ICD trong xuất nhập khẩu là gì? Vai trò của ICD đối với xuất nhập khẩu
Tác giả: Hà Ngọc Nhi
Mặt trái của thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu chính là sức ép gia tăng lên các cảng biển tại Việt Nam hiện nay. Giải pháp cảng trên đất liền đã được đưa ra để giải quyết vấn đề đó. Vậy cảng trên đất liền, hay theo cách gọi khác ICD trong xuất nhập khẩu là gì và đem lại lợi ích gì?
1. ICD trong xuất nhập khẩu là gì?
ICD là từ viết tắt của Inland Container Depot, theo nghĩa tiếng Việt chúng ta có thể hiểu là cảng nội địa cảng cạn. Trong khi đó, theo định nghĩa cảng cạn trong Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, cảng cạn được định nghĩa là một bộ phận của hạ tầng giao thông vận tải, đầu mối tổ chức vận tải, thực hiện các nhiệm vụ gắn với hoạt động của cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt.
Cảng cạn cũng có chức năng như cửa khẩu thông quan hàng hóa với các hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chính vì lẽ đó, cảng cạn được xem như cánh tay nối dài của cảng biển. Sự xuất hiện của cảng cạn đã giảm đi đáng kể tình trạng hàng hóa ùn ứ tại cảng và đợi chờ để được thông quan.
Xem thêm: PCS là gì trong xuất nhập khẩu? Thông tin và ý nghĩa của PCS
2. Chức năng chính của ICD
Chúng ta thường thấy rằng trước khi hàng hóa được xuất hay nhập khẩu đều phải đi qua hải quan để khai báo và chuẩn bị giấy tờ thủ tục cần thiết. Tuy nhiên nguồn lực phục vụ công tác hải quan tại cảng biển là có hạn trong khi hàng hóa thì liên tục đến và đi, dẫn đến tình trạng quá tải tại cảng, hàng hóa phải lưu tạm trong kho bãi tại cảng để đợi ngày hoàn thành thủ tục.
Điều này đã trực tiếp gây ra áp lực cho nguồn nhân lực tại cảng cũng như không gian tại cảng. Từ đây, các ICD ra đời để giải quyết tình trạng này và đẩy nhanh hàng hóa được thông quan.
Có thể nói, cảng cạn như một cánh tay phải đắc lực, mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức. Cảng cạn xuất hiện đã góp phần giảm chi phí vận chuyển, lưu trữ; giảm thời gian lưu hàng tại cảng; giảm tình trạng ùn ứ ách tắc tại cảng.
Và cụ thể hơn, chức năng của ICD là gì? Cùng work247.vn tìm hiểu 3 chức năng chính của ICD:
2.1. Địa điểm tập kết container
Thực tế cảng biển nào cũng sẽ có sự giới hạn về mặt diện tích và không gian. Tại Việt Nam giới hạn đó lại càng được thấy rõ. Điều này đã gây ra không ít trở ngại không chỉ với nguồn lực tại cảng mà còn là trở ngại đối với các chủ hàng xuất nhập khẩu, chủ tàu vận chuyển.
Quá trình hoàn thiện thủ tục hải quan không thể diễn ra nhanh chóng, yêu cầu hàng hóa cần được lưu kho trước khi hoàn thành xong thủ tục. Tuy nhiên nhiều hàng hóa cùng đến một lúc đã khiến cảng biển không còn không gian lưu trữ.
Cảng ICD ra đời, mở ra không gian lưu trữ lớn hơn, bổ sung cho không gian lưu trữ hạn hẹp tại cảng biển. Các nhà xuất nhập khẩu sẽ đưa hàng đến các ICD gần mình nhất trên đường vận chuyển ra cảng xuất nhập khẩu, thực hại khai báo hải quan và làm thủ tục, lưu hàng tại chính kho bãi của ICD chờ đến ngày chuyển hàng ra cảng để bốc vác lên tàu.
2.2. Giảm áp lực lên cảng xuất nhập khẩu
ICD đóng vai trò như cửa khẩu, trực tiếp xử lý các thủ tục kiểm định hàng hóa cần thiết để chấp nhận liệu hàng có được thông quan hay không. ICD đã hỗ trợ một phần công việc trọng yếu tại cảng biển, cho phép nhiều hàng hóa có thể lưu trữ đợi ngày thông quan, giảm tải một phần lớn lượng dữ liệu mà hải quan cần phải xử lý tại cảng biển, giúp cảng biển tránh khỏi tình trạng quá tải.
2.3. Trung tâm điều phối hàng hóa
Với những ưu điểm lớn hơn về mặt diện tích cũng như cơ sở vật chất so với cảng biển, ICD đã giải phóng về mặt diện tích cho cảng biển và giảm tải công việc liên quan đến thủ tục hải quan. Tại ICD, hàng hóa cũng sẽ được luân chuyển mượt mà hơn, nhanh chóng hơn và chuyên nghiệp hơn. Nhờ đây mà con đường vận chuyển hàng hóa được rút ngắn cả về chi phí và thời gian.
Xem thêm: Phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì? Một số vấn đề cần biết
3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất của ICD
3.1. Kết cấu
ICD là nơi khắc phục nhược điểm chính của cảng biển hiện nay, do đó về mặt kết cấu, ICD sẽ có kết cấu đa dạng và phức tạp hơn, phục vụ hầu hết các hoạt động liên quan đến container như:
- Cổng giao nhận container
- Kho bãi lưu trữ container
- Khu vực vệ sinh container
- Kho chuyên dụng của hải quan
- Điểm tập kết, thu gom hàng lẻ (CFS)
- Khu vực làm thủ tục hải quan
- Khu đóng gói hàng
- Khu vực thông quan
- Khu vực sửa chữa
Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết các ICD đóng vai trò như “sân sau” của các công ty giao nhận và vận chuyển tại khu vực phía Nam, khu vực miền Bắc thì khá nhỏ lẻ và chưa có tại khu vực miền Trung.
3.2. Cơ sở vật chất
Một cảng cạn để có thể sử dụng được cần đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:
- Diện tích: diện tích đáp ứng yêu cầu xếp dỡ hàng thông thoáng, đáp ứng đủ diện tích cho hàng hóa được lưu lại kho trước khi thông quan.
- Đáp ứng đủ các máy móc, trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong các container.
- Đáp ứng khu văn phòng hành chính
- Hạ tầng kết nối thông tin ổn định, được đảm bảo sự kết nối liên tục giữa các bộ phận với nhau.
Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu gồm những gì thì được coi là đầy đủ
4. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng cạn
Cơ sở của quy chuẩn kỹ thuật này được dựa trên nguồn pháp lý đó là Thông tư 09/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn hiện nay:
- Quy mô cảng cạn tại Việt Nam sẽ phải đi theo quy hoạch chung tại khu vực xây dựng đó, gắn với hành lang hành chính và kết nối với cảng biển.
- Cảng cạn phải được tích hợp từ 2 phương thức vận tải, tạo điều kiện cho hoạt động vận tải đa phương thức hoặc kết nối với một phương thức vận tải có năng lực cao.
- Diện tích tối thiểu của cảng cạn phải đạt được là 5ha. Con số diện tích này được đưa ra nhằm đảm bảo các cảng cạn có đủ diện tích để thực hiện các phân khu chuyên dụng.
- Các cảng cạn cần được phân chia cụ thể rõ ràng, đảm bảo được các khu vực chính, chuyên biệt phục vụ cho các mục đích khác nhau như tập kết container; tạm chứa hàng hóa; văn phòng hành chính; điểm tập kết, thu gom hàng lẻ…
Ngoài ra, trong bộ quy chuẩn này, Nhà nước còn nêu rõ các yêu cầu liên quan đến hạng mục công trình, bảo trì và phòng chống cháy nổ.
5. Quy hoạch ICD tại Việt Nam trong những năm qua
Thực tế quy hoạch cảng cạn tại Việt Nam đa có từ năm 2011, đặt mục tiêu phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là quyết định đầu tiên liên quan đến xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam, tuy nhiên do nhiều yếu tố cũng như ảnh hưởng từ nền kinh tế nên quyết định quy hoạch đã không thể đạt được theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Có thể thấy, hầu hết các ICD tại miền Nam đều tập trung phần lớn tại TP Hồ Chí Minh, trung tâm xuất nhập khẩu của cả nước. Về mặt cơ sở vật chất, các cảng cạn ở miền Nam đều đầy đủ và phát triển hơn các cảng cạn ở khu vực miền Bắc. Tuy nhiên tiềm năng phát triển cảng cạn ở Việt Nam còn rất lớn và còn có thể phát triển hơn nữa trong tương lai.
Và đến đây, chắc hẳn các bạn đã có thể nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến ICD trong xuất nhập khẩu là gì. Hy vọng các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ và đón đọc những bài viết mới tại work247.vn