CFS là gì? Những thông tin cơ bản về CFS cho dân Logistics

Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 30-07-2024

Dịch vụ ngành xuất nhập khẩu hiện nay đang là xu hướng quốc tế mang tầm vĩ mô và được nhiều người quan tâm. Những thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành Logistics thật đúng là bể rộng sông sâu. Chính vì vậy để có thể hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế mở cửa bạn cần hiểu được một số thuật ngữ xuất nhập khẩu cơ bản. Trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về CFS là gì cũng như những thông tin cơ bản về CFS qua bài viết này nhé. 

1. CFS là gì? 

CFS Shipping là từ viết tắt của Container Freight Station hiện đang là xu hướng được chứng kiến rõ rệt nhất về sự gia tăng nhu cầu của các lô hàng vừa và nhỏ. Cụ thể hoá thì nó là nhu cầu về thương mại điện tử và sự tăng trưởng về tổng thể của các lô hàng ít hơn cho một container còn gọi là LCL. 

Container Freight Station có nghĩa là trạm vận chuyển container, dùng để chỉ những kho chứa hàng hoá của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu tại khu tập kết hoặc nơi tập kết hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. 

CFS là gì

Đối với lô hàng LCL, CFS có chức năng và nhiệm vụ quan trọng và nó thuộc quyền sở hữu của một hãng tàu hoặc cảng biển cụ thể. Đồng thời chịu trách nhiệm hải quan và kiểm tra làm thủ tục xuất nhập khẩu thông quan (CHA). Đóng vai trò liên kết chính giữa đơn vị vận chuyển hàng hóa container và các bên giao dịch liên quan. Bạn phải chuyển hàng hoá của mình đến CFS để thực hiện việc đóng gói sản phẩm hàng hóa của bạn ở công ty vận tải hoặc các hãng tàu vào chung một đơn vị vận chuyển với các lô hàng LCL khác. 

CFS Shipment đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu và địa điểm tập kết hàng hóa của các nhà cung cấp. 

Trước kia khi CFS còn manh nha chưa được hình thành, các đơn hàng và lô hàng nhỏ sẽ được phân loại tại chính thời điểm chuẩn bị lên tàu. Quá trình này thường dẫn đến sự lộn xộn và tất cả hàng hoá chuyển đi không có sự sắp xếp gọn gàng. Tuy nhiên từ khi CFS ra đời đã làm thay đổi cục diện về vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nó làm tối ưu hoá quá trình vận chuyển hàng hóa và giúp gom các lô hàng nhỏ hơn hoặc các lô hàng có trọng tải ít hơn (LCL). 

Các CFS thường thấy tại các bến cảng, bến tàu biển, tại các nhà ga hoặc các kho hàng lớn gần các đầu mối giao thông đường sắt chính. Một hàng hoá khi được dỡ bỏ và đến tay khách hàng đều do các chủ hàng nhỏ riêng lẻ và hàng hóa sẽ được chở bằng xe tải hoặc những đơn vị vận chuyển nhỏ. Nếu bạn muốn nhận hàng hoá, bạn phải có lệnh giao hàng (cho phép xuất hàng) và đơn thông qua để cho biết sản phẩm và hàng hóa của bạn có phù hợp và được phép nhập cảnh không. Đối với những hàng hoá muốn huỷ, CFS sẽ tính phí theo khối lượng hàng hoá đó. 

Cách thức hoạt động của CFS

Các CFS mà bạn có thể đã nghe qua đó là việc di chuyển container đến bãi và kho chứa hàng, phá dỡ các container đã tải, phát lệnh vận chuyển, đóng gói, niêm phong, đánh dấu các container để bảo quản, phân loại, xếp chồng và chuẩn bị kế hoạch chất hàng vào thùng chứa của container. 

Đối với các lô hàng LCL, việc vận đơn sẽ do các hãng tàu phụ trách (nghĩa là không có vận đơn chủ) và phải đề cập đến CFS để thể hiện rằng các hãng tàu có trách nhiệm từ CFS tại các cảng điểm đầu và cảng điểm đến cuối cùng. 

Tin tuyển dụng: Tìm việc làm chuyên viên xuất nhập khẩu

2. Tại sao lại cần có CFS?

CFS chính là đơn vị tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho việc vận tải hàng hoá liên phương thức và tối ưu hoá tất cả các quy trình CFS từ gửi lô hàng đến những địa điểm tương ứng với các biện pháp được bảo vệ an toàn cho lô hàng và cách thức theo dõi dễ dàng nhất. Tóm lại, CFS chính là một phần thiết yếu của xuất nhập khẩu và chúng không thể tách rời nhau trong quá trình hoạt động. 

- Tại CFS mỗi loại hàng hóa sẽ được gom vào một container và mỗi tàu sẽ có một mã số riêng để phân biệt và định dạng, giúp các thương nhân tiện theo dõi hoạt động cả container và hàng hoá của mình. 

Tại sao lại cần có CFS

- Hàng hoá sau khi được gửi qua CHS được đóng gói và vận chuyển lên các container sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn về hư hỏng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giao dịch giữa các bên liên quan. 

- Đưa ra một danh sách các yếu tố cần có trong CFS đó là tên của nhà xuất/nhập khẩu; tên đại lý; nhà cung cấp dịch vụ CHA; tên sản phẩm, cảng lên và xuống hàng hoá, số xe tải, hãng chịu trách nhiệm vận chuyển và số lượng kích cỡ của đơn hàng. 

- CFS không phải làm thủ tục hải quan tại các cảng cửa ngõ. 

- CHS sẽ đóng vai trò là nơi để tập kết các đơn hàng và lô hàng nhỏ hơn nên nó sẽ giúp giảm phí vận chuyển của các container rỗng. Do đó sẽ làm cho các đơn hàng LCL tiết kiệm chi phí tốt hơn. 

3. CFS hoạt động như thế nào?

Trạm vận chuyển container đóng vai trò như là một bến bãi cũng đồng thời là nơi đưa hàng hóa từ điểm xuất phát đến nơi nhận hàng. Quy trình này được gọi chung là quy trình xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. 

3.1. CFS trong hàng hoá nhập khẩu

CFS là một phần được mở rộng thêm của quá trình xuất nhập khẩu. Nhập khẩu hàng hóa có thể được gửi trực tiếp đến CFS thay vì gửi thẳng đến cảng biển. Do đó giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc cảng. 

Ví dụ như công ty XYZ đến từ Việt Nam có một lô hàng CFS đến từ công ty ABC của Trung Quốc. Nhà xuất khẩu sẽ chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục làm thuế hải quan sau đó thông báo cho CHA. Khi hàng hóa đến cảng, chúng sẽ được chuyển đến CFS và các quy trình tiếp theo được thực hiện. 

Bước 1: Hàng hoá nhận tại cảng Việt Nam trước tiên sẽ được hải quan kiểm tra và xác nhận sau đó cho chất đống tại ga. 

Bước 2: Trước khi đưa lô hàng đến các kho CFS, đại lý/hãng tàu phải thực hiện việc nộp bản kê khai tổng hợp nhập khẩu đầy đủ tại cảng. 

CFS trong hàng hoá nhập khẩu

Bước 3: CFS sau đó sẽ được tháo dỡ hàng hoá ra khỏi container. 

Bước 4: Chủ nhập khẩu hàng hoá phải nộp cho hải quan một bản hoá đơn nhập cảnh sau đó hàng hoá được đánh giá và thanh toán thuế đầy đủ. 

Bước 5: Sau khi đã thực hiện xong các bước về thủ tục hải quan, bộ phận phát lệnh xuất bến sẽ được đưa ra và hàng hóa sẽ được xuất kho CFS bằng giấy thông hành cho thương nhân. 

3.2. CFS trong hàng hoá xuất khẩu

Bước 1: Nhà xuất khẩu xếp hàng hóa lên xe tải và giao hàng tại CFS được chỉ định bằng các hoá đơn vận chuyển được ký kết sẵn. 

Bước 2: Hàng hóa sau khi đã trải qua quá trình bóc tách và bốc xếp, đóng thùng đầy đủ sẽ được chuyển đi. 

Bước 3: Hàng hoá sẽ được soi xét và kiểm tra một lần nữa tại kho sau đó đóng vào các xe container.

Bước 4: Thực hiện xong các bước trên, công chức hải quan sẽ niêm phong container và đưa ra khỏi CFS về cảng. 

Bước 5: Hàng khi đã về đến cảng sẽ được đưa ra ngoài thông quan các hãng tàu. Hãng tàu được quyết định do bên gia công đơn hàng thực hiện. 

Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc nhân viên cung ứng mới nhất cho bạn

4. Các chức năng chính của CFS

Các chức năng chính của CFS bao gồm các chức năng sau đây: 

- Thực hiện nhiệm vụ nhận và gửi hàng hoá.

- Gom hàng và dỡ bỏ hàng theo lệnh (đối với các lô hàng LCL)

- Thực hiện việc xếp hàng lên container và dỡ hàng hóa, đóng gói hàng hóa vào các container nhập khẩu. 

Các chức năng chính của CFS

- Lưu trữ hàng hoá tạm thời tại các container chất đầy hoặc container còn rỗng để vận chuyển chuyển tiếp hoặc tái xuất. 

- Quá cảnh từ đường sắt hoặc đường bộ đến và đi từ các cảng. 

- Cơ quan hải quan là đơn vị kiểm tra giám sát và theo dõi lô hàng xuất, nhập khẩu để được thông quan. 

- Hệ thống hoá và xác định vị trí container để theo dõi đơn hàng và đảm bảo sự an toàn cho đơn hàng khi cập bến. 

Xem thêm: Tìm hiểu vendor là gì? Vai trò của vendor trong chuỗi cung ứng

5. Sự khác nhau giữa CFS và các thuật ngữ có liên quan

- ICD hay còn được gọi là kho chứa container nội địa (Inland Container Depot) là một phương tiện trung chuyển hàng hoá giống như CFS. Nhưng ICD hầu hết nằm ở các cảng nội địa trong khi CFS là một phần của hải quan nằm gần các cảng biển và đại dương hay các cảng khá lớn. ICD hoạt động như một thực thể pháp nhân riêng biệt trong khi đó CFS lại là một phần quan trọng của cơ quan hải quan.

Sự khác nhau giữa CFS và các thuật ngữ có liên quan

Kho ngoại quan (bonded warehouse) là nơi lưu trữ hàng hoá đã được làm xong xuôi thủ tục hải quan và thông quan thành công. Mặt khác hàng hóa tại CFS phải qua kiểm tra hải quan và thông quan nghiêm ngặt. 

CY hay còn được gọi là bãi chứa (Container Yard) trong vận chuyển là một không gian của bến cảng, nơi mà các container FCL được đưa vào để lưu trữ trước khi chúng được xếp lên tàu. Trong khi đó CFS có cùng chức năng này nhưng là trạm vận chuyển các lô hàng LCL chứ không phải lô hàng FCL. Trong trường hợp của CY được chỉ định sẵn là tại cảng nào theo đơn vị hãng tàu. 

Như vậy chúng ra đã được tìm hiểu qua hết khái niệm CFS là gì và được hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của CFS. Phân biệt được những khái niệm na ná giống nhau trong ngành Logistics. Những thông tin về các thuật ngữ liên quan đến chuyên ngành xuất nhập khẩu chính là cánh cửa để mở ra những chân trời mới cho tương lai của bạn.