Chính trị viên là gì? Vai trò và nhiệm vụ của chính trị viên
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 09-07-2024
Chính trị viên là một danh từ chỉ danh xưng khá quen thuộc trong quân đội mà chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua ít nhất một lần. Nếu bạn chưa hiểu rõ về chính trị viên thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về chính trị viên là gì, vai trò và nhiệm vụ của họ như thế nào, nếu muốn trở thành chính trị viên thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
1. Giải đáp chính trị viên là gì
Chính trị viên là danh xưng để chỉ các cán bộ chuyên trách đại diện cho quyền lãnh đạo trong quân đội của nhà nước. Họ sẽ thực hiện quyền giám sát, chỉ huy mang tính chính trị đối với các chỉ huy quân sự và lãnh đạo trong công tác giáo dục chính trị quân đội.
Danh xưng này lần đầu xuất hiện trong cuộc Cách mạng Pháp nhưng sau được dùng rộng rãi trong các lực lượng vũ trang tại các nước Cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam hay trước kia thì có cả Liên Xô.
Người ta hay nhầm giữa chính trị viên và chính ủy mặc dù chúng không có giống nhau hoàn toàn về ý nghĩa. Chính trị viên và chính ủy thì đều được biên chế từ cấp đại đội trở lên, tuy nhiên trong đại đội và tiểu đoàn sẽ gọi là chính trị viên, các cấp cao hơn mới gọi là chính ủy (nếu trong đó có Ban chính trị thì sẽ được phân vào chính ủy).
Xem thêm: Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị
2. Chính trị viên trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội ta suốt cả một chặng đường lịch sử đã giữ vững và phát huy tối đa những truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc vững chắc. Để luôn giữ được bản chất, truyền thống khi là một lực lượng chính trị, chiến đấu nòng cốt thì Quân đội nhân dân Việt Nam đã luôn được giáo dục và xây dựng về tư tưởng chính trị.
Tư tưởng của ta được xây dựng ngay từ những ngày đầu chiến đấu với kẻ thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất nhiều khẳng định trong tuyên ngôn của người về vấn đề Đảng cần tổ chức và trực tiếp lãnh đạo công cụ bạo lực vũ trang cách mạng thành nòng cốt trước khi chiến đấu đấu tranh giành lại tự do. Quân đội vững mạnh cần thấu hiểu sâu sắc về việc cần lấy chính trị làm gốc, chính trị đầu tiên rồi mới đến quân đội.
Sau khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đồng chí Xích Thắng đã được giao nhiệm vụ trở thành chính trị viên cùng với đồng chí Hoàng Sâm là đội trường. Chế độ một chính trị viên đi cùng một chỉ huy đã gắn liền từ ngày đó. Với sự phối hợp chặt chẽ của viên rèn rèn luyện chính trị và quân đội, đội quân của ta đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang kể từ những người chiến đấu cho đến khi giành được độc lập.
Quân đội của ta đã không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng chính trị và đạt kết quả tuyệt vời khi chiến thắng bao kẻ thù lớn mạnh. Bởi vậy cơ chế chính trị viên hay ở cấp cao hơn là chính ủy đã khẳng định vai trò của mình khi kết hợp với chế độ một người chỉ huy. Có thể nói chính trị viên đã khẳng định vị thế của mình có ý nghĩa quyết định, nhân tố không thể thiếu trong việc làm bảo vệ và duy trì từng tấc lãnh thổ Việt Nam.
Do ở trong thời bình thì chính trị viên vẫn giữ vai trò quan trọng của mình. Cơ sở của Đảng ta vẫn luôn tuân theo việc phải đào tạo cán bộ nhân dân, chính trị trước, chính trị và quân sự, chính trị trước, quân đội sau. Dù ở trong thời bình hay giai đoạn chiến tranh thì quân đội nhân dân Việt Nam luôn phải là lực lượng chính trị, chiến đấu hoàn hảo, trung thành. Bởi vậy vai trò của một chính trị viên là không thể thay thế hay phủ nhận được.
Xem thêm: Việc làm luật sư
3. Vai trò của một chính trị viên
Một chính trị viên sẽ có vai trò là một người chủ trì chính trị trong đại đội hay tiểu đoàn. Đây là người có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng tinh thần trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao sức chiến đấu, tăng cường hiệu quả quản lý và chỉ huy của đại đội trưởng.
Chính trị viên sẽ có vai trò chủ trì, trực tiếp tiến hành mọi nội dung công tác chính trị, công tác đảng trong đại đội, tiểu đoàn của mình sao cho mọi cá nhân trong đơn vị đi theo đúng đường lối và quan điểm của Đảng. Đồng thời đoàn đội sẽ tuân theo những chính sách, nghị quyết trong tổ chức, chỉ thị của người chỉ huy, pháp luật của Nhà nước. Có thể nói chính trị viên là vị trí rèn rũa tinh thần, phẩm chất của các chiến sĩ, đảm bảo cho đơn vị quân đội vững mạnh trong tư tưởng và đường lối tổ chức.
Để phát huy hết vai trò của mình thì chính trị viên phải hợp tác hết sức chặt chẽ với người chỉ huy trên tinh thần tôn trọng, đoàn kết, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu có xảy ra mâu thuẫn thì cần giải quyết các vấn đề kịp thời để cùng nhau haonf thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Phẩm chất, tác phong của một chính trị viên sẽ có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của các chiến sĩ trong đơn vị. Vì vậy, đòi hỏi một người chính trị viên phải là người có phẩm chất, tư tưởng, lối sống đúng đắn, gương mẫu, có thể đi đầu và làm gương cho các đồng chí khác trong đội ngũ của mình.
Xem thêm: Ngành Giáo dục chính trị ra làm gì? Cơ hội việc làm siêu hấp dẫn!
4. Nhiệm vụ của vị trí chính trị viên
Chính trị viên phải chịu trách nhiệm trước đảng ủy, chính ủy nên luôn phải thực hiện các nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Nhiệm vụ của họ sẽ bao gồm thực hiện công tác đảng, công tác chính trị lẫn đề xuất ý kiến, xây dựng kế hoạch và tổ chức toàn bộ hoạt động trong đơn vị của mình. Nhiệm vụ của họ sẽ bao gồm:
- Thực hiện công tác tư tưởng, chính trị, văn hóa, nhằm xây dựng một tổ chức đoàn đội chuyên nghiệp, trung thành với Đảng và Tổ quốc. Những chiến sĩ được đào tạo phải là người có tư tưởng chính trị vững vàng, không lung lay trước lợi ích, tinh thần chiến đấu và kỷ luật cao, luôn trong trạng thái chờ lệnh và sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó.
- Góp phần thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có khả năng và tinh thần sẵn lòng hoàn thành nhiệm vụ.
- Tham gia đóng góp cho công tác dân vận hoặc vận động chính trị cách mạng hay tuyên truyền đặc biệt nhằm nâng cao mối quan hệ đoàn kết, keo sơn giữa quân đội và nhân dân trên địa bàn đóng quân.
- Thực hiện hợp tác với chỉ huy trưởng để đưa ra các đề xuất về công tác đảng, chính trị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng lên cấp trên.
- Chỉ đạo công tác khen thưởng cho hậu phương quân đội hoặc người có công với cách mạng theo thẩm quyền được giao.
- Thực hiện những nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ đảm bảo đại đội hay tiểu đoàn trong sạch về mọi mặt, bao gồm cả chính trị, xây dựng đồng thời đơn vị và địa bàn an toàn.
- Chính trị viên cần chấp hành nghiêm chỉnh mọi chính sách Đảng và nhà nước đưa ra. Những chế độ hay chính sách đối với chiến sĩ, cán bộ trong đơn vị và chính sách dành cho hậu phương cũng cần được nghiêm túc chấp hành.
- Chủ trì công tác kiểm tra, phối hợp kiểm tra và giám sát, đưa ra kết quả tổng kết công tác chính trị, công tác đảng với sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, đơn vị tự vệ về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, phòng thủ dân sự liên quan.
- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự để nâng cao công tác chính trị và công tác đảng trong đơn vị.
5. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của chính trị viên
Thứ nhất về phẩm chất, đây là phải là người có phẩm chất tốt đẹp, mẫu mực trong lối sống và đạo đức. Chính trị viên có tư tưởng trung thành với Đảng và Nhà nước, luôn sẵn sàng chiến đấu cho mục tiêu lý tưởng Đảng đưa ra.
Đây còn là một người ngay thẳng, liêm chính, không bị dao động trước những tư tưởng đen tối, sai trái và sẽ bảo vệ cho tư tưởng, đường lối, quan điểm, luật pháp, chính trị của Nhà nước. Họ có một tinh thần tổ chức nghiêm minh, có uy tín cao trong đơn vị để có thể chỉ đạo được mọi người.
Về năng lực, chính trị viên cần có kiến thức và năng lực về các công tác đảng, công tác chính trị và trong cả quân sự, chính trị, khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự. Họ phải có tính quyết đoán, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao. Một kỹ năng cần có ở đây chính là biết lên kế hoạch và thực hiện nó theo đúng tác phong quân đội.
Chính trị viên giữ vai trò và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quân đội không thể thay thế. Vì vậy mong rằng qua bài viết trên các bạn đã biết chính trị viên là gì và thông tin liên qua đến danh xưng này.