Hé mở về khái niệm của mất cân đối tài chính doanh nghiệp là gì?
Theo dõi work247 tạiBạn có biết mất cân đối tài chính doanh nghiệp là gì? Nếu quan tâm câu hỏi trên và những vấn đề xoay quanh chủ đề này mời bạn cùng đọc bài viết này để tìm kiếm câu trả lời cho mình nhé.
1. Giải nghĩa chung về mất cân đối tài chính trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm của cụm từ tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp hiểu nôm na là những khoản tiền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó bao gồm các khoản cố định và cả những khoản phát sinh. Một doanh nghiệp nếu không có tài chính thì sẽ không thể tồn tại bởi đây là nguồn sống còn của cả doanh nghiệp.
Chức năng chủ yếu của tài chính doanh nghiệp là hoạt động tạo ra vốn và thu lại vốn để tái sản xuất, phân chia lại nguồn thu nhập của doanh nghiệp sao cho hiệu quả hơn, kiểm tra quá trình luân chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp.
Các hoạt động của tài chính doanh nghiệp phải được thực hiện theo sự cho cho phép của nhà nước, dựa theo bản kế hoạch cụ thể và phải tạo ra hiệu quả đối với những hoạt động này.
1.2. Mất cân đối tài chính được hiểu như thế nào?
Cụm từ này là khái niệm dùng để chỉ tình huống khó khăn khi thanh toán các khoản vay, nợ của doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp tăng lãi suất cho vay, bắt phải trả bằng tiền mặt.
Còn khách hàng khi thấy tình huống này xảy ra sẽ rời bỏ doanh nghiệp và tình huống xấu nhất là doanh nghiệp dẫn tới tình trạng phá sản. Đây là trường hợp mà không có bất kỳ doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra bởi nó gây ra rất nhiều tiêu cực cho họ và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của họ. Để hiểu rõ hơn về tình huống này sau đây mời bạn cùng work247 tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu xảy ra do đâu ngay bên dưới nhé.
Xem thêm: Những điều có thể bạn vẫn chưa biết về lợi nhuận tài chính là gì?
2. Nguyên nhân làm mất cân đối tài chính doanh nghiệp
2.1. Do bản thân doanh nghiệp gây nên
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mất cân đối tài chính doanh nghiệp và trong đó nguyên nhân chính là do doanh nghiệp tự tạo ra khi mà các doanh nghiệp này đầu tư xây dựng các công trình và vay nợ khác nơi trong khi các công trình chưa hoàn thiện nhưng thời hạn trả lãi đã đến khiến các doanh nghiệp đó xoay sở không kịp để giải quyết và dẫn tới tình trạng mất cân đối tài chính doanh nghiệp.
Ví dụ có thể kể đến công ty con của Tổng công ty Vicem nhiều công ty làm ăn thua lỗ, xây dựng các công trình thì chưa hoàn thành khiến các công ty này không thể trả nổi các khoản đã vay và dẫn tới việc công ty mẹ Vicem bị mất cân đối tài chính
Ngoài ra khi nhắc tới nguyên nhân ở phía doanh nghiệp, có một số trường hợp do Giám đốc tài chính của doanh nghiệp không có tiếng nói trong công ty khiến dù họ có tài năng, năng lực làm việc nhưng lại không thể giải quyết được tình huống khó khăn này cho công ty. Mà một người lãnh đạo không được nhân viên tôn trọng thì làm sao có thể quản lý đội ngũ cho hiệu quả hơn nữa đây là trong giai đoạn công ty bị mất cân đối tài chính
2.2. Do có sự tác động từ bên ngoài vào
Bên cạnh những nguyên nhân xảy ra do chính bản thân doanh nghiệp thì môi trường bên ngoài cũng là một phần tác động rất lớn khiến xảy ra tình trạng mất cân đối tài chính doanh nghiệp.
Nguyên nhân mà môi trường bên ngoài tác động thường bởi hai yếu tố là nhu cầu thị trường và sự tăng giá của nền kinh tế. Bởi nhu cầu thị trường thì ngày càng lớn nhưng những sản phẩm doanh nghiệp bán ra lại không đáp ứng được những nhu cầu ấy khiến doanh nghiệp thu lỗ, các khoản vay càng ngày càng nhiều mà kinh doanh không có lãi thì dẫn đến mất cân đối tài chính. Ngoài ra với những doanh nghiệp như các công ty xây dựng công trình thì giá thị trường tăng trong khi công trình chưa được hoàn thiện khiến họ phải vay thêm để đầu tư vào công trình mà không có đủ chi phí chi trả các khoản vay này và cũng dẫn tới tình trạng mất cân đối tài chính doanh nghiệp.
Xem thêm: Chỉ số tài chính GOS là gì? Chỉ số này có vai trò gì với doanh nghiệp
3. Hậu quả xảy đến khi mất cân đối tài chính doanh nghiệp là
Như đã tìm hiểu các nguyên nhân ở trên dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính doanh nghiệp và tình huống này kéo dài sẽ gây là nhiều vấn đề xấu xảy ra với doanh nghiệp điển hình như:
- Nợ gấp nhiều lần vốn của doanh nghiệp
- Tiềm tàng khủng hoảng kinh doanh rất cao
Dẫu biết đối với các doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản việc đi vay để xây dựng công trình là một vấn đề hết sức bình thường để giải quyết tình trạng thất nghiệp mang lại công ăn việc làm cho người lao động, đẩy mạnh nền kinh tế phát triển hơn qua các công trình đó. Nhưng nếu không muốn xảy ra tình trạng này thì các doanh nghiệp phải có những phương án cụ thể để giảm thiểu tình trạng này và đứng vững trên thị trường luôn biến động như hiện nay. Sau đây sẽ là những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hạn chế được tình huống xấu này xảy ra với doanh nghiệp của mình.
4. Những biện pháp để tránh mất cân đối tài chính doanh nghiệp
4.1. Tái cấu trúc lại cho doanh nghiệp
Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để giải quyết tình huống này. Tái cấu trúc là việc doanh nghiệp thiết lập lại hoàn toàn cơ cấu của doanh nghiệp theo hướng tích cực để giải quyết các nợ xấu và đảm bảo doanh nghiệp phát triển trở lại. Hoạt động này đối với doanh nghiệp bị mất cân đối tài chính sẽ là bằng cách gỡ bỏ những dự án kinh tế nhận thấy kém phù hợp với doanh nghiệp mình và thu vốn về trả bớt các khoản nợ đã vay đang đến kỳ hạn phải trả của doanh nghiệp.
Ví dụ như công ty Vicem đã nêu bên trên vì các khoản nợ của các công ty con chưa trả được vậy nên doanh nghiệp phải lựa chọn bán những công ty kém phát triển này để thu lại vốn và đầu tư phát triển những hoạt động kinh doanh mới hiệu quả hơn.
4.2. Được sự hỗ trợ từ các bên
Một số công ty khi rơi vào tình huống mất cân đối tài chính doanh nghiệp thì tìm cách nhờ các cổ đông của doanh nghiệp đầu tư thêm vốn để họ giải quyết tình trạng hoặc nhờ các chủ nợ cho giảm nợ đồng thời tái nợ để có thêm thời gian giải quyết các khoản nợ khác. Đây là một lựa chọn khá có lợi đối với doanh nghiệp nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể vận dụng được bởi nó nằm ở sự đồng thuận của cả hai bên còn lại.
Ví dụ như Tổng công ty Vicem đối với công ty Xi măng Hà Tiên vì nhận thấy công ty này vẫn có tiềm lực để phát triển nên đã đổi khoản nợ của công ty con này thành vốn cổ phần để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho công ty đó và cùng nhau xây dựng và phát triển.
4.3. Sự hồi phục của sản phẩm kinh doanh
Như đã nhắc tới bên trên sản phẩm là một phần rất quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp và trong tình huống doanh nghiệp mất cân đối tài chính nếu lúc này trên thị trường kinh tế nhu cầu sản phẩm doanh nghiệp cung cấp lại được hồi phục và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì việc này sẽ tác động lớn tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khoản vay nợ trước đó để hồi phục và đầu tư phát triển sản phẩm mới.
Bài viết trên của work247.vn đã giải đáp giúp các bạn mất cân đối tài chính doanh nghiệp là gì? Bên cạnh đó cũng đã cho bạn thêm những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn giải quyết những tình huống khó khăn nếu rơi vào tình trạng ấy. Hãy đón xem những chủ đề hấp dẫn khác ở những bài viết sau nhé.
335 0