việc cần làm là hiểu về nó trong quá trình áp dụng, không phải tốn thời gian cho tìm kiếm cũng như mày mò về công dụng của các thiết bị.
- Thông thường các thiết bị sẽ có các ký hiệu thể hiện riêng như sau:
+ Các loại đèn điện và thiết bị sử dụng điện có vai trò trong việc chiếu sáng và các thông số được ký hiệu đó là lò hồ quang, lò điện trở, lò điện phân, lò cảm ứng, máy điện phân bằng từ, chuông điện, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, quạt trần – quạt treo tường. Những thiết bị đó thì được dựa theo tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN số 1613 – 75.
+ Ngoài ra, còn có 1 số loại thiết bị đèn điện đặc biệt cũng được ký hiệu như là đèn chụp nung sáng, đèn chụp chiếu sâu tráng men, đèn chống được nước và bụi, đèn chụp chống nổ, đèn tráng gương có bóng, đèn thủy ngân áp lực cao, đèn chống hóa chất,…
- Các thiết bị đo lường có ký hiệu bao gồm: cosφ kế, pha kiếm tần số kế, watt kế, vAr kế, điện kế.
- Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện có ký hiệu ổ cắm điện trên các bản vẽ thiết kế như là cầu dao 1 pha, 1 pha 2 ngã, 3 pha, 3 pha 2 ngã, công tắc 2 cực, 3 cực, xoay 4 cực, ổ cắm điện có cực thứ 3 nối đất, ổ cắm điện (thường và kín),...
- Các thiết bị đóng cắt điều khiển có ký hiệu theo quy ước tại bản vẽ công nghiệp: các cuộn dây rơle so lệch, các nút ấn không tự giữ, nút ấn tự giữ, nút bấm liên tục,…
- Ngoài ra trên bản vẽ còn có các ký hiệu thể hiện dưới dạng chữ giúp cho việc phân tích, thuyết minh về bản vẽ điện được rõ ràng hơn.
- Mỗi quốc gia sẽ có ký hiệu cho các thiết bị điện khác nhau. Ví dụ như tại Việt Nam, ký hiệu là 2 chữ cái đứng đầu 2 từ của thiết bị đó. Ví dụ CC là “cầu chì”, “công tắc” là K,…
Có thể thấy, việc đọc các bản vẽ điện trên thực tế không hề đơn giản. Do đó để có thể đọc được một bản vẽ điện yêu cầu là bạn sẽ cần phải nắm rõ những quy trình đọc bản vẽ điện cũng như các thông số hay ký hiệu trên bản vẽ.
Xem thêm: Tìm hiểu về hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công bao gồm những gì?
4. Đọc cách bố trí các thiết bị điện
Đây là bước cũng rất quan trọng, vì thiết bị điện là một phần của bản vẽ. Việc đọc các thiết bị điện sẽ giúp bạn hiểu kỹ về bản vẽ, cũng như giúp quá trình lắp đặt sẽ dễ dàng hơn. Nhiệm vụ của bước này là cần phải xác định được các thông tin, yếu tố cho từng thiết bị:
- Vị trí lắp đặt các thiết bị.
- Cách lắp đặt các thiết bị trên cao như trên tầng, sàn thì với độ cao như thế nào.
- Lưu ý đến kích thước và hình dạng của các thiết bị điện trong thực tế ra sao?
- Một số thông số liên quan.
5. Đọc cách đi dây điện
Nếu nói đến bước gây phức tạp và khó khăn nhất trong quy trình đọc bản vẽ điện thì phải kể đến là đọc cách đi dây điện sao cho đúng. Như 3 loại thiết bị điện trên bản vẽ thì cũng cần có 3 cách đọc đi dây cho từng loại. Cụ thể các bạn cần biết cách đọc đường dây của phần chiếu sáng, phần nguồn cho ổ cắm và phần cho điều hòa không khí.
5.1. Phần chiếu sáng
Có một số lưu ý cho bạn khi đọc đi dây phần chiếu sáng:
- Công tắc nào, cụm công tác nào điều khiển đèn và vị trí lắp đặt của đèn ở đâu?
- Ký hiệu của nguồn điện cấp cho các cụm công tắc đó?
Do đó, khi các bạn thực hiện bước 6 là đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện thì chắc chắn sẽ nhận ra ký hiệu này đang được điều khiển bởi 1 thiết bị đóng cắt nhất định nào đó trên bản vẽ. Và việc cần làm là bạn sẽ phải ghi nhận cụm công tắc được cấp nguồn từ đường dây điện có ký hiệu trên để đảm bảo đủ kiến thức cho bước tiếp theo.
5.2. Phần ổ cắm
Một số thiết bị đặc biệt như là máy nước nóng, máy bơm sẽ được đi kèm với phần ổ cắm Một số vấn đề bạn cũng nên lưu ý khi tiến hành đọc phần đi dây ô cắm:
- Các ổ cắm có vị trí như thế nào?
- Các cổ cắm nào có chung nguồn cấp vào một nhánh của dòng điện?
- Ký hiệu của nguồn cấp cho các ổ điện đó được vẽ như thế nào?
5.3. Phần điều hòa không khí
Thiết bị liên quan của phần điều hòa không khí sẽ bao gồm: quạt hút, máy lạnh, máy điều hòa,…
Những lưu ý cho bạn khi đọc phần điều hòa không khí là:
- Vị trí lắp đặt của thiết bị điều hòa đang như thế nào?
- Ký hiệu của các nguồn cung cấp cho các thiết bị đó?
Xem thêm: Mẫu CV kỹ sư xây dựng
6. Đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện
Kết thúc quy trình đọc bản vẽ điện là việc đọc hiểu nguyên lý hoạt động của dòng điện. Riêng đối với bước này cần lưu ý về:
- Thông số kỹ thuật các thiết bị đóng cắt, điều khiển.
- Thông số kỹ thuật của cáp nguồn, dây tải điện.
- Tải nào thuộc điều khiển của thiết bị đóng cắt nào, cách đi dây của từng loại tải đó.
- Vị trí của tủ điện trong sơ đồ nguyên lý được thể hiện trong bản vẽ.