Công tác cơ yếu là gì? Tìm hiểu về ngành cơ yếu tại Việt Nam
Tác giả: Cát Tường 08-04-2024
Rất nhiều các lĩnh vực thuộc nhà nước mà người dân không thể biết hết bởi có thể ngành đó được gọi tên bằng một thuật ngữ chuyên ngành mà không phải người Việt Nam nào cũng hiểu được chi tiết ý nghĩa. Liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc gia, lực lượng quan trọng đảm bảo giữ vững an ninh không thể thiếu sự góp mặt của lực lượng cơ yếu. Bạn đã biết lực lượng cơ yếu và công tác cơ yếu là gì chưa? Để có câu trả lời cho thắc mắc của mình, bạn đọc hãy dành ra ít phút tham khảo thông tin Work247.vn cung cấp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ban cơ yếu chính phủ là gì, bạn biết chưa?
Bộ máy Nhà nước Việt Nam hoạt động bao gồm rất nhiều Bộ, Ban, Ngành có trách nhiệm quản lý công tác ở các lĩnh vực riêng đảm bảo mục tiêu phát triển chung của đất nước, trong đó thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, Ban cơ yếu Chính phủ đóng góp rất nhiều công sức trong sự nghiệp bảo vệ an ninh. Đây là cơ quan mật mã quốc gia được quản lý trực tiếp bởi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với các hoạt động nhằm bảo mật thông tin lãnh đạo chỉ huy của Đảng và Nhà nước, đồng thời quản lý chuyên ngành về cơ yếu trong đó cơ là “cơ mật” còn yếu là “trọng yếu”.
Ban cơ yếu của chính phủ chịu trách nhiệm cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu với các hoạt động cơ mật đặc biệt vận dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin tuyệt mật nhà nước do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm. Đây được gọi là hoạt động cơ chế. Các thông tin mà hoạt động cơ chế bảo mật liên quan đến vận mệnh đất nước, chúng đều là những vấn đề quan trọng có thể là các chiến lược quân sự, chính sách phát triển đất nước hoặc cũng có thể là hệ thống an ninh mạng quốc gia,… nếu những thông tin này bị lộ ra ngoài, để các thế lực trong và ngoài nước biết được sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nước nhà. Bởi vậy Ban cơ yếu nói chung và lực lượng cơ yếu riêng đang gánh trên vai trọng trách rất lớn, đòi hỏi những can bộ liên quan trước hết phải hiểu được mức độ cơ mật – trọng yếu của thông tin để các hoạt động bảo mật đảm bảo tối đa hiệu quả, tránh sai sót.
Với vai trò quan trọng như vậy, chính phủ có những chính sách quan tâm, tập chung xây dựng lực lượng cơ chế chính quy, hiện đại đặc biệt phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và để đảm bảo hệ thống an ninh bảo mật được an toàn tuyệt đối, ứng dụng và công nghệ mật mã luôn được chính phủ ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu cải tiến năng mới tiên tiến với tính năng bảo mật hơn. Mở rộng quan hệ hợp tác với quốc tế về các hoạt động cơ yếu bảo đảm tính độc lập, tự chủ, chặt chẽ về nguyên tắc và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước. Theo đó nếu cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh đúng quy định.
Lực lượng cơ yếu Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc:
- Hoạt động dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước
- Chấp hành theo Hiến pháp và pháp luật, làm việc hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối, bí mật, chính xác và kịp thời mọi thông tin hoạt động của Đảng và Nhà nước
- Được tổ chức thống nhất, chặt chữ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
- Quản lý chuyển ngành đặc thù bằng các chế độ nghiêm ngặt, khoa học, ứng dụng nghiệp vụ mật mã tiên tiến, công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
2. Đôi nét về ngành cơ yếu tại Việt Nam
2.1. Công tác cơ yếu là gì?
Công tác cơ yếu có thể hiểu là chức năng và nhiệm vụ của Ban Cơ yếu chính phủ trong đó lực lượng cơ yếu là đối tượng thực hiện công tác cơ yếu, là lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật mọi thông tin quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia. Chức năng của lực lượng cơ yếu là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về công tác cơ yếu bằng việc đưa ra các kiến nghị, đề xuất hoặc cung cấp thông tin quan trọng và trực tiếp thực hiện hoạt động cơ yếu góp phần đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác và kịp thời thông tin cho Đảng và Nhà nước phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của nhà nước. Từ đó chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng thực thi mọi tình huống. Chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh đẩy lùi các hoạt động nguy hạn tới an ninh quốc gia, tác động xấu tới lợi ích của nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nhiệm vụ của Ban Cơ yếu chính phủ trong công tác cơ yếu bao gồm:
- Tham mưu, đề xuất các phương án, kiến nghị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu
- Cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu, tham gia cùng chỉ đạo với các cơ quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; Tổ chức xây dựng và thống nhất hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước; báo cáo Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ
- Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã
- Trong phạm vi cả nước, hoạt động cơ yếu phải được thống nhất, quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã. Liên tục nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mật mã để phục vụ công tác bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước và củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật bắt kịp yêu cầu phát triển của lực lượng cơ yếu.
- Để ứng phó kịp thời có hiệu quả mọi tình huống, hệ thống mạng liên lạc cơ yếu phải luôn đảm bảo sẵn sàng hoạt động đồng thời có nguồn dự trữ các sản phẩm mật mã đầy đủ.
- Đảm nhận các nhiệm vụ như một đơn vị tổng quản các kế hoạch đầu tư và ngân sách của trung ương, quản lý và bảo quản máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, các loại tài sản thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hóa thông tin tuyệt mật của đất nước cùng cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Bảo vệ bí mật mọi tư liệu mật mã cùng các thông tin khác nằm trong danh sách tuyệt mật của Nhà nước
- Thực hiện công tác giám sát, quản lý công việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh cùng cơ quan, tổ chức liên quan và phát triển kinh tế - xã hội bằng việc sử dụng mật mã. Ngoài ra Ban cơ yếu còn là nơi cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa trên quy định của pháp luật
- Trong lĩnh vực cơ chế thuộc quyền hạn của Ban cơ chế thực thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập quan hệ ngoại giao về công tác cơ chế với các quốc gia khác trên thế giới
- Thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong quy định của pháp luật
2.2. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu
- Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
- Với đối tượng người làm công tác cơ yếu không phải là một quân nhân hay một chiến sĩ công an nhân dân thì sẽ được hưởng chế độ như quân nhân về tiền lương, chế độ và mọi đãi ngộ chính sách khác đồng thời còn nằm trong trường hợp ngoại lệ được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- Các chế độ, chính sách dành riêng trong ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật đều được áp dụng với người làm công tác cơ yếu.
Trên đây là một vài thông tin tìm hiểu “công tác cơ yếu là gì?” cùng một số kiến thức khác nữa trong ngành cơ yếu của Việt Nam. Hy vọng toàn bộ thông tin trong bài viết đều đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của độc giả.