Phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì? Một số vấn đề cần biết
Theo dõi work247 tạiViệc trao đổi hàng hóa giữa các nước trên thế giới đã không còn xa lạ trong quá trình hội nhập quốc tế của toàn cầu. Tuy nhiên, trong quá trình này luôn phát sinh những khoản chi phí liên quan đến vận chuyển hay các vấn đề liên quan đến hàng hóa khác. Phí CIC cũng là một phần chi phí đã gây nhiều cuộc thảo luận trong lĩnh vực này. Vậy cùng work247.vn tìm hiểu rõ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì qua bài viết ngay sau đây nhé.
1. Phụ phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì?
Phí CIC có tên tiếng Anh đầy đủ là Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge được dịch theo tiếng Việt là phí mất cân bằng container. Đây là một loại
phí phục vụ trong lĩnh vực vận tải đường biển. Chi phí này được tính để bù đắp cho phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu đóng hàng. Chi phí này do hãng tàu trực tiếp thu. Có thể hình dung đơn giản rằng, chi phí này được hình thành do có sự mất cân bằng cán cân xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.
Lấy một ví dụ cụ thể đó là: Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ nhập siêu cao hàng hóa từ Trung Quốc, khi các hàng hóa được vận chuyển đến Việt Nam, nó được chứa đựng trong những thùng container. Sau khi hàng hóa được sử dụng, những container này sẽ trống, không sử dụng nhiều dẫn đến việc thừa nhiều. Thế nhưng tại các nước xuất khẩu nhiều như Trung Quốc, lại không có nhiều container, nhưng họ cần container để xuất khẩu hàng hóa. Lúc này các hãng tàu cần phải chuyển các container rỗng này về Trung, điều này sẽ mất chi phí vận chuyển nên cần phải thu phí CIC này.
Xem thêm: Tìm hiểu về xuất nhập khẩu trực tiếp là gì? Ưu và nhược điểm
2. Thời gian và điều kiện phải đóng phí
2.1. Đóng phí CIC khi nào?
Việc điều tiết container rỗng từ nơi thừa đến nơi có nhu cầu là điều hết sức cần thiết để cân bằng thị trường. Cũng tùy vào sự cân bằng container trên thị trường mà hãng tàu sẽ có những quyết định thu phí này như thế nào.
Phí CIC này thường được thu một mức phí nhất định đối với mỗi container, từng giai đoạn và từng chuyến đi. Ví dụ như ở Việt Nam, phí CIC này thường áp dụng và tăng cao vào cuối năm khi mà hàng xuất khẩu được đẩy mạnh.
2.2. Điều kiện đóng phí
2.2.1. Điều kiện
Phụ phí CIC phải do người mua thanh toán, chi phí này chưa được tính vào giá trị mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.
Các chi phí này gắn liền với những hàng hóa xuất khẩu, có thông tin chính xác, được định lượng và phù hợp với những bên chứng từ có liên quan.
Hiện tại, chi phí CIC này trong ngày vận tải chưa thực sự là rõ ràng nên khi trao đổi hàng hóa, bên hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp cộng chi phí đó vào trong giá trị tính thuế. Vì yêu cầu phát sinh đó, khi doanh nghiệp ký kết với các hãng tàu cần minh bạch vấn đề này, được ghi trong hợp đồng với hãng tàu và các bên liên quan để tránh rủi ro phát sinh không đáng có.
2.2.2. Bên shipper hay consignee bị thu phí CIC?
Tùy thuộc vào hợp đồng giữa shipper và consignee xác định xem phí CIC sẽ cộng vào cước vận tải. Trường hợp thiếu container khi đóng hàng xuất khẩu thì hãng tàu phải thực hiện nhiệm vụ là chuyển container từ nơi có dư đến nơi cần, lúc này sẽ mất thêm phụ phí CIC vận chuyển. Điểm lưu ý rằng, chi phí này sẽ phát sinh trước khi đóng hàng và chắc chắn trước khi hàng về cảng nhập thì chi phí này đã phải thanh toán. Chi phí này đồng thời cũng phải xuất hiện trong hợp đồng với hãng tàu để xác định rõ từ đầu và có sự chuẩn bị trước.
Tiếp tục là một ví dụ trong trường hợp này. Những nước thường nhập khẩu những lô hàng từ các quốc gia có sự xuất khẩu lớn thì những quốc gia xuất khẩu này cần có lượng lớn container để đảm bảo có đủ vật dụng phục vụ cho việc chuyển hàng. Sau khi hàng về đến cảng dỡ hàng của các nước nhập khẩu thì những nước này sẽ không chờ đến khi có hàng mới để xuất khẩu sang các nước ban đầu mà sẽ chuyển luôn những container rỗng về cho các nước đó.Trong tình huống này, để bù đắp hao tổn cho vận chuyển container, hãng tàu sẽ thu phụ phí CIC từ người mua.
Chi phí CIC này cũng tương đối cao đôi khi cũng gây ra những tranh cãi giữa shipper và hãng tàu. Bên shipper cho rằng, việc cung cấp các container rỗng là nhiệm vụ của hãng tàu. Còn bên phí hãng tàu thì nói rằng, container là do hãng tàu cho các shipper mượn để vận chuyển hàng hóa. Trên thế giới có rất nhiều bên xuất khẩu nhưng lại thiếu rất nhiều container, việc vận chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu luôn cần đến đến phí vận chuyển.
Đây là một trong những bài toán mà các hãng tàu cũng phải giải quyết để gây ra ít tranh cãi bằng việc tối thiểu chi phí CIC này. Trên thực tế, những hàng tàu thường bắt tay nhau thu phí CIC này còn để chi trả và bù đắp cho một số phát sinh trong quá trình làm hàng, từ đó cũng có thể gia tăng được lợi nhuận cho hãng.
3. Cách tính phí CIC
Liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa thông qua xuất nhập khẩu, phí CIC thường được cộng thêm vào giá trị của hàng hóa. Mức giá cụ thể được xét dựa trên tình hình thực tế, thời điểm đăng ký với hải quan và dựa trên văn bản phù hợp với thời điểm đó. Hiện nay, thông tư được áp dụng theo cập nhật mới nhất là Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu - Xây dựng kinh doanh lâu bền
4. Tại sao việc tính toán phụ phí CIC này vẫn gặp nhiều bất cập?
Thứ nhất, việc thu phí này dựa trên sự mất cân bằng giữa các khu vực về số lượng container cần sử dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể biết được rằng, thị trường đang mất cân bằng container như thế nào hay các hãng tàu có thực sự bị mất cân bằng hay không. Xác định mức giá của CIC cũng phụ thuộc vào sự mất cân bằng nhiều hay ít, tùy thuộc từng vào thời kỳ khác nhau nên điều này cũng gây bức xúc cho nhiều doanh nghiệp với các hãng tàu.
Thứ hai, việc mất cân bằng container không quá nghiêm trọng để dẫn đến chi phí CIC quá cao, nhưng vấn đề còn gây bức xúc hơn đó chính là hãng tàu thu chi phí này từ cả hai đầu xuất nhập khẩu, như thế sẽ khiến chi phí này tăng cáo và người được lợi nhất chính là hãng tàu. Đó là còn chưa kể đến việc vận chuyển container rỗng có diễn ra đúng dự kiến hay được thực hiện một cách nghiêm túc từ các phía hãng tàu hay không.
Như vậy để hạn chế rủi ro và giảm thiểu chi phí CIC này, các doanh nghiệp và các bên liên quan cần có những hợp đồng rõ ràng ngay từ đầu để tránh gây tranh cãi trong quá trình hợp tác.
Vậy là các bạn đã vừa cùng work247.vn đi qua những thông tin về phí CIC và đặc biệt là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì rồi phải không nào? Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát hơn và không bị mất khoản chi phí này quá cao nhé.
337 0