CEO ngân hàng là làm gì? Những thông tin bạn cần biết
Tác giả: Diệp Lạc
CEO ngân hàng là làm gì? Có lẽ đây là câu hỏi mà rất nhiều người tò mò về công việc mà một người đứng đầu ngân hàng phải làm. Khối lượng công việc của một CEO sẽ như thế nào để có thể quản lý điều hành ngân hàng hoạt động có hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây work247.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về vị trí quyền lực này nhé.
1. Giới thiệu về vị trí CEO ngân hàng
1.1. CEO ngân hàng là gì?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu CEO là gì. CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer nghĩa là Giám đốc điều hành quản lý của một đơn vị giữ nhiệm vụ thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cao nhất trong một tổ chức, có quyền đưa ra những quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm cho sự thành bại của toàn bộ đơn vị đó.
Theo đó, CEO ngân hàng là giám đốc điều hành quản lý của ngân hàng. Đây là chức danh cao nhất của một ngân hàng, là đầu tàu, là người lãnh đạo có nhiệm vụ đưa ra những chiến lược kinh doanh có lợi để giúp ngân hàng phát triển ổn định và mạnh mẽ. Ngoài ra còn giúp cho ngân hàng đạt được những mục tiêu lớn hơn đó là mở rộng thị trường, huy động vốn, mở rộng lượng khách hàng góp phần điều tiết vĩ mô cho thị trường tiền tệ trong nước.
CEO ngân hàng bao gồm các vị trí: Tổng giám đốc điều hành tại ngân hàng, Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành tại các chi nhánh. Nhìn chung nếu bạn là khách hàng bình thường thì khi bạn thực hiện các giao dịch bình thường đương nhiên sẽ không thể làm việc trực tiếp với CEO ngân hàng. Tuy nhiên tất cả những dịch vụ bạn sử dụng như dịch vụ tài chính, tín dụng, lãi suất cho vay,... và các sản phẩm liên quan đều do một tay CEO ngân hàng trực tiếp chỉ đạo.
Đây là nghề nghiệp được rất nhiều người nể phục và kính trọng. Tuy nhiên để đạt được chỗ đứng mà bao người mơ ước này họ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ và áp lực họ phải chịu trách nhiệm cũng rất nhiều.
Xem thêm: Dịch vụ ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại dịch vụ ngân hàng
1.2. Trở thành CEO ngân hàng cần những yếu tố nào?
Để có thể trở thành một người lãnh đạo tài giỏi tại một lĩnh vực nhạy cảm và khó nhằn như ngành ngân hàng, yêu cầu cần có của một CEO vì thế trở nên khắt khe hơn bao giờ hết.
- Kiến thức chuyên môn
Đầu tiên quan trọng nhất để có thể làm việc trong lĩnh vực có tính chuyên ngành cao như ngành ngân hàng là phải có kiến thức chuyên ngành sâu rộng. Tuy nhiên, vị trí CEO yêu cầu nhiều hơn thế nữa đó là tính đa chiều trong chuyên môn. Ngoài kiến thức về tài chính ngân hàng, để giải quyết tốt việc quản lý, điều hành một tổ chức cần nhiều kiến thức đa dạng hơn để kịp ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
- Kỹ năng quản trị
Không phải ngẫu nhiên mà một người muốn thăng tiến lên các vị trí điều hành cần phải trải qua khóa đào tạo về kỹ năng quản trị. Vì vị trí của một người điều hành đòi hỏi người đó phải có nền tảng vững chắc không chỉ về kiến thức mà còn là linh hoạt trong ứng dụng vào thực tiễn.
- Khả năng chịu áp lực cao
Phải nói rằng công việc ngân hàng là công việc vừa có khối lượng công việc rất nhiều vừa yêu cầu tiêu chuẩn cao. Thời gian làm việc của một nhân viên ngân hàng bình thường là 8 tiếng, tăng ca là 10 tiếng, vậy thì vị trí CEO gần như không có thời gian làm việc cụ thể. Vì vậy, họ phải có sức khỏe tốt, tâm lý vững và có khả năng chịu áp lực cực kì lớn để có thể hoàn thành nhiệm vụ.
- Kinh nghiệm tích lũy
Không một ai vừa bắt đầu đã có thể được làm vị trí điều hành, huống hồ là lĩnh vực đầy tính chuyên môn cao như ngành ngân hàng. Kinh nghiệm là yếu tố bắt buộc với những ai mong muốn làm người đứng đầu của nhà băng. Có kinh nghiệm, người đó mới có thể đề ra những kế hoạch đúng đắn và ứng phó kịp thời với sự biến động liên tục của thị trường, đảm bảo ngân hàng ổn định.
Xem thêm: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng là gì? Họ có tầm quan trọng ra sao?
3. CEO ngân hàng là làm gì? Công việc của một CEO ngân hàng
Như work247.vn đã đề cập ở trên, khối lượng làm việc của một nhân viên ngân hàng là khá lớn, huống hồ gì là vị trí cấp cao như giám đốc điều hành, thì áp lực công việc sẽ nhiều hơn rất nhiều.
CEO chịu trách nhiệm chính về các công việc chủ yếu liên quan đến việc đề xuất chiến lược phát triển ngân hàng. Đầu tiên là lên kế hoạch, đưa ra các chiến lược nhằm định hướng phát triển ngân hàng qua từng thời kỳ khác nhau. Bởi mỗi thời kỳ có một đặc điểm và đặc biệt dòng tiền luôn thay đổi, vì vậy kế hoạch này phải thường xuyên thay đổi sao cho thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, CEO cũng cần quan tâm đến vấn đề làm sao để ngân hàng của mình phát triển hơn so với các ngân hàng đối thủ. Bởi lẽ hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp ngân hàng khác nhau, và khách hàng thường có xu hướng trung thành với ngân hàng mà mình ưng ý. Vì vậy để ngân hàng của mình trở nên nổi bật, người làm CEO sẽ chiếm phần lớn công lao. Big4 trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay ở Việt Nam đó là BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank.
Các đề xuất do CEO đưa ra dù phải được Hội đồng quản trị thông qua, nhưng cách triển khai như thế nào cho hiệu quả thì vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của CEO. Các mục tiêu như tăng trưởng lợi nhuận, thẩm định các dự án đầu tư, tổ chức điều hành tín dụng tài chính,... cũng sẽ được chịu trách nhiệm bởi giám đốc điều hành. Người làm CEO phải biết cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, thậm chí khảo sát thị trường và làm tất cả các công việc liên quan để hoàn thành công việc quan trọng này.
Ngoài những công việc hành chính, người đứng đầu của một tổ chức còn phải quan tâm phát triển đến nội bộ doanh nghiệp. CEO sẽ phải quản lý cả những công việc về xây dựng văn hóa ngân hàng, thành lập bộ máy quản lý, ban hành và phê duyệt các quyết định như bổ nhiệm nhân sự, quy định lương, thưởng, trợ cấp và các quyền lợi khác của người lao động. Ngoài ra những hoạt động như đánh giá thi đua khen thưởng, tổ chức du lịch, team building, chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên cũng là điều quan trọng không kém trong việc phát triển một tổ chức bền vững.
Kiếm tiền là mục tiêu của tất cả mọi người nhưng cũng là yếu tố khá nhạy cảm. Vậy thì nghề “kinh doanh tiền” như ngành ngân hàng, là nghề hốt bạc hay nghề nguy hiểm? Để ngồi vào vị trí cao như giám đốc điều hành hoàn toàn không hề dễ dàng. Thu nhập của CEO ngân hàng phải nói là một con số khủng bao người mơ ước, nhưng tỷ lệ thuận với đó là áp lực công việc mà họ phải chịu. Họ phải quản trị cả một tổ chức, quản trị dòng tiền, quản trị nhân viên và phải quản trị cả nỗi sợ hãi vì thị trường luôn luôn biến động. Nếu không làm tốt, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản thậm chí vướng vào vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Bài viết trên work247.vn đã cung cấp cho bạn kiến thức về CEO ngân hàng là làm gì và những thông tin quan trọng khác. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về CEO ngân hàng - vị trí quyền lực nhưng cũng đầy rủi ro, từ đó có thể đề ra mục tiêu cố gắng và định hướng cụ thể của bạn trong tương lai.