Đơn xin việc gồm những gì? Hướng dẫn cách viết đầy đủ nhất
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm 15-05-2024
Đơn xin việc là thủ tục thiết yếu nhất trong quá trình tuyển dụng để nhà tuyển dụng đánh giá, sàng lọc và lựa chọn các ứng viên sao cho thích hợp nhất với công việc. Tuy nhiên nhiều ứng viên viết đơn xin việc còn khá "lơ mờ" với lá đơn này. Trong đó, thắc mắc lớn nhất là đơn xin việc gồm những gì và phải viết làm sao cho đầy đủ và thuyết phục nhất? Vậy những điều băn khoăn đó của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
1. Đơn xin việc gồm những gì và cách trình bày
Có thể nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng đơn xin việc chính là CV, tuy nhiên hai khái niệm này lại khác nhau hoàn toàn. CV là một tài liệu trình bày cụ thể hóa và chi tiết kinh nghiệm, kĩ năng, trình độ học vấn, thành tích, mục tiêu,… của ứng viên đầy đủ. Còn đơn xin việc là khái niệm được dùng để chỉ một loại giấy tờ thuộc bộ hồ sơ xin việc được ứng viên sử dụng nhằm mục đích bày tỏ mong muốn, khát khao được ứng tuyển vào vị trí công việc nào đó. Bên cạnh đó, ứng viên cũng phải nêu bật được những giá trị “đắt” nhất của bản thân về kinh nghiệm cũng như kĩ năng của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
1.1. Phần đầu
1.1.1. Quốc hiệu tiêu ngữ
Quốc hiệu tiêu ngữ là phần mở đầu của bất kỳ một loại đơn từ nào, trong đó đơn xin việc cũng không nằm ngoại lệ. Đây là yêu cầu bắt buộc vì nó thể hiện tính chất nghiêm minh, lịch sự, hợp lệ và không phải là loại đơn từ linh tinh. Đối với mục quốc hiệu tiêu ngữ trong đơn xin việc, ứng viên phải viết ngay từ mở đầu trang giấy đơn xin việc và cách bản lề trên khoảng 2cm (bao gồm cả đánh máy lẫn viết tay). Hãy lưu ý rằng quốc hiệu phải được viết in hoa, và nằm chính ngay giữa trang giấy đơn xin việc, tiếp theo đó bên dưới là tiêu ngữ được viết thường và viết hoa chữ cái đầu dòng, kèm theo đó là gạch chân hoặc được thêm kí hiệu 3 dấu sao bên dưới. Giữa ba chữ của dòng tiêu ngữ là dấu gạch ngang. Đối với đơn xin việc được đánh máy thì dòng quốc hiệu tiêu ngữ cần phải được in đậm so với các dòng khác.
1.1.2. Tên của đơn
Tiếp theo quốc hiệu tiêu ngữ là tên của đơn xin việc. Đó chính là tên đơn xin việc và được viết in hoa, nằm ở giữa trang giấy. Nếu ứng viên viết đơn xin việc bằng tay thì cũng phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu trên, còn đối với trường hợp ứng viên đánh máy đơn xin việc hoặc viết theo mẫu thì phải để tên của đơn được in đậm và có cỡ chữ to hơn quốc hiệu tiêu ngữ, rơi vào khoảng cỡ chữ 16-18.
1.1.3. Ảnh
Ảnh chân dung được đính kèm phía bên trái trong đơn xin việc có thể là ảnh chân dung kích cỡ 3x4 hoặc 4x6 nhưng hầu hết nhà tuyển dụng thường yêu cầu ảnh chân dung 4x6 vì nó nét hơn và to hơn. Tại sao các nhà tuyển dụng lại yêu cầu? Vì ảnh chân dung sẽ giúp họ phân biệt được người làm đơn xin việc với người ứng tuyển tới phỏng vấn có phải một người hay không, tránh các trường hợp thuê người giả, gây mất trật tự hoặc gian dối trong tuyển dụng.
Đối với ảnh chân dung được đính vào đơn xin việc, ứng viên cần lựa chọn những ảnh thẻ nghiêm túc, lịch sử, mặc áo có cổ và phông nền xanh hoặc trắng. Ảnh được sử dụng là ảnh HD nét, không bị vỡ, không bị mờ hay có vật lạ dính vào, đặc biệt phải là ảnh được chụp trong khoảng 6 tháng đổ lại đây vì tránh sự khác biệt.
1.2. Phần thông tin
1.2.1. Thông tin cá nhân
Kết thúc phần mở đầu của lá đơn xin việc, ứng viên sẽ bước tiếp vào phần thông tin của đơn xin việc và đây được coi là phần quan trọng nhất, được nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất. Mở đầu phần thông tin là dòng chữ kính gửi, tại đây ứng viên cần viết nơi phụ trách hoặc doanh nghiệp hoặc cá nhân có chuyên môn mà mình đang muốn ứng tuyển vào vị trí công việc tại nơi đó. Sau đó, ứng viên cần điền đủ các thông tin cá nhân liên quan đến nhân khẩu của chính mình như:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Giới tính
- Giấy chứng minh nhân dân và ngày tháng được cấp, cấp tại đâu
- Địa chỉ nơi ở hiện tại
- Quê quán
Đây là các thông tin được yêu cầu bắt buộc phải có trong một đơn xin việc, nhằm giúp cho các nhà tuyển dụng năm giữ được thông tin của các ứng viên, từ đó dễ dàng kiểm soát và liên hệ lại với bạn. Chính vì vậy, ứng viên cần phải khai các thông tin nhân khẩu đúng đắn, chính xác, không khai thừa, không khai thiếu và khai lung tung, khai cường độ hóa lên cũng như phải khai đúng theo giấy khai sinh và số CMND.
1.2.2. Thông tin chuyên môn
Tiếp theo phần thông tin nhân khẩu là phần thông tin chuyên môn. Đây được coi là phần ghi điểm với nhà tuyển dụng vì đơn giản, họ sẽ không đọc hết các thông tin mà ứng viên thể hiện trên đơn xin việc hay CV của bạn trong hồ sơ xin việc được đính kèm. Họ sẽ lựa chọn những thông tin mà họ quan tâm đến như trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, các kĩ năng cần thiết xem xét, đánh giá có phù hợp với công việc hay không. Do đó, thông tin chuyên môn chủ yếu bao gồm các mục sau:
- Trình độ học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông hay cao đẳng, đại học, sau đại học,…
- Ngoại ngữ: tóm lược các loại ngoại ngữ mà ứng viên biết sử dụng thành thạo
- Trình độ chuyên môn: chuyên ngành bạn đã theo học và tốt nghiệp
- Tình trạng sức khỏe
Tương tự các thông tin nhân khẩu, các thông tin chuyên môn được yêu cầu bắt buộc phải có trong một đơn xin việc, nhằm giúp cho các nhà tuyển dụng nắm giữ được thông tin của các ứng viên, từ đó đưa ra nhận xét, sàng lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp với công việc. Chính vì vậy, ứng viên cần phải khai các thông tin chuyên môn trung thực, chính xác và không được gian dối, cường điệu hóa quá mức.
1.2.3. Lời bày tỏ nguyện vọng
Hầu hết các mẫu đơn xin việc hiện nay đều có bản mẫu và được sử dụng lời bày tỏ nguyện vọng theo mẫu có sẵn, tuy nhiên nếu ứng viên tự chủ động viết đơn xin việc bằng tay hoặc đánh máy thì có thể thể hiện được lời bày tỏ nguyện vọng theo ý mình, Đây là phần bày tỏ mong muốn, khát khao của ứng viên cho công việc tương lai và cam kết sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cũng như cống hiến hết mình. Đây cũng là phần được các nhà tuyển dụng quan tâm tới, vì vậy hãy viết một cách trung thực và chân thành nhất có thể nhé.
1.3. Phần xác nhận
Cũng tương tự phần mở đầu thì phần xác nhận cũng là một mục yêu cầu bắt buộc của mọi loại đơn từ, trong đó có đơn xin việc. Phần xác nhận này được xác nhận bởi ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc thủ trưởng đại diện có thẩm quyền, do đó ứng viên cần phải tới các cơ quan có thẩm quyền và xin dấu xác nhận của đúng người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, ứng viên phải có chữ ký của người làm đơn xin việc (gọi là kính đơn) để xác minh là mình đã là người làm đơn xin việc này. Chữ ký cần kèm theo ghi rõ họ tên.
2. Lưu ý khi trình bày đơn xin việc việc
2.1. Kiểu in
Loại giấy: giấy được sử dụng để làm đơn xin việc thường là loại giấy A4 viết 1 mặt, và khuyến khích nên là loại giấy bìa cứng, trắng tinh và không mỏng quá vì sẽ gây mất thẩm mỹ, đánh giá ứng viên quá tiết kiệm và không tôn trọng nhà tuyển dụng.
Bố cục giấy (ngang, dọc): bố cục đơn xin việc hầu hết được trình bày theo sự căn lề như sau: trái 3cm, phải 2cm, trên và dưới 2cm, và được căn đều các dòng, trừ những dòng được yêu cầu căn giữa, đầu các mục cần phải lùi vào 1 ô.
Khổ giấy: như đã nêu ở trên và hầu hết các loại đơn từ đều sử dụng khổ giấy A4, tuy nhiên một số nơi có thể sử dụng khổ giấy A3 gấp đôi nhưng rất ít
Số lượng trang: đơn xin việc nên chỉ được trình bày trên 1 mặt hay 1 trang của tờ giấy A4 vì cần phải nêu bật các thông tin nổi bật thay vì trình bày tràn lan, khó hiểu và rườm rà.
2.2. Các thông số trình bày
Phông chữ: đơn xin việc nên được sử dụng phông chữ có dấu chân như Times new roman (phổ biến nhất) hoặc các phông chữ có chân tương tự
Cỡ chữ: cỡ chữ được sử dụng chủ yếu trong đơn xin việc là 14, ngoại trừ tiêu đề của đơn là 16-18
Khoảng cách lề: trái 3cm, phải 2cm, trên và dưới 2cm
Khoảng cách dòng: nên lựa chọn là 1,5cm-2cm, phổ biến nhất vẫn là 1,5cm
Màu chữ: đen trắng là sự lựa chọn hàng đầu và là yêu cầu bắt buộc đối với đơn xin việc
3. Ích lợi của việc sử hữu một đơn xin việc đầy đủ
3.1. Đáp ứng điều kiện khi đi ứng tuyển
Có thể bạn đã biết đơn xin việc sinh ra để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng vì nó chính là điều kiện mà nhà tuyển dụng dành cho ứng viên. Đối với các nhà tuyển dụng, đơn xin việc quan trọng không kém các tài liệu khác có trong hồ sơ xin việc. Đây là thủ tục giúp các nhà tuyển dụng nắm giữ được thông tin của các ứng viên, dựa vào đó để đưa ra đánh giá, so sánh, sàng lọc và đưa ra quyết định xem nên lựa chọn ứng viên nào cho phù hợp với công việc nhất.
3.2. Cho phép nhà tuyển dụng nắm được hết thông tin
Bên cạnh đó, đơn xin việc cũng giúp cho các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ được thông tin của ứng viên, tổng hợp và so sánh, nếu lựa chọn sẽ dễ dàng liên hệ được với ứng viên. Vì vậy, các ứng viên cần phải khai thông tin cá nhân chuẩn xác.
3.3. Thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân
Một đơn xin việc chuyên nghiệp sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp ở chính ứng viên đó và dễ dàng ghi điểm được trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu đơn xin việc được trình bày sạch sẽ, đúng chuẩn mẫu thì các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị của bạn cũng như sự cẩn thận, nghiêm túc và năng lực tin học của bạn.
3.4. Bày tỏ được nguyện vọng, mong muốn của bản thân
Ngoài ra, đơn xin việc còn bày tỏ được mong muốn, nguyện vọng của bản thân ứng viên một cách gián tiếp, từ đó có thể thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn thay vì các ứng viên khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đơn xin việc mới nhất năm 2020 mà các ứng viên cần phải biết. Chúc các bạn tìm được công việc như ý và thành công!