[Phân tích] Dependency injection là gì và phương pháp ứng dụng
Tác giả: Trương Thanh Thanh 28-06-2024
Kỷ nguyên 4.0 đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm mới cho khối ngành công nghệ thông tin với những công việc không chỉ thú vị, có tính ứng dụng cao mà mức lương ở khối ngành này cũng được đánh giá vô cùng triển vọng. Người yêu công nghệ hoặc những bạn học sinh sinh viên muốn gắn bó với ngành IT hẳn đã biết đến hoặc nghe qua về dependency injection. Vậy dependency injection là gì? Cùng work247.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Giới thiệu chung về dependency injection
Dependency injection là cách viết đầy đủ của cụm DI - một thuật ngữ vô cùng phổ biến đối với những ai làm trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mảng phần mềm. Để hiểu hơn về thuật ngữ này chúng ta hãy cùng đến với phần dưới đây của bài viết nhé.
1.1. Dependency injection là gì?
Dependency injection - nghĩa Tiếng Việt là tiêm phụ thuộc. Đối với những ai không làm việc trong lĩnh vực công nghệ, cách giải nghĩa này có phần trừu tượng và khó hiểu. Tuy nhiên, đây lại là một thuật ngữ có tính ứng dụng cực cao đối với những kỹ sư phát triển phần mềm.
Kỹ thuật dependency injection là phương pháp lập trình trong đó một đối tượng khi lập trình sẽ nhận những đối tượng khác mà nó phụ thuộc - đây là quá trình tiêm phụ thuộc. Từ đó, các đối tượng nhận này sẽ trở thành máy khách, còn những đối tượng được tiêm phụ thuộc sẽ được gọi là dịch vụ.
Ngay cả những người đã làm lâu năm trong lĩnh vực công nghệ cũng không tránh khỏi việc nhầm lẫn hoặc thấy khó khăn khi ứng dụng dependency injection trong việc làm. Dependency injection thường hay gặp tình trạng lẫn lộn với hai kỹ thuật: dependency inversion và inversion of control.
Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy cùng lấy một ví dụ đơn giản nhé:
Trong quá trình lập trình sẽ có rất nhiều class, mỗi class sẽ đóng một vai trò khác nhau. Với hai class 1 và class 2 riêng biệt tách rời, nếu class 1 sử dụng những chức năng có trong class 2 ta có thể kết luận class 1 phụ thuộc class 2. Để sử dụng các chức năng của class 2, class 1 phải tạo đối tượng của class 2 trước đó. Nhưng thay vì thực hiện hoạt động này, class 1 sử dụng trực tiếp biến phụ thuộc và chuyển nhiệm vụ tạo đối tượng cho một class khác. Việc sử dụng trực tiếp biến phụ thuộc là dependency injection.
Xem thêm: Học công nghệ thông tin làm gì - Cơ hội việc làm cho tương lai
1.2. Phân loại dependency injection
Dependency injection được phân thành 3 loại chính với mỗi loại mang một nhiệm vụ và mục đích riêng.
Loại 1 - Constructor injection: Ở loại kỹ thuật này, người lập trình viên phải tạo lập một hàm tạo lớp để cung cấp các biến phụ thuộc và sử dụng tiếp. Đây là dạng kỹ thuật lập ra nền móng khi lập trình.
Loại 2 - Setter injection: Trong loại kỹ thuật thứ hai, client sẽ đưa ra một phương thức để tạo ra được các chức năng setter. Sau khi có chức năng setter (setter method), các class sẽ tiến hành dependency injection đơn giản hơn.
Loại 3 - Interface injection: Quá trình phụ thuộc sẽ cung cấp thông tin, chức năng của hàm injector, các hàm này sẽ được inject cụ thể trong từng client. Từ đó sẽ xuất hiện các setter method chấp nhận biến phụ thuộc.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư công nghệ thông tin
1.3. Chức năng - nhiệm vụ của dependency injection
Dependency injection được sử dụng với 3 mục đích chính, trong đó mục đích quan trọng nhất là tạo ra các đối tượng (object) khi lập trình. Có thể nói kỹ thuật này giúp việc tạo object trở nên đơn giản và giảm tối đa thời gian tạo lập object, tiết kiệm được nguồn lực cho lập trình viên và cả doanh nghiệp.
Tiếp theo đó, khi đã nhuần nhuyễn dependency injection rồi, lập trình viên sẽ nắm được đối tượng phù thuộc với từng class trong lập trình. Để từ đó, cung cấp những đối tượng phù hợp cho những class này.
3 nhiệm vụ này tuy nghe có phần đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết và hữu ích đối với những ai đam mê công việc lập trình và muốn tăng level của bản thân trong công việc.
Xem thêm: Công nghệ thông tin làm gì? Vai trò của công nghệ thông tin
2. Ưu điểm - nhược điểm của kỹ thuật dependency injection
Ưu điểm của kỹ thuật dependency injection
Lợi ích dễ thấy nhất của dependency injection là hỗ trợ lập trình viên trong quá trình kiểm tra các unit khi lập trình. Như đã nêu trong phần chức năng, nhiệm vụ, lập trình viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi ứng dụng dependency injection vào hoạt động tạo ra các đối tượng (object). Các thành phần trong project đều được liên kết lỏng vô cùng đơn giản, tiện lợi. Khi cần mở rộng dự án, sử dụng dependency injection cũng được đánh giá là một phương án tối ưu.
Đặc biệt nhất, kỹ thuật dependency injection giúp hạn chế tối đa boilerplate code - các đoạn mã lặp ít sự thay đổi bởi các thành phần (component) khởi tạo trong dependency injection vô cùng dễ dàng thực hiện.
Nhược điểm của kỹ thuật dependency injection
Bất kỳ phương pháp, kỹ thuật nào dù tối ưu và mang lại hiệu quả cao đến đâu cũng đều có những hạn chế nhất định. Đặc biệt với một kỹ thuật có tính phức tạp và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như dependency injection, không thể thiếu một số nhược điểm khi ứng dụng trong công việc hay tìm hiểu.
Trước tiên, có thể nói rất nhiều người dù đã đi làm 1 2 năm, có thể sử dụng thành thạo kỹ thuật dependency injection nhưng vẫn không hoàn toàn hiểu rõ khái niệm, bản chất của kỹ thuật. Các lập trình viên mới tiếp cận cũng sẽ dễ chán nản bởi những định nghĩa, lý thuyết của dependency vô cùng khó hiểu và nguồn thông tin tham khảo bằng tiếng Việt khá ít ỏi, phần lớn đều phải tìm hiểu thông qua các tài liệu tiếng Anh vô hình chung tạo nên rào cản cho các kỹ sư phần mềm.
Do các đối tượng được khởi tạo từ đầu sẽ dẫn đến hiệu suất không đạt được đúng như kỳ vọng. Đôi khi lập trình viên sẽ gặp khó khăn khi không biết module nào được gọi bởi kỹ thuật này sử dụng interface. Chính từ những lý do trên, hoạt động chạy code cũng khó khăn và đòi hỏi nhiều hơn từ nguồn lực nhân sự.
3. Khái niệm đằng sau dependency injection
Bên cạnh những khái niệm thông thường về dependency injection, lập trình viên nếu muốn thành thạo kỹ năng này cần làm quen với cả khái niệm đằng sau DI hay còn được biết đến với tên gọi thuật ngữ “Đảo ngược kiểm soát”.
Theo nguyên tắc thứ năm trong SOLID: Dependency inversion principle - trong một chương trình, những thành phần chỉ nên phụ thuộc vào những gì trừu tượng, không nên phụ thuộc vào những gì mang tính cụ thể và ngược lại.
Nguyên lý nghe có phần ngược đời này lại vô cùng hữu dụng đặc biệt đối với kỹ thuật dependency injection. Từ đấy, có thể nói mỗi lớp trong lập trình cần hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của cá nhân nó thay vì tạo ra những đối tượng để thực hiện thay các nhiệm vụ này.
Xem thêm: [Mô tả công việc IT support] - Việc làm nhân lực IT tốt nhất
4. Sự cần thiết của việc cập nhật kiến thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Không có một kỹ thuật nào là thừa thãi, cũng không có một kỹ thuật nào là cần thiết nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Là một ngành nghề được đánh giá là có mức độ đào thải cao, các lập trình viên cần chọn lọc và ứng dụng những kỹ thuật đem lại hiệu quả cao nhất, tối ưu hóa thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp hoạt động nhất.
Hiện nay, do sự hạn chế trong tài liệu tiếng Việt, dependency injection vẫn không thực sự quá phổ biến. Chính vì vậy để hiểu thêm về kỹ thuật lập trình này, các lập trình viên sẽ cần chuẩn bị cho bản thân một vốn kiến thức ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để cập nhật không chỉ kiến thức về dependency injection mà cả những kiến thức khác liên quan đến ngành nhé.
Với những thông tin trong bài viết trên, mong rằng các bạn đọc sẽ hiểu dependency là gì cũng như nắm được những kiến thức liên quan đến kỹ thuật lập trình này nhé. Chúc các thành công trong công việc.