Bộ phận tài chính là gì và các nhiệm vụ công việc liên quan

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Bộ phận tài chính là một trong những vị trí đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Doanh số của doanh nghiệp hay hiệu quả kinh doanh sẽ đều được thông qua phòng ban tài chính. Như vậy, bộ phận tài chính là gì? Mời độc giả cùng tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về các nhiệm vụ liên quan đến tài chính nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về bộ phận tài chính

1.1. Khái niệm

Bộ phận tài chính là một trong những phòng ban quan trọng trong doanh nghiệp. Phòng tài chính sẽ là nơi chịu toàn bộ trách nhiệm về ngân sách quản lý nguồn tài chính, đồng thời cân đối tài chính sao cho hiệu quả cho doanh nghiệp. Tăng cường kiểm soát nguồn ngân sách cần thiết cho mọi hoạt động kinh doanh, mua bán của doanh nghiệp.

Bộ phận tài chính
Bộ phận tài chính

1.2. Vai trò

Bộ phận tài chính đóng vai trò quan trọng với nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ số lượng tiền mặt cần thiết cho doanh nghiệp để dành mục đích cho việc quản lý, triển khai các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, bộ phận tài chính giúp doanh nghiệp cân đối nguồn tiền hiệu quả và có thể đáp ứng đủ mọi nghĩa vụ tài chính trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Chứng từ tài chính là gì và cách nhận biết chính xác 

2. Bộ phận tài chính có chức năng gì?

2.1. Lập báo cáo và lưu trữ

Chức năng chính trong bộ phận tài chính chính là lưu trữ thông tin ngân sách và lập báo cáo tài chính. Cụ thể, phòng ban tài chính sẽ ghi nhận mọi thông tin giao dịch, mua bán phát sinh trong doanh nghiệp, từ đó tiến hành lập báo cáo tài chính cụ thể về thu nhập và các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp.

Lập báo cáo và lưu trữ
Lập báo cáo và lưu trữ

Thiết lập bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ định kỳ theo tuần, theo tháng để nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá về tình hình tài chính trong công ty.

2.2. Cân đối và kiểm soát tài chính

Hiệu suất công việc trong phòng ban tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp có lâu bền hay không. Chính vì vậy, bộ phận tài chính cần kiểm tra các chỉ số giao dịch một cách chính xác, tỉ mỉ. 

Bên cạnh đó, thường xuyên thực hiện đối chiếu tình hình tài chính thực so với các báo cáo tài chính của quý trước. Các nhiệm vụ này thường có nguyên lý làm việc tương đồng như nguyên tắc kế toán. 

Bởi vậy, các con số cần được tính toán chính xác, sự trung thực trong bộ phận tài chính cũng rất quan trọng bởi liên quan đến tiền nong trong doanh nghiệp đều là những con số rất lớn.

2.3. Khả năng huy động vốn

Ngày nay có khá ít doanh nghiệp có thể đáp ứng đủ các khả năng hoạt động dựa trên khoản doanh thu bán hàng mà họ tạo ra. Chính vì thế mà sẽ có lúc chi phí hàng tồn kho và khoản vay vượt quá mức tiền mặt, thậm chí có những khi doanh thu đủ cho việc bù đắp mọi khoản này.

Khả năng huy động vốn
Khả năng huy động vốn

Khi đó bộ phận tài chính có nghĩa vụ cân đối các khoản vay sao cho hợp lý nhất để doanh nghiệp không phải gặp trường hợp vị thiếu tiền mặt cho việc chi trả cũng như không phải trả quá nhiều cho các khoản phí lãi vay.

2.4. Xây dựng kế hoạch

Bộ phận tài chính sẽ đảm nhận nhiệm vụ thiết lập mọi ngân sách tài chính đang tiếp diễn tại doanh nghiệp. Sau đó thiết lập kế hoạch một cách chi tiết đến các khoản tiền phải chi tiêu, cung ứng và các khoản tiền này trong lịch trình hoàn trả các khoản vay.

Nhìn chung, chức năng công việc của bộ phận tài chính hầu hết sẽ liên quan đến tiền nong, con số chia tiêu của doanh nghiệp theo tuần, theo tháng. Các nhân viên quản lý tài chính trong phòng ban đều phải là những người có sự tỉ mỉ, kỹ năng tính toán tư duy tốt để kiểm soát triệt để tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Xem thêm: Chỉ số tài chính GOS là gì? Chỉ số này có vai trò gì với doanh nghiệp

3. Bộ phận tài chính sẽ làm nhiệm vụ gì?

3.1. Thống kê mọi giao dịch tài chính

Bộ phận tài chính sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc ghi chép thông tin số liệu, phân tích số liệu, đồng thời phân tích mọi giao dịch trong ngày của doanh nghiệp. Cụ thể sẽ bao gồm nhiệm vụ theo dõi các thông tin mua bán sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động xuất nhập của doanh nghiệp.

Thống kê giao dịch tài chính
Thống kê giao dịch tài chính

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nhiệm vụ công việc này sẽ do kế toán viên thực hiện, tuy nhiên sau này khi doanh nghiệp tồn tại lâu năm và có xu hướng phát triển hơn thì họ sẽ tuyển dụng chuyên viên tài chính riêng biệt để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

3.2. Kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp

Nhắc đến tài chính thì chắc chắn mọi người đều nghĩ đến “tiền”. Với bộ phận tài chính thì cũng tương tự, nhiệm vụ công việc của các chuyên viên quản lý tài chính chính là quản lý mọi dòng tiền ra vào của doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp luôn đáp ứng đầy đủ số lượng tiền mặt cho các hoạt động giao dịch, mua bán hàng ngày.

Kiểm soát dòng tiền
Kiểm soát dòng tiền

Nhiệm vụ này cũng bao gồm cân đối chính sách tín dụng để thu tiền hàng xuất nhập cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn hết chính là đảm bảo nhà phân phối sẽ được thanh toán tiền hàng đúng hạn và khách hàng cũng cần phải thanh toán đúng hạn cho doanh nghiệp.

3.3. Thiết lập báo cáo tài chính hàng tháng

Các chuyên viên quản lý tài chính trong bộ phận tài chính cần phải thiết lập ngân sách và đưa ra báo cáo tài chính cho doanh nghiệp đúng hạn và chính xác về con số. Mọi thông tin này sẽ được sử dụng cho việc đáp ứng mọi nhu cầu liên quan đến tiền mặt của các bộ phận tài chính cũng như hoạch định số lượng nhân sự trong doanh nghiệp.

3.4. Nghiên cứu nguồn ngân sách dài hạn cho doanh nghiệp

Bên cạnh nhiệm vụ lập báo cáo tài chính hàng tuần, hàng kỳ thì bộ phận tài chính còn có trách nhiệm tư vấn cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp về phương pháp tài chính mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc thu gom lợi nhuận. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn ngân sách dài hạn với mức chi phí tiết kiệm nhất có thể.

3.5. Quản lý thuế

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc nộp thuế luôn đóng vai trò quan trọng. Do vậy mà nhiệm vụ công việc của phòng tài chính luôn cần phải xử lý các vấn đề về thuế cũng như các phát sinh của thuế trong doanh nghiệp. 

Điều này cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng mối quan hệ phát triển cùng với các cơ quan thuế, nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn thực hiện đóng thuế đúng theo quy định chung của Nhà nước.

3.6. Tham gia hoạt động đầu tư tại doanh nghiệp

Bộ phận tài chính không chỉ đảm nhận việc quản lý tài sản mà doanh nghiệp hiện có mà còn phải đưa ra các phân tích, đánh giá về việc chọn lựa các khoản đầu tư mới. Chính vì thế bộ phận tài chính nên có sự nghiên cứu đến tài sản lưu động chứ không chỉ chú trọng riêng tài sản cố định.

Tham gia hoạt động đầu tư
Tham gia hoạt động đầu tư

Mọi khoản vốn lưu động trong doanh nghiệp cần được quản lý một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt theo hướng tối ưu khả năng sinh lời bởi nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát tính thanh khoản trong doanh nghiệp.

3.7. Đưa ra các quyết định chiến lược cùng các nhà quản lý

Bộ phận tài chính sẽ chủ động cung cấp cho ban quản lý doanh nghiệp các thông tin quan trọng để đưa ra quyết đoán về chiến lược thị trường cũng như những dự án mà doanh nghiệp theo đuổi. 

Bộ phận tài chính cần đảm bảo thời gian hoàn vốn đúng hạn, đưa ra các quyết định về việc phân chia cổ tức, phương pháp phân bổ các khoản vốn đầu tư và phương pháp tài chính hiệu quả để mang về lợi nhuận tốt nhất.

Như vậy có thể thấy rằng, bộ phận tài chính không chỉ đóng vai trò thực hiện sự tồn tại dài lâu của doanh nghiệp mà còn phải bảo đảm hiệu quả kinh doanh và dòng tiền trong doanh nghiệp. Chính vì thế bất kỳ doanh nghiệp nào với mong muốn tạo ra sự phát triển và tạo ra doanh thu tăng trưởng vượt bậc thì cần đầu tư nhân lực trong bộ phận tài chính một cách chất lượng nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà work247 chia sẻ về bộ phận tài chính, hy vọng bài đọc này trở nên hữu ích với mọi độc giả.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem582 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT