Phân tích chi tiết khách hàng là gì theo quan điểm Marketing
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay lĩnh vực thực hiện việc kinh doanh sản phẩm dịch vụ thì đều cần tới sự có mặt của khách hàng- những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc tiêu thụ các dòng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì quan điểm về khách hàng cũng sẽ được đánh giá khác nhau. Vậy thì khách hàng là gì theo quan điểm Marketing được hiểu như thế nào? Mọi thông tin sẽ được bật mí ngay tại bài viết này nhé.
1. Khách hàng trong marketing
1.1. Bạn hiểu khách hàng là gì?
Khách hàng luôn được cho là đối tượng quan trọng, quyết định đến khả năng duy trì sự phát triển của doanh nghiệp thông qua hoạt động mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Hay hiểu một cách đơn giản thì khách hàng là một cá nhân hoặc tổ chức mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng tới và thu hút sự chú ý của họ tới với doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng tiềm năng.
Khách hàng sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Bởi khi tính chất cạnh tranh càng nâng cao thì vai trò của người khách hàng càng trở nên đặc biệt. Họ sẽ là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp vì khách hàng là người sẽ đem lại doanh thu, lợi nhuận cũng như thực hiện việc chi trả cho doanh nghiệp.
Bởi thế mà khách hàng luôn là ưu tiên số một trong các hoạt động marketing. Vậy mối quan hệ giữa khách hàng và marketing là gì cùng work247 nghiên cứu thông tin dưới đây.
1.2. Mối quan hệ giữa khách hàng và marketing là gì?
- Nhìn nhận một cách trực diện và khách quan thì có thể thấy rằng, marketing luôn đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức. Bởi mỗi chiến dịch marketing sẽ là một hành trình để kết nối doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng, đem lại những hiệu quả kinh tế và cả sự nhận diện thương hiệu.
- Marketing sẽ trở thành công cụ lớn nhất để liên kết với khách hàng trên mọi phương diện: thông qua việc tiếp cận bằng truyền thông hay những nghiên cứu thực tế để thu về lượng khách hàng nhất định, đặc biệt là nhóm đối tượng các khách hàng tiềm năng. Để từ đó biến khách hàng tiềm năng đó trở thành khách hàng trực tiếp thực hiện các hoạt động mua bán và giao dịch sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế.
- Các hoạt động marketing đều phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng, bởi khách hàng sẽ mang những thuộc tính cơ bản của sản phẩm và nó có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của khách hàng.
Xem thêm: Quản lý khách hàng trọng yếu là gì và các kỹ năng để quản lý tốt
1.3. Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing
- Điểm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, khách hàng sẽ là nhân tố quyết định trực tiếp tới lợi nhuận và các sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện triển khai các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
- Khách hàng sẽ là cầu nối trực tiếp đối với doanh nghiệp thông qua việc thực hiện mua sắm sản phẩm. Hơn nữa họ cũng sẽ đóng vai trò như một người truyền tin nhằm thu hút nhiều hơn các nhóm đối tượng khách hàng khác hướng tới sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Phân loại khách hàng trong marketing như thế nào?
Đối với các hoạt động marketing cho doanh nghiệp, khách hàng được chia thành 2 dạng cơ bản: khách hàng bên ngoài và khách hàng nội bộ.
- Khách hàng bên ngoài: được hiểu là những đối tượng nằm bên ngoài doanh nghiệp, có nhu cầu, sự quan tâm tới các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Đối tượng này sẽ bao gồm cá nhân đơn lẻ, các doanh nghiệp hoặc người làm kinh doanh liên quan tới sản phẩm hay mong muốn được làm nhà cung cấp, các cơ quan, tổ chức tình nguyện… Những người này sẽ tìm đến doanh nghiệp để thực hiện giao dịch trực tiếp hoặc có thể liên hệ qua các phương tiện truyền thông mà chiến dịch marketing đã thực hiện.
Nhóm đối tượng này sẽ là nhóm đối tượng tiềm năng mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm và xây dựng nhiều kế hoạch liên quan đến nhóm đối tượng này để thức đẩy sự phát triển ngày càng cao của doanh nghiệp, đồng thời giữ gìn mối quan hệ giữa đôi bên.
- Khách hàng nội bộ: nói một cách dễ hiểu nhất thi đây chính là nhân viên của công ty. Họ sẽ là người trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm. dịch vụ và sau đó thực hiện việc quảng bá sản phẩm. Nhóm khách hàng này sẽ là nhóm khách hàng trung thành nhất cũng như sẽ thấu hiểu nhất các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Do vậy, để giá trị thương hiệu được nhiều người biết đến thì doanh nghiệp luôn phải đầu tư mạnh mẽ cho marketing và phải thấy được tầm quan trọng của marketing đối với khách hàng.
3. Quan điểm của marketing về nhận định - khách hàng là gi?
3.1. Quan điểm hướng vào hoạt động sản xuất
- Được cho là quan điểm có chức năng chỉ đạo người bán. Quan điểm này cho thấy rằng, khách hàng luôn mong muốn những sản phẩm được bày bán rộng rãi và có giá cả phải chăng. Do vậy mà những nhà quản lý hay người đứng đầu doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô. Và sự thành công của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào yếu tố nhiều hàng hóa và có giá bán hạ.
- Tuy nhiên trên thực tế, sự thành công của doanh nghiệp sẽ chỉ có khi lượng hàng cung cấp ra thị trường sẽ thấp hơn nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp sản xuất theo hình thức quy mô. Tránh tối đa việc sản xuất hàng hoạt, dẫn tới cung vượt quá cầu. Điều này sẽ làm cho tình trạng tồn đọng hàng hóa xảy ra và dẫn tới sự trì trệ của doanh nghiệp.
Xem thêm: Những điều bạn nên biết khái niệm khách hàng công nghiệp là gì?
3.2. Quan điểm hướng về sản phẩm
- Các quan điểm hướng về sản phẩm sẽ ngầm quyết định về chất và lượng của sản phẩm tới sự yêu thích, mong muốn của khách hàng. Do vậy mà doanh nghiệp cần tập trung vào khâu sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa đố đều phải là những sản phẩm có chất lượng tốt và luôn có sự cải tiến.
- Doanh nghiệp không chỉ nên tập trung quá nhiều vào sản xuất mà quên mất đi nhu cầu của thị trường. Nếu tiếp tục ngó lơ, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu hậu quả là sự lạc hậu và thất bại trầm trọng. Do vậy, việc quan tâm đến các yếu tố thị trường đóng một vai trò vô cùng đặc biệt, nó sẽ là điều kiện để doanh nghiệp dựa vào đó xây dựng sản phẩm, phục vụ mong muốn của khách hàng.
3.3. Quan điểm hướng trực tiếp vào đối tượng người tiêu dùng
Khách hàng sẽ luôn là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Nếu muốn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thành công thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu chính xác mục tiêu khách hàng và nhu cầu của họ là gì để có những kế hoạch, định hướng rõ ràng trong các chiến lược marketing đồng thời tăng hiệu quả mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Để quan điểm này được xúc tiến mạnh mẽ thì các cần có sự vận dụng tối ưu và kỹ càng của nhiều phương pháp marketing khác nhau, đồng thời phải nhắm vào thị trường mục tiêu nhất định để tăng được hiệu quả và lợi nhuận nhanh chóng.
3.4. Quan điểm về đạo đức xã hội
Đây là quan điểm mới nhằm hướng tới những điều nhân văn, luôn đa,r bảo cho sự công bằng giữa các bên tham gia và kết hợp 3 lợi ích: lợi ích khách hàng, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng. Các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các biện pháp, chính sách rõ ràng để cân đối các lợi ích. Hơn nữa khi lợi ích của khách hàng được đảm bảo ở mức tối đa thì doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận cao đồng thời không gây ảnh hưởng gì đến khách hàng.
Còn đối với cộng đồng, xã hội thì doanh nghiệp sẽ cần có trách nhiệm chung, cùng thực hiện việc phát triển xã hội ngày càng vững mạnh hơn nữa.
Như vậy, work247.vn đã cùng bạn đi tìm hiểu về khách hàng là gì theo quan điểm của marketing và rút ra được rằng: Khách hàng là yếu tố nòng cốt giúp duy trì các hoạt động marketing để từ đó tiêu thụ được sản phẩm, thu về lợi nhuận và phát triển thương hiệu doanh nghiệp lớn mạnh. Tuy nhiên hãy có những cái nhìn đúng đắn về khách hàng để xây dựng những chiến lược phát triển toàn diện.