Chất bảo quản thực phẩm là gì? Có những loại chất bảo quản thực phẩm nào?
Tác giả: Trần Hải Minh
Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta hiện nay có lẽ chất bảo quản thực phẩm không còn quá xa lạ đối với mọi người. Có thể thấy chất bảo quản thực phẩm đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành thực phẩm, đặc biệt là sản xuất xuất khẩu thực phẩm. Thế nhưng bạn đã biết về khái niệm chất bảo quản thực phẩm là gì? Những loại chất bảo quản thực phẩm và những loại chất bảo quản nào đang được phép sử dụng trên thị trường. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nó sẽ có những thông tin hữu ích dành cho bạn.
1. Chất bảo quản thực phẩm là gì?
Chất bảo quản có tên gọi tiếng anh là preservative. Đây là một loại hóa chất tổng hợp hoặc tự nhiên dùng để cho vào các loại thực phẩm. Giúp cho quá trình bảo quản sản phẩm và ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thối rữa, hư hỏng của sản phẩm. Chúng sẽ làm cho sản phẩm không bị biến đổi về thành phần hoặc tính chất ban đầu.
Xem thêm: GMP trong thực phẩm là gì? Thông tin cơ bản vềchứng nhận GMP
2. Phân loại các chất bảo quản thực phẩm
Hiện nay, trên thị trường thì chất bảo quản được chia làm 2 loại chính là chất bảo quản thực phẩm an toàn (từ tự nhiên) và chất bảo quản thực phẩm nhân tạo
2.1. Chất bảo quản thực phẩm từ tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm
Chất bảo quản tự nhiên là loại chất bảo quản được sử dụng mỗi ngày trong khi chế biến và bảo quản các loại thực phẩm. Chúng vừa không ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, hay những trạng thái của sản phẩm mà còn có tác dụng giúp chế biến các món ăn ngon và đẹp mắt hơn.
Những chất bảo quản các loại thực phẩm bằng cách hấp thụ các lượng nước dư thừa và ngăn ngừa các vi sinh vật phát triển, ngăn chặn quá trình oxy hóa của thực phẩm và giúp loại bỏ các vi khuẩn có trong thực phẩm để nó không bị hỏng.
Ngoài ra cũng có một số phương pháp khác được sử dụng để bảo quản tự nhiên như lên men, phơi khô, làm lạnh.
Tuy nhiên vì là chất bảo quản tự nhiên nên nó sẽ có giới hạn, không bảo quản được lâu như các chất bảo quản nhân tạo.
2.1.2. Các loại chất bảo quản thực phẩm tự nhiên
Chất bảo quản tự nhiên chính là những gia vị và nguyên liệu trong quá trình chế biến thực phẩm, món ăn như là đường, muối, bột ngọt, dấm,... Đây là những chất bảo quản từ tự nhiên thường được thấy nhất.
2.2. Chất bảo quản nhân tạo
2.2.1. Đặc điểm
Đây là các chất phụ gia được thêm vào sản phẩm giúp cho các sản phẩm này không bị thay đổi về tính chất và mùi vị. Nó có một vai trò rất quan trọng trong ngành chế biến thực phẩm và được coi như là một thứ không thể thiếu trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên những chất bảo quản này vì là nhân tạo nên nó sẽ không được an toàn và có nhiều độc hại hơn so với chất bảo quản tự nhiên. Những chất bảo quản này sẽ bảo quản được thực phẩm được lâu hơn rất nhiều so với tự nhiên.
2.2.2. Phân loại các chất bảo quản thực phẩm nhân tạo
Một số các loại chất bảo quản thực phẩm thường thấy trong các nhãn mác sản phẩm như: BHT, BHA, Sodium nitrat, Sodium Benzoat, Kali nitrat, Acid Benzoic (E210),… Chúng ta có thể dễ dàng thấy được chúng ở các sản phẩm đồ hộp, đồ khô, các loại thực phẩm đóng gói, các loại nước giải khát hay cả trong các loại nước chấm, bánh mì.
Xem thêm: Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Bật mí những thông tin liên quan
3. Các loại chất bảo quản thực phẩm đang được sử dụng
Không phải chất bảo quản thực phẩm nào cũng an toàn cho sức khỏe và được phép sử dụng. Hiện nay, theo thống kê đây là những loại chất bảo quản thực phẩm mà được phép sử dụng:
- Chất bảo quản điều chỉnh độ acid hay còn gọi là chất điều chỉnh độ chua.
- Chất bảo quản làm tăng và cải thiện vị của các thực phẩm.
- Chất ổn định dùng ổn định phân tán sự đồng nhất của các loại thực phẩm.
- Chất làm chậm sự hư hỏng, oxy hóa hay lên men.
- Chất chống đông vón, để đề phòng sự đông vón và đồng nhất các loại thực phẩm.
- Chất chống oxy hóa để ngừa quá trình oxy hóa.
- Chất chống tạo bọt để làm mất khả năng tạo bọt của các thực phẩm.
- Chất độn có chức năng là làm tăng khối lượng thực phẩm.
- Chất ngọt tổng hợp để tạo vị.
- Các chế phẩm tinh bột làm tăng độ dày, độ đông đặc, độ ổn định và cũng làm tăng cả khối lượng.
- Các enzyme đóng vai trò làm chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Chất làm bóng để làm bóng bề mặt sản phẩm.
- Chất tạo đặc để sản phẩm được đặc hơn.
- Chất làm ẩm thực phẩm.
- Chất làm rắn để thực phẩm được rắn hơn và không bị vỡ nát.
- Chất nhũ hóa để phân tán sự đồng nhất cho sản phẩm.
- Phẩm màu để tạo nhiều màu sắc hơn.
- Chất tạo bọt để tạo được bọt theo ý muốn.
- Chất tạp phức kim loại để cải thiện chất lượng và tính vững chắc của sản phẩm.
- Hương liệu để tạo thêm mùi vị cho sản phẩm.
- Chất xử lý bọt.
Xem thêm: Cồn thực phẩm là gì? Phân biệt với các loại cồn khác
4. Các tác hại và lưu ý khi sử dụng chất bảo quản thực phẩm
4.1. Các tác hại của chất bảo quản thực phẩm
Mặc dù chất bảo quản thực phẩm là một thứ rất cần thiết, không thể thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên khi sử dụng quá nhiều nó cũng có những tác hại cho cơ thể con người.
Nếu thường xuyên sử dụng các chất bảo quản trong một thời gian dài thì nó cũng gây ra các bệnh, làm suy yếu các mô tim, gây ra các bệnh như hen suyễn và viêm phế quản. Đặc biệt nó rất nguy hiểm với những người già.
Với các chất bảo quản nhân tạo như BHA, BHT,... được dùng trong các thực phẩm sẽ có nguy cơ gây ung thư, dị ứng hô hấp, ảnh hưởng rất lớn tới gan và hệ thần kinh của người.
Sodium benzoat có trong chất bảo quản khi kết hợp với axit ascorbic sẽ tạo nên benzen. Chúng có độc tính rất lớn tới máu và các cơ quan sản sinh ra máu và các tổ chức thần kinh. Nếu nhẹ thì sẽ gây ra các triệu chứng như dị ứng nhẹ, khó hô hấp, hạ huyết áp, gây ra các chứng tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra còn có thể sẽ bị các triệu chứng nặng hơn.
Nhiều thành phần nguy hiểm sẽ gây ra hiện tượng co mạnh và tăng huyết áp, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, gây chóng mặt hoặc thậm chí là cả bệnh suy giảm trí nhớ như Sodium nitrat, sodium nitrit, Lưu huỳnh dioxit, Carbon monoxit.
Việc sử dụng thường xuyên, đối với những người đã có thể trang cơ thể béo từ trước sẽ gây ra chứng béo phì trầm trọng vì nó có chứa acid béo hay còn gây ra cả chứng tăng động ở trẻ em.
4.2. Những lưu ý
Vì chất bảo quản thực phẩm có những tác hại nhất định nên khi sử dụng chúng cần có những lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và gia đình.
Ưu tiên sử dụng các chất bảo quản từ tự nhiên và có nguồn gốc từ organic vì những chất này là những chất an toàn nhất.
Khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn cần chủ động xem các thành phần bảo quản để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Tham khảo các loại chất bảo quản thực phẩm an toàn cho sức khỏe, được khuyến cáo nên dùng đặc biệt là khi sử dụng cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Trên đây là tất cả những thông tin về chất bảo quản thực phẩm là gì? Các loại chất bảo quản đang được phép sử dụng trên thị trường. Hi vọng những thông tin của work247.vn đem đến sẽ giúp ích cho bạn.